Bạn đang xem bài viết Công chúa Margaret: Bông hồng lãng mạn của Hoàng gia Anh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Công chúa Margaret đã tận hưởng lối sống buông thả phong lưu hết mình, tận hưởng vinh hoa phú quý nhưng đời sống tình cảm thì đầy quanh co khúc khuỷu.
Xin gọi Công chúa Margaret, Bá tước phu nhân xứ Snowdon là nàng. Bởi tính cách của nàng, phong cách sống của nàng là điều mà những đấng mày râu phóng khoáng, thích lãng mạn khao khát có được một người tình như nàng và mong muốn trải nghiệm những giây phút thần tiên bên nàng.
Nếu như chỉ là người tình thì công chúa Margaret là một mẫu người tình lý tưởng nhất của bậc mày râu. Với huyết thống hoàng gia, là em gái của Nữ hoàng Anh, Công chúa Margaret có cái đẹp “Thiên sinh lệ chất” đẹp tự nhiên và được công nhận là công chúa xinh đẹp nhất. Nàng là cành vàng Lá ngọc của hoàng gia, dường như từ khi nàng sinh ra trên cõi đời này thì thiên hạ đã thần phục dưới chân nàng, mọi thứ đều trong tầm tay của nàng, vạn vật đều là huyền thoại xung quanh nàng. Nhưng nàng sống rất bình dị, không kiêu căng, không hề tỏ ra cách biệt với đời, hoà mình và tận hưởng cuộc sống như những người bình thường.
Công chúa Margaret nổi tiếng với lối sống hào hoa và những mối tình lãng mạn khó nắm bắt. Đặc biệt, nàng sở hữu bộ não cá vàng, vô tư lự, chẳng đoái hoài gì đến thân phận hay phép tắc hoàng gia, thích là yêu, là chơi, là hưởng thụ, mặc cho hậu quả ra sao.
Tuy nhiên, trong cuộc đời, tình yêu cứ làm nàng phải nặng nề mà thực chất là nàng chẳng muốn gánh lấy những món nợ trần với tính cách xuề xoà đơn giản, ít dùng óc suy tư, như cây cỏ mọc nơi hoang dại, mặc gió sương phũ phàng, mặc bốn mùa nóng lạnh, bữa nay có rượu bữa nay say. Nhà nàng chẳng thiếu gì rượu, nhưng hình dung vậy để thấy nàng dễ tính, gần gũi với đời, với người và ít suy tư.
Nàng đã bước vào mối tình đầu của mình bởi nàng dám yêu một người mà không nên yêu.
Vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II được tổ chức tại Tu viện Westminster ở London. Giữa một nhóm các thành viên hoàng tộc và những người thân của hoàng gia, người ta thấy Công chúa Margaret trẻ trung và xinh đẹp luôn có chút tâm thần bất an. Đôi mắt xinh đẹp của nàng không tập trung vào người chị gái của mình, Nữ hoàng Elizabeth, người sắp ngồi lên ngai vàng mà thường nhìn về phía xa, như thể đang tìm kiếm điều gì đó. Dõi theo ánh mắt của nàng, người ta bắt gặp Thượng tá Peter Townsend. Ôi, giá như nàng ngắm trúng Đại tá Peter Pho thì lão sướng chết đi được!
Thượng tá Peter Townsend là anh hùng chiến đấu đã bắn rơi 11 máy bay địch trong Thế chiến thứ 2. Sau đó làm cận vệ cho Vua George VI, cha Công chúa Margaret. Vị thượng tá không quân này trông giống ngôi sao điện ảnh Gregor Pike, với những đường nét trên khuôn mặt tinh tế và lịch lãm nhưng không mất đi vẻ nam tính, vừa giữ được truyền thống nhưng phóng khoáng, tự do, dễ gần. Anh đã cuốn hút Margaret một cách sâu sắc, một mầm mống tình yêu vừa chớm nở.
