Nếu như bạn vẫn chưa biết được những thông tin về củ gai thì hôm nay hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu củ gai là gì? Công dụng của củ gai đối với sức khỏe bà bầu.
Củ gai là gì? Củ gai dùng như thế nào và những lưu ý gì khi dùng củ gai? Đây được xem là những câu hỏi xoay quanh về củ gai. Thế nên, để giải đáp những vấn đề trên thì hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu những thông tin về củ gai nhé!
Củ gai là gì?
Cây gai có tên khoa học là Radix Boehmeriae và thường được gọi với những tên quen thuộc như cây tầm ma, cây tầm gai, cây gai bánh, cây trữ ma. Cây gai thường được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc.
Cây gai thường có củ to, lá ngắn. Còn củ gai có hình trụ, hơi cong, có chiều dài 8 – 25cm, đường kính 0.8 – 2cm và mặt ngoài có màu nâu xám hoặc nâu sẫm với những vết nhăn dọc, ngang. Đồng thời, củ gai có mùi nhẹ, vị nhạt và cây gai để lấy củ thường được thu hoạch sau 6 – 8 năm.
Củ gai thường được sử dụng ở 2 dạng là củ tươi hoặc sấy khô để dùng lâu dài. Với củ gai tươi sẽ mang đến nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe bà bầu.
Công dụng của củ gai đối với sức khỏe bà bầu
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Anh Thư – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết củ gai có những công dụng hữu ích cho bà bầu như sau:
Giúp an thai
Việc sử dụng củ gai như một vị thuốc đông y có tác dụng dưỡng thai cho các mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu sử dụng củ gai sẽ giúp an thai, giúp thai nhi bám chắc vào tử cung và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Ngăn ngừa sẩy thai, động thai, bong tách
Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, những mẹ bầu có dấu hiệu sảy thai thường được khuyên sử dụng củ gai để giúp giữ con. Ngoài ra, khi dùng củ gai có công dụng trong việc ngăn ngừa và điều trị động thai, bong hoặc tụ dịch màng nuôi thai, đau bụng, dọa sảy thai.
Hỗ trợ tích cực trong việc chuyển phôi
Chuyển phôi được biết đến là một giai đoạn quan trọng của quá trình thụ tinh nhân tạo. Thế nên, trong giai đoạn thai kỳ thì nên dùng các bài thuốc từ củ gai giúp việc chuyển phôi diễn ra thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn.
Ngoài ra, củ gai còn có thể giúp mẹ bầu điều trị các vấn đề như sa dạ con, đi tiểu ra máu, tiểu rắt, ra nước vàng âm đạo, đau bụng dưới.
Tham khảo thêm 6 mẹo dân gian trị sa tử cung sau sinh hiệu quả, an toàn. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng cũng như nếu có dấu hiệu bất thường phải đến cơ sở y tế gần nhất.
Củ gai dùng như thế nào?
Đối với củ gai thì có 2 hình thức sử dụng phổ biến là sắc nước uống và dùng để nấu ăn. Để hiểu chi tiết về cách dùng củ gai thì tiếp tục theo dõi nhé!
Củ gai dùng để sắc nước uống
Với củ gai tươi
Bước 1 Dùng 100 – 300g củ gai tươi cạo bỏ phần vỏ và rửa sạch rồi sau đó cắt lát mỏng tầm 1cm
Bước 2 Cho hết phần củ gai thái lát vào nấu cùng 1 – 1.5 lít nước và nấu trong vòng 15 – 20 phút rồi tắt bếp.
Nước củ gai sau khi sắc xong thì bạn bạn để nguội hoặc bảo quản trong tủ mát.
Với củ gai khô
Bước 1 Dùng 300g củ gai phơi khô rửa sạch với nước
Bước 2 Cho hết phần củ gai thái lát vào nấu cùng 1 – 1.5 lít nước và nấu trong vòng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Tốt nhất, các mẹ bầu nên dùng 2 – 3 lần/1 ngày thay nước lọc.
Củ gai dùng để nấu ăn
Các mẹ bầu có thể dùng củ gai khô hoặc tươi để chế biến thành các món ăn sau:
Cháo củ gai
Cháo củ gai được biết đến là một món ăn bổ dưỡng có hương vị thơm ngon từ phần gạo được nấu kỹ hòa cùng phần củ gai bùi nhẹ đã tạo nên một món ăn hấp dẫn, giúp dưỡng thai hiệu quả.
Gà ác hầm củ gai
Gà ác hầm củ gai được nhiều người yêu thích bởi phần gà ác bổ dưỡng, thịt chắc quyện cùng độ bùi của củ gai và vị thơm từ các gia vị hầm đã tạo nên một món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Uống củ gai nhiều có tốt không?
Theo lương y Vũ Quốc Trung thì củ gai có tính hàn nên bạn chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và dùng từ 1 đến 3 ngày là phải dừng. Nếu người đang mang thai sử dụng củ gai quá mức cho phép thì có thể gây dọa sảy thai, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và thai phụ. Còn những đối tượng mắc chứng tỳ, vị hư, ỉa chảy thì không nên uống.
Do đó, để có thể sử dụng củ gai một cách an toàn và hiệu quả bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, lương y.
Nên uống củ gai trong bao lâu?
Đối với những mẹ bầu có nguy cơ bị động thai, nhau bóc tách, dọa sảy, mẹ bầu nên dùng nước củ gai trong 3 ngày để đạt hiệu quả cao nhất. Các mẹ bầu nên dùng 150 – 200gr củ gai sắc cùng với 1 lít nước và nên uống mỗi ngày 1 – 3 ly.
Còn những bà bầu trước khi chuyển phôi thì nên uống mỗi ngày 300ml nước sắc từ củ gai và trong vòng 3 ngày.
Lưu ý khi sử dụng củ gai cho mẹ bầu
Đối với việc sử dụng củ gai thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Cần mua củ gai ở những nơi uy tín, có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Bạn không nên mua những củ gai đã hư, dập hay úng.
– Bạn nên bảo quản củ gai bằng cách bọc kín bằng giấy báo và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh để củ gai ở những nơi nhiều gió.
– Nước sắc từ củ gai chỉ nên bảo quản ở ngăn mát từ 2 – 3 ngày. Và khi sử dụng cần làm ấm lại để tránh bị lạnh bụng.
– Không dùng củ gai khi quá no hoặc quá đói.
Một số câu hỏi về củ gai cho bà bầu cần biết
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh về củ gai:
Câu hỏi: Củ gai có thực sự tốt cho mẹ bầu hay không?
Trả lời: Trong củ gai có chứa axit chlorogenic giúp giảm co bóp cổ tử cung, cầm máu, chữa trị dọa sảy thai, ngăn không cho tử cung người mẹ bị co bóp quá nhiều đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy. Đồng thời, còn giúp chữa đau bụng khi mang thai, sa dạ con, viêm tử cung…
Câu hỏi: Cây củ gai có chữa vô sinh?
Trả lời: Củ gai chứa chất axit chlorogenic nên giúp lưu thông mạch máu, đặc biệt là ở bộ phận sinh sản. Do đó, theo Đông y, củ gai có thể chữa vô sinh ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Nhưng củ gai chỉ có tác dụng hỗ trợ và hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Nên mua củ gai ở đâu?
Để mua củ gai thì bạn có thể mua tại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa vì đây là những địa phương chuyên trồng củ gai. Hoặc bạn có thể mua tại tại những phòng khám y học cổ truyền, cơ sở bán dược liệu uy tín,… Nếu bạn bạn không có nhiều thời gian di chuyển thì có thể mua trực tiếp qua các trang thương mại điện tử.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về củ gai. Do đó, nếu bạn vẫn còn nhiều thông tin chưa rõ về củ gai thì hãy cùng nhau nghiên cứu thêm nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn