Bạn đang xem bài viết Chứng minh tính đúng đắn tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tham khảo bài viết chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ ngàn đời của dân tộc luôn khuyên con người cố gắng, kiên định và kiên trì trong cuộc sống để đi đến thành công.
Chứng minh tính đúng đắn tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”
Bài 1
Thành công không phải là một chặng đường trải đầy hoa hồng, muốn đạt được đến thành công chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu lần thất bại, gục ngã, điều quan trọng là ta học được gì sau những lần thất bại đó và ta phải biết kiên trì không dễ dàng bỏ cuộc thì thành công sẽ ở ngay trước mắt. vì thế ông cha ta đã có lời dạy rất hay đó là: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Thật vậy, để tạo ra được những cây kim nhỏ xíu để thêu thùa may vá, các bác thợ rèn đã phải rất cẩn thận tỉ mỉ mài từ những miếng sắt to, để tạo nên được một cây kim hoàn hảo thì ngoài sự tỉ mỉ ra, các bác thợ rèn còn cần phải có sự khéo léo và lòng kiên trì nữa. Vì thế câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” là một lời khuyên, lời dạy về sự kiên trì của con người, chỉ cần kiên trì thì dù có khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua được.
Đã có rất nhiều tấm gương về sự kiên trì trên tất cả mọi lĩnh vực. Thời xưa thì có Mạc Đĩnh Chi, ông là một học trò nghèo, hàng ngày phải đến trường học để học lóm, tối về vì không có tiền để mua dầu đốt đèn, vào những ngày có trăng thì ông ra bờ sông mượn ánh sáng để đọc sách, vào những ngày không có trăng ông phải đi bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để chiếu sáng, ấy vậy mà ông lại thi đỗ trạng nguyên, bằng tài năng của mình ông khiến cho một nước cường mạnh như Trung Quốc phải khuất phục, và được phong làm lưỡng quốc trạng nguyên. Ngày nay, tấm gương sáng trong học tập không thể không nhắc đến đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, tuy bị tật ở tay, và không có một trường học nào nhận nhưng vì sự kiên trì và quyết tâm của mình, ngày ngày tập viết bằng chân, chăm chỉ đến lớp bất kể mưa nắng thầy đã trở thành một nhà giáo xuất sắc, một tấm gương tiêu biểu cho nhiều thế hệ học sinh.
Một minh chứng nữa cho câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” là Thomas Edison, ông là một điển hình cho sự cố gắng không ngừng nghỉ, khi còn bé ông được thầy giáo đánh giá là một đứa bé thiểu năng, nhưng mẹ ông vẫn kiên trì dạy dỗ và đã tạo nên một nhà phát minh vĩ đại của cả nhân loại. Khi phát minh ra bóng đèn dây tóc ông đã từng thất đến 999 lần, nếu ông bỏ cuộc thì có lẽ rất lâu sau thế giới mới có bóng đèn điện để sử dụng.
Ông cha ta cũng thường có câu nói rất hay đó là “cần cù bù thông minh”, có nghĩa là khi chúng ta có tính kiên nhẫn thì sẽ hơn rất nhiều người mặc dù có tư chất tốt nhưng lại lười biếng dễ dàng bỏ cuộc. Cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ mặc dù thỏ chạy nhanh hơn rùa rất nhiều nhưng bởi vì tính tự mãn mà lại thất bại đau đớn.
Tóm lại, câu nói “có công mà săt, có ngày nên kim” là một lời khuyên, lời dạy đúng đắn mà chúng ta ai cũng nên học tập theo. Chúng ta phải có sự kiên trì, nhẫn nại, cố gắng học tập thì mới có thể dẫn đến thành công.
Bài 2
Ông cha ta dựa trên kinh nghiệm, cuộc sống đã đúc kết những câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, hàm súc. Bài học kiên trì và nhẫn nại được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Sự thật thanh sắt rắn chắc, thô sơ sau quá trình rèn dũa, tôi luyện đã trở thành cây kim nhỏ bé hữu ích. Từ một thỏi sỏi cho đến cây kim nhỏ bé là cả nỗ lực và kiên trì phi thường. Cây kim tuy nhỏ bé nhưng hữu ích với con người. Để đạt được thành công không hề đơn giản mà cần lòng kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Câu tục ngữ đưa ra các lời khuyên chân thành đó là chỉ cần con người có sự bền bỉ, giàu nghị lực khó khăn nào cũng có thể vượt qua và đi đến thành công.
Trong cuộc sống có nhiều tấm gương sáng đáng để chúng ta noi gương, đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí khi hai tay liệt nhưng vẫn ham học và tập viết chữ bằng chân. Nguyễn Ngọc Kí con người bình thường nhưng đã tạo nên điều kì diệu ngay giữa cuộc sống. Từ thời gian đầu vô cùng khó khăn, vất vả nhưng với ý chí và nỗ lực phi thường, thầy tiếp tục con đường học vấn và Nguyễn Ngọc Kí trở thành nhà giáo ưu tú của thế hệ học trò, học sinh. Đôi bàn chân đã tạo nên kì tích trong cuộc sống đời thường.
Trong lao động, chúng ta phải kể đến nhà bác học Lương Định Của nhà khoa học quen thuộc của người nông dân. Ông lai tạo thành công giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi sâu bệnh tốt hơn. Để thành công, ông cần lao động miệt mài và cực nhọc không khác gì người nông dân. Mỗi ngày ông ở trên đồng ruộng từ tinh mơ sáng tới khi trời tối mịt để quan sát, thí nghiệm. Trải qua nhiều đợt, nhiều công trình nghiên cứu, ông mới có sự thành công. Với sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại ông lai tạo nhiều giống lúa mới tăng năng suất cho người nông dân và góp phần giúp nước nhà trở thành quốc gia hùng mạnh về lúa gạo.
Còn nhiều tấm gương trong chiến đấu, văn hóa nghệ thuật… mà chúng ta phải noi gương và học tập. Họ là những con người thuộc nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đều chăm chỉ, kiên trì để đi đến thành công đúng như câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” đề cao sự kiên trì, nhẫn nại và cố gắng đi đến thành công. Thành công không tự nhiên mà có, chỉ cần cố gắng chúng ta sẽ đi đến bến bờ của thành công.
Xem thêm: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn vừa theo dõi hai bài viết chứng minh câu tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Với hai bài trên chắc chắn bạn sẽ có thành tích tốt khi viết văn. Chúc các bạn học tốt.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chứng minh tính đúng đắn tục ngữ “có công mài sắt, có ngày nên kim” tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.