Bạn đang xem bài viết Có bao nhiêu loại rễ cây? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong tự nhiên cây cối sinh sôi nảy nở và phát triển được là nhờ vào hệ rễ cây của chúng. Rễ cây có vai trò vô cùng quan trọng với các chức năng chính như hút nước và các chất khoáng từ đất đi nuôi cây, bám đất, và nhiều các chức năng quan trọng khác nữa tùy thuộc vào đặc điểm thích nghi khác nhau. Chính vì vậy rễ cây có đóng góp to lớn trong việc hình thành nên hành tinh xanh mà con người đang sinh sống. Vậy, có bao nhiêu loại rễ cây? Phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài mà từng loại môi trường thì rễ cây có các cách thích ứng khác nhau, chính vì vậy hình thành nên nhiều loại rễ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Có bao nhiêu loại rễ cây chính?
Phân loại rễ: Căn cứ theo nhiều tiêu chí để phân loại.
Nếu trong quá trình sinh trưởng vòng đời của thực vật thì sẽ có hai loại:
- Rễ sơ sinh: Là rễ của thực vật phát triển đầu tiên khi hạt nảy mầm. Sau đó thì rễ này có thể là tiêu biến đi hoặc phát triển tiếp tùy thuộc ở nhiều loài thực vật.
- Rễ thực thụ: Là những rễ cây sinh ra trong quá trình phát triển của cây, chúng có thể là mới hoàn toàn hoặc phát triển từ rễ sơ sinh.
Nếu phân loại vào vị trí của rễ cây thì chúng ta có thể phân loại thành ba loại chính:
- Rễ chính: Là rễ sơ sinh phát triển thành. Tùy từng loại thực vật mới có loại rễ này tồn tại.
- Rễ phụ:
- Rễ bên: Là các rễ được mọc ra, phân nhánh từ rễ chính hoặc rễ phụ mà không phải mọc ra từ cổ rễ của cây.
Bộ rễ của thực vật sẽ được phân loại dựa theo số lượng và cấu tạo từ các rễ của cây. Thường sẽ phân loại thực vật theo hai hệ rễ:
- Hệ rễ cọc:
- Hệ rễ chùm:
Ngoài chức năng chính là bám giữ và hút dinh dưỡng, đối với nhiều loài thực vật phát triển rễ thêm những chức năng riêng để thích nghi với điều kiện sinh thái:
- Rễ củ
- Rể móc
- Rể thở
- Giác mút
(Theo Wikipedia tiếng Việt)
Giới thiệu về một số loại rễ cây và đại diện của chúng
- Rễ cọc
Rễ cọc hay còn gọi là rễ trụ, đúng như tên gọi của chúng thì đây là loại mà bộ rễ gồm rễ chính phát triển đâm sâu xuống lòng đất và rễ bên nhỏ không đáng kể.
Đại diện tiêu biểu cho rễ cọc là cây ăn quả thân gỗ
2. Rễ chùm
Là loại rễ mà bộ rễ chỉ có cấu tạo từ rễ phụ và các rễ bên, chúng phát triển với mức độ và chiều dài rễ tương đương nhau, rễ chính không phát triển hoặc bị chết đi.
Đại diện cho loại rễ này là lớp hành (Liliopsida)
3. Rễ phụ
Rễ ban đầu phát triển khi trong giai đoạn nảy mầm và ngay sau đó sẽ tiêu biến, rễ phụ được sinh ra không phải từ rễ chính mà phát triển từ thân gần đất để thay cho rễ ban đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển của cây; rễ phụ có nguồn gốc nội sinh.
Đôi khi người ta còn gọi rễ phụ là rễ cột, vì chúng phát triển và to ngang giống như những chiếc cột hướng thẳng xuống đất và nâng đỡ thân cây.
Đại diện tiêu biểu cho loại rễ này là đa, bồ đề…
4.Rễ củ
Đây là loại rễ mà chúng phát triển thành củ, rễ cái hoặc rễ con sau một thời gian sinh trưởng thì tới một giai đoạn rễ cây sẽ triển mạnh và dự trữ nhiều chất ding dưỡng như tinh bột, inulin.
Đại diện cho các cây mang loại rễ củ này là củ Cà rốt (Daucus carota L.), Củ đậu (Pachyrrhirzus erosus Urb.)
5. Rễ thở (rễ hô hấp)
Những thực vật sống ở vùng đầm lầy rất khó khăn trong việc hấp thụ không khí, hệ rễ của các cây đó ngoi lên khỏi mặt nước như cái cọc để hấp thu không khí.
Đại diện là rễ Bụt mọc (Taxodium distichum Rich.).
6. Rễ giác mút (rễ ký sinh)
Đây là loại rễ của những loại thực vật sống ký sinh hoặc nửa ký sinh, tức là phát triển nhờ lấy chất hữu cơ từ cây khác gọi là cây chủ. Những rễ này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch của cây chủ, hấp thụ những chất hữu cơ cần thiết và nước.
Đại diện là: tơ hồng, tơ xanh, tầm gửi, ….
7. Rễ móc:
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
Vd: vạn niên thanh, trầu bà, trầu không, hồ tiêu, …
8. Rễ bám
Rễ bám là những rễ mọc ra từ các mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc giàn leo. Ví dụ: Rễ bám ở cây Lá lốt (Piper lolot L.).
Bài viết “Có bao nhiêu loại rễ cây ?” đã tóm tắt những kiến thức cơ bản của các loại rễ cây và đại diện của chúng giúp bạn hiểu nhiều hơn về các hệ rễ cây trong thế giới tự nhiên. Và còn nhiều hơn những điều lí thú ở các bài viết khác mà chúng tôi đã và sẽ cập nhật trên tindep.com, hãy thường xuyên cập nhật trang để biết thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về cuộc sống xung quanh ta nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có bao nhiêu loại rễ cây? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.