Chuyện tình giữa hai người cuối cùng cũng được hé lộ. Các phóng viên tinh mắt cũng chụp được những bức ảnh thân mật khi Margaret phủi bụi trên quần áo của Townsend. Nhưng Peter Townsend, người hơn công chúa 16 tuổi, đã từng ly hôn và có hai con là trở ngại lớn nhất cho mối quan hệ lãng mạn của họ. Theo Đạo luật Hôn nhân Hoàng gia được soạn thảo năm 1772, Công chúa Margaret cần sự cho phép của Nữ hoàng để kết hôn khi chưa đủ tuổi quy định. Lúc đó Margaret còn quá trẻ, mới ngoài 20 tuổi, và tất nhiên Nữ hoàng không chấp thuận cuộc hôn nhân lúc này của nàng và Thượng tá Townsend. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Giáo hội Anh không công nhận việc ly hôn và Nữ hoàng là người đứng đầu giáo hội, vì vậy Nữ hoàng và các cố vấn hoàng gia của bà sẽ không chấp thuận cho Công chúa Margaret kết hôn với một người đàn ông đã ly hôn.
Bất đắc dĩ, Nữ hoàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chia cắt Uyên Ương – để tách Townsend khỏi Margaret, Townsend đã được cử ra nước ngoài với tư cách là tùy viên quân sự. Tất cả sự sắp xếp này không nói trước với Margaret. Vào thời điểm nàng có chuyến du lịch đến Rhodesia, với tinh thần phấn chấn khi trở về thì Townsend của nàng đã đi xa nhậm chức.
Nhưng ông trời không phụ tình người, đôi tình nhân cuối cùng đã trùng phùng vào tháng 10 năm 1955. Khi đó Margaret đã 25 tuổi và không cần sự cho phép của Nữ hoàng để kết hôn. Kế đó, nàng sẵn sàng bỏ đi quyền được thừa kế ngai vàng, để đi đến hôn nhân với một người đàn ông đã ly hôn. Cuối cùng thì hoàng gia đã nhượng bộ và cho nàng giữ lại tước hiệu công chúa, giữ lại công chức, và nàng vẫn tiếp tục hưởng bổng lộc của hoàng gia sau khi kết hôn.
Nhưng bất ngờ thay, dường như mọi trở ngại rào cản họ đến với nhau đã được giải tỏa thì Margaret bỏ cuộc. Nàng tuyên bố bởi sự cấm kỵ của giáo hội, nàng thôi không kết hôn với Townsend. Lý do nghe có vẻ mơ hồ, cũng có thể Margaret đã trưởng thành, nàng không còn là cô công chúa bé bỏng như con thiêu thân ngây dại lao vào biển lửa hy sinh cho tình yêu.
Nhiều năm sau, Townsend hồi ức lại: “Nếu cô ấy kết hôn với tôi, đồng nghĩa với việc từ bỏ tất cả những gì cô ấy có. Tôi biết mình không đủ phần lượng để đủ bù đắp những gì cô ấy đã đánh mất vì tôi”.
Những sóng gió của mối tình đầu không tô điểm thêm cho hình ảnh của Công chúa Margaret, nó chỉ là bước đi như tỉnh như mê khởi đầu cho cuộc đời kiêu kỳ và phóng đãng của nàng sau này.
Suy đoán về những người muốn cầu hôn Margaret liên tục cho đến tháng 2 năm 1960, khi nàng tuyên bố đính hôn với nhiếp ảnh gia Anthony Armstrong-Jones (sau này được phong tên là Bá tước Snowton). Cả nước náo động về tin này. Trước hết, anh chàng này là một thường dân sinh sống bằng công việc, mặc dù gia đình anh ta giàu có và thuộc tầng lớp thượng lưu, nhưng vào thời điểm đó, một quý tộc thực sự không cần phải làm việc để kiếm sống. Cũng có tin đồn rằng anh ta là người song tính. Nhưng khí chất nghệ sĩ phóng đãng, ngang tàng, không trói buộc và gu nghệ thuật độc đáo của anh đã thu hút Margaret một cách sâu sắc.
Trước đó, vào thời Margaret 26 tuổi, nàng chán cảnh độc thân, liền đồng ý đính hôn với Billy Wallace, một quý tộc giàu có trong giới xã giao của nàng. Tuy nhiên, anh chàng quý tộc này cũng là một thằng hâm hâm. Sau khi đính hôn, anh ta đi nghỉ mát ở Bahamas, và phát sinh ra một cuộc diễm tình ở đó, rồi khi quay về nhà, anh ta kể lại mọi chuyện với Margaret. Nàng công chúa kiêu hãnh không thể chịu được sự lừa dối trắng trợn của người tình, và ngay lập tức hủy bỏ hôn ước với anh ta.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến Margaret nhận lời cầu hôn với Armstrong-Jones lại là một lý do khác. Một ngày trước khi nhận lời cầu hôn, người tình đầu của nàng là Peter Townsend có nói với nàng rằng anh dự định kết hôn với một phụ nữ người Bỉ. Do đó, tính hiếu thắng của Margaret phải đi trước một bước, dứt khoát phải tuyên bố ngày cưới trước Townsend, e rằng nàng khó có thể che giấu sự không cam chịu trong lòng.
Sau khi Margaret và anh chàng nhiếp ảnh gia kết hôn vào ngày 6 tháng 5 năm 1960, cuộc sống ban đầu rất hạnh phúc. Là một nghệ sĩ, Armstrong-Jones đã dẫn dắt Margaret vào một thế giới nghệ thuật huyền hoặc rất khác với cuộc sống hoàng gia truyền thống, chàng đưa nàng vào vòng bạn bè xã giao, thường là cùng với các diễn viên và nghệ sĩ. Hiển nhiên, Margaret rất thích thế giới mới này.
Cha của Armstrong-Jones đã nói trước cuộc hôn nhân của họ rằng:”Cuộc hôn nhân này sẽ không bao giờ trọn vẹn. Cậu ấy quá độc lập và khó tiếp thu quản thúc. Cậu ấy sẽ không trở thành phần phụ của bất kỳ ai”.
Công chúa Margaret kiêu kỳ thường xuyên bị người chồng phong lưu phóng túng soi mói và chế giễu. Anh chẳng hề động lòng đến mảnh giấy mà công chúa viết cho anh – “24 lý do tại sao em ghét anh” và tiện tay vứt vào thùng rác.
Anh ta thích ngoại tình. Trên thực tế, anh ta đã không chung thủy ngay từ ban đầu. Trong khi anh vẫn đi hưởng tuần trăng mật với Margaret, vợ của một người bạn đã sinh ra đứa con bằng huyết thống của anh, dĩ nhiên Margaret không hề hay biết về điều đó, phải hàng chục năm sau xét nghiệm ADN mới chứng minh được điều này.
Là một nhân vật quan trọng trong giới giới quý tộc, Margaret bận bịu tham gia nhiều bữa tiệc cocktail khác nhau và các hoạt động giao lưu. Nàng uống rượu, hút thuốc và luôn có những bữa tiệc nhậu nhẹt ở nhà, thậm chí đôi khi nàng khỏa thân đi dạo trên bãi biển hay mặc bikini ngồi chém gió với mọi người, cuối cùng cũng khiến anh chồng lãng mạn không kém của nàng chịu không nổi.
Năm 1976, Margaret và chồng chính thức tuyên bố ly thân, do đó nàng đã trở thành thành viên đầu tiên của hoàng gia Anh tuyên bố ly thân trong thế kỷ 20 và cuối cùng ly hôn hai năm sau đó, khiến Công chúa Margaret trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên ly hôn trong hơn 400 năm.
Tiếp đó, Thái tử Charles và công nương Diana ly thân rồi ly hôn, và các cuộc ly thân và ly hôn của các thành viên hoàng gia khác cũng thông suốt, có thể nói Margaret đã mở đường cho họ.
Ngay từ năm 1973, Margaret đã bắt đầu một mối tình vụng trộm với Roderic Victor Llewellyn, một người làm vườn kém nàng 17 tuổi, mặc dù Margaret vẫn luôn có những mối tình vãng lai trước đó.
Roddy Lowelin đã nhiều lần bị chụp ảnh trộm trên hòn đảo Mustique ở Caribe, bức ảnh chụp anh và Margaret chơi đùa trên biển trong bộ đồ bơi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn ở Anh gây náo động cả nước. Tất nhiên, những vụ bê bối này cũng khiến bá tước Snowton nhận được thiện cảm của công chúng, qua đó làm giảm bớt sự chú ý đến những cuộc tình ngoài giá thú của anh.
Mọi người thường có xu hướng hưởng lạc cực điểm khi họ có hành động ngu xuẩn nhất. Llewellyn, tuy là một chàng làm vườn, nhưng anh lãng mạn, tình tứ, lời lẽ tán tụng tình yêu triền miên buông ra dào dạt tựa sóng vỗ bờ, mang lại cho Margaret sự thoải mái, an nhiên, điều này khiến Margaret cảm thấy hạnh phúc.
Tuy nhiên, khoảng cách tuổi tác quá lớn đã khiến Margaret bị giới truyền thông chế giễu và chê cười anh chàng bám đít nàng để hưởng lộc. Thậm chí Quốc hội còn dọa ngừng chi trả phụ cấp của hoàng gia cho nàng.
Mối quan hệ kéo dài đến năm 1981, khi nàng đã 51 tuổi. Chàng lãng tử Llewellyn cũng cảm thấy mệt mỏi với mối quan hệ giấu kín này, anh nói rằng anh đã yêu một người khác và sẽ kết hôn với một người khác. Đây là lần đầu tiên công chúa Margaret bị ruồng bỏ, mặc dù trái tim tan nát nhưng nàng đã cố kìm nước mắt, chọn cách buông tay và chúc phúc cho anh.
Sau đó, Margaret lại rơi vào thế giới cô đơn một mình một bóng. Nàng luôn sống trong bầu không khí cô đơn và trầm cảm, không thể tự giải thoát cho mình. Nàng thậm chí còn bỏ không tham gia vào kỳ nghỉ hè hàng năm của gia đình hoàng gia đến Scotland. Nàng hỏi Nữ hoàng: “Em đến đấy làm gì ? Sự khác biệt ở đấy và London là gì?”. Nữ hoàng trả lời:” Em làm gì ở London, thì làm như vậy ở đó, nếu không, em cứ ngủ trong phòng của mình … “.
Mặc dù nữ hoàng uy nghi “Nhất ngôn cửu đỉnh”, nhưng dù sao Người vẫn là chị gái của Margaret, Người không đành lòng khi nhìn thấy em gái của mình sa sút như vậy. Cuối cùng, Nữ hoàng vẫn thuyết phục Margaret cùng mọi người đi nghỉ ở Scotland.
Do hút thuốc và uống rượu quá nhiều, Công chúa Margaret cũng phải trải qua ca cắt bỏ một phần phổi trái. Năm 1998, nàng bị đột quỵ khi đang đi nghỉ, điều này khiến sức khỏe của nàng bị ảnh hưởng nặng nề. Kể từ đó, nàng mất gần hết thị lực do nhiều lần đột quỵ, cơ thể bị liệt một phần khiến việc đi lại rất bất tiện.
Trong những năm cuối đời, sức khỏe của Công chúa Margaret thậm chí không được như mẹ nàng Hoàng thái hậu Elizabeth. Chiều ngày 9 tháng 2 năm 2002, Margaret qua đời vì một cơn đau tim do đột quỵ ở tuổi 71.
Trong suốt cuộc đời của Công chúa Margaret, nàng đã tận hưởng lối sống buông thả phong lưu hết mình, tận hưởng vinh hoa phú quý mà nhiều người mấy đời cũng chưa chắc được hưởng. Nhưng đời sống tình cảm của nàng đầy quanh co khúc khuỷu. Nàng đã dành cả cuộc đời để đeo đuổi tình yêu, nhưng cho đến những năm cuối đời thì tình vẫn mải mê bay trong hồng trần mà không tìm được đường về, không nơi quy thục.
Nhưng mối tình đầu của nàng, Đại tá Townsend, qua bao năm tháng vẫn giữ được sự khiêm nhường lịch thiệp của một quý ông già dặn, khi bình luận về mối quan hệ huyền thoại của họ nhiều năm sau đó, ông nói:
“Nàng quả thực Phong tình vạn chủng, nàng có sức quyến rũ của một phụ nữ đã trưởng thành. Tuy nhiên, điều thực sự khiến Công chúa Margaret trở nên hấp dẫn và đáng yêu chính là sự mềm mại và trung thành hiếm có ẩn sau bề mặt kiêu căng và ngạo mạn – nếu bạn thực sự hiểu rõ về nàng”.
Trong chúng ta, có những mối tình đầu không đi đến hôn nhân như Townsend bởi người tình bé bỏng của chúng ta nén lòng quay lưng bởi một lý do rất trừu tượng khiến chúng ta nuối tiếc đến nức nở. Nhưng chính vì sự dở dang ấy đã để lại trong tim chúng ta mối tình đầu không thể xoá nhoà và luôn luôn hiện hữu mỗi khi chúng ta nhắc đến chữ “YÊU”. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, Công chúa Margaret đã để lại cho Townsend không phải đau khổ, mà là một kỷ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ, xứng đáng một kiếp người đã sống.
Đăng bởi: Trịnh Thị Mỹ Hân
Từ khoá: Công chúa Margaret: Bông hồng lãng mạn của Hoàng gia Anh
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Công chúa Margaret: Bông hồng lãng mạn của Hoàng gia Anh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.