Bạn đang xem bài viết Công nghệ PixelSense đằng sau Microsoft Surface tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Microsoft là một công ty nổi tiếng toàn cầu với hệ điều hành Windows của họ. Tuy nhiên trong khoảng 20 năm gần đây, hãng đã phát triển những sản phẩm với khả năng điều khiển trực quan, tiện dụng hơn cho người dùng như Microsoft Surface, SUR40, Surface Studio,… Đằng sau sự thành công của những sản phẩm này chính là công nghệ PixelSense. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu về công nghệ này nhé!
Lịch sử của PixelSense
Ý tưởng ban đầu được đề ra vào năm 2001 bởi Steven Bathiche và Andy WIlson. Mẫu thử đầu tiên được sản xuất vào năm 2003 với tên gọi T1. T1 dựa theo ý tưởng mẫu bàn của IKEA. Bên cạnh đó, mẫu thử cũng bao gồm các chức năng như trò chơi bắn bi huyền thoại trên Windows, trình xem ảnh và video. Tiếp đó, Microsoft đã tiếp tục tạo nên 85 phiên bản thử tiếp theo và mẫu cuối cùng được hoàn thành vào năm 2005. Và kể từ năm 2008, PixelSense chính thức sử dụng thương mại. Ban đầu khi mới được trình làng, PixelSense có tên chính thức là Microsoft Surface. Tuy nhiên, sau này Microsoft cho ra mắt dòng sản phẩm Microsoft Surface như máy tính bảng, laptop nên công nghệ này đã chuyển tên thành PixelSense để tránh sự nhầm lẫn.
Microsoft Surface 1.0, phiên bản đầu tiên của PixelSense, được công bố vào ngày 29 tháng 5 năm 2007, tại Hội nghị D5. Lúc này chỉ có Microsoft phụ trách việc sản xuất từ đầu đến cuối, từ khâu phần mềm đến phần cứng và đưa đến tay khách hàng vào năm 2008. Sản phẩm lúc này là màn hình chiếu 30 inch (76 cm) 4: 3 (1024×768) với máy tính tích hợp và năm camera cận hồng ngoại (IR) có thể nhìn thấy ngón tay và các đối tượng được đặt trên màn hình.
Màn hình được đặt theo hướng nằm ngang, tạo cho nó một hình dáng giống như một chiếc bàn. Sản phẩm và các ứng dụng của nó được thiết kế để nhiều người có thể tiếp cận màn hình từ mọi phía để chia sẻ và tương tác đồng thời với nội dung kỹ thuật số. Khả năng nhìn của máy ảnh cho phép sản phẩm nhìn thấy hình ảnh gần IR của những gì được đặt trên màn hình, được chụp với tốc độ khoảng 60 lần mỗi giây.
Nền tảng Surface xử lý ba loại đối tượng chạm vào màn hình: Ngón tay, thẻ và đốm màu. Dữ liệu thị lực thô cũng có sẵn và có thể được sử dụng trong các ứng dụng. Thiết bị được tối ưu hóa để nhận ra 52 điểm tiếp xúc đa điểm đồng thời. Tập đoàn Microsoft đã sản xuất phần cứng và phần mềm cho sản phẩm Microsoft Surface 1.0. Việc bán Microsoft Surface 1.0 đã bị ngừng vào năm 2011.
Microsoft và Samsung đã hợp tác để sản xuất SUR40 cho Microsoft Surface (“SUR40”), tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) vào năm 2011. Samsung đã bắt đầu giao mẫu SUR40 mới với nền tảng phần mềm Microsoft Surface 2.0 cho khách hàng vào đầu năm 2012.
Cũng kể từ năm 2012, Microsoft đã sử dụng PixelSense để áp dụng cho dòng sản phẩm Microsoft Surface ngày nay.
Những tính năng nổi bật của PixelSense
Tương tác trực tiếp (Direct Interaction)
Có nghĩa là khả năng chạm vào màn hình để sử dụng ứng dụng mà không cần dùng chuột hay bàn phím thông thường nữa.
Chạm nhiều điểm cùng lúc (Multi-touch contact)
Khi sử dụng sản phẩm có PixelSense, người dùng có thể chạm nhiều điểm cùng lúc chứ không phải 1 điểm như khi sử dụng chuột nữa. Dễ dàng di chuyển các tập tin, hình ảnh trên màn hình.
Trải nghiệm nhiều người dùng (Multi-user experience):
Khả năng cho phép nhiều người cùng sử dụng sản phẩm cùng một lúc. GIúp cho các cuộc học, bàn luận được diễn ra sôi nổi, thuận lợi, mọi người đều có thể tương tác.
Nhận biết vật thể (Object recognition)
Nhận biết vật thể đang được đặt trên màn hình là gì. Tuy nhiên để có khả năng này, vật thể đặt trên màn hình phải được đánh dấu và nhận biết trên hệ thống trước đó.
Phụ kiện bút thông minh để sử dụng cùng Microsoft Surface
Qua thời gian phát triển, PixelSense là chìa khoá góp phần thành công cho các sản phẩm Microsoft Surface. Hãng đã sản xuất thêm bút để người dùng tiện thao tác khi thiết kế, ghi chú nhanh trên laptop Surface.
Tỉ lệ màn hình 3:2
Đây có thể nói là một cải tiến quan trọng của Microsoft. Tỉ lệ 3:2 từ lâu luôn là tỉ lệ vàng trong việc tối ưu hoá việc hiển thị thông tin, giúp cải thiện công việc.
Cám ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết, rất vui khi được cung cấp thông tin đến bạn. Nếu có góp ý hay thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công nghệ PixelSense đằng sau Microsoft Surface tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.