Bạn đang xem bài viết Chia sẻ và đọc: 32 phút giành sự sống – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài 32 phút giành sự sống giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 120, 121, 122. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc 32 phút giành sự sống – Bài 9: Vì cuộc sống bình yên.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 1: 32 phút giành sự sống – Chủ điểm Cộng đồng theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 120, 121, 122
Chia sẻ
Câu 1: Em sẽ gọi số điện thoại nào để báo tin trong các tình huống sau?
a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở toà nhà đối diện.
b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngất xỉu bên đường.
c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.
Trả lời
a) Gọi số 114
b) Gọi số 113
c) Gọi số 115
Câu 2: Em sẽ nói gì với người nghe điện thoại trong mỗi tình huống trên?
Trả lời
Ở tình huống a sau khi gọi điện tới số 114 em sẽ báo cáo về tình hình cháy và địa điểm của vụ cháy để các chú lính cứu hoả sẽ đến dập lửa.
Ở tình huống b sau khi gọi điện tới số 113 em sẽ báo cáo về việc phát hiện một chiếc cặp của ai đó bỏ trên hè phố và cung cấp địa chỉ để các chú công an đến làm việc, hoặc em có thể mang đến cơ quan công an gần nhất để trình báo với các chú công an và tìm lại người mất.
Ở tình huống c sau khi gọi điện tới số 115 em sẽ báo cáo về tình hình của cụ già bị ngất và cung cấp địa chỉ để các bác sĩ bệnh viện đến.
Bài đọc
32 phút giành sự sống
17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.”. Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường.
17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dầm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy.
Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chói tai của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé.
17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cánh tay cháu bé lộ ra. Hai người lính cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.
Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lính áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của cháu: “Cháu khất! Cháu đối!”.
Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người.
Theo THANH LAM
Đọc hiểu
Câu 1: Vì sao các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?
Trả lời
Vì đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhận được thông báo tại ngõ 581 có một cháu bé bị kẹt ở khe tường.
Câu 2: Em nhỏ bị nạn trong tình huống như thế nào?
Trả lời
Em nhỏ bị kẹt ở một khe tường rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà, em nhỏ bị kẹt ở đó đã hơn 1 ngày và dầm đủ 3 trận mưa mới có người nhà tìm thấy.
Câu 3: Các chiến sĩ đã hành động khẩn trương và cẩn trọng như thế nào để cứu em nhỏ?
Trả lời
Các chiến sĩ đã xem xét hai căn nhà và quyết định đục tường cẩn trọng khoan từng mảnