Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn là phản ứng oxi hóa khử giữa kim loại đồng và dung dịch axit HNO3 sản phẩm khử sinh ra là khi đinito oxit. Tài liệu sẽ giúp các bạn viết và cân bằng đúng phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3
4Cu + 10HNO3 → 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O
2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO3
Không có
3. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O
Cu0 + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+12O + H2O
4x
1x |
Cu0 → Cu+2 + 2e
2N+5 + 2.4e → 2N+1(N2O) |
Phương trình phản ứng: 4Cu + 10HNO3→ 4Cu(NO3)2+ N2O + 5H2O
4. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3
Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3
5. Hiện tượng Hóa học
Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3 và sinh ra khí đinito oxit N2O.
6. Bài tập vận dụng minh họa
Câu 1. Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho?
A. Al.
B. Fe.
C. Cu.
D. Không kim loại nào.
Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A. Cu, Al, Mg.
B. Cu, Al, MgO.
C. Cu, Al2O3, Mg.
D. Cu, Al2O3, MgO.
→ CO chỉ khử được CuO thành Cu; Al2O3 và MgO không bị khử.
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là
A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2
B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước
C. nút ống nghiệm bằng bông khô
D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
Câu 4. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?
A. Nhường electron và tạo thành ion âm.
B. Nhường electron và tạo thành ion dương.
C. Nhận electron để trở thành ion âm.
D. Nhận electron để trở thành ion dương.
Câu 5. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2.
B. Cu + AgNO3.
C. Zn + Fe(NO3)2.
D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 6. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3.
B. HNO3.
C. Cu(NO3)2.
D. Fe(NO3)2.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 7. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1 .
Gọi nCu(NO3)2 phản ứng = x mol
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
x → x → 2x → 0,5x
Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí bay đi
=> mNO2 + mO2 = 2x.46 + 0,5x.32 = 6,58 – 4,96
=> x = 0,015 mol
Hấp thụ X vào nước :
4NO2+ O2 + 2H2O → 4HNO3
0,03 → 0,0075 → 0,03
=> [ H+ ] = 0,03/0,3 = 0,1M => pH = 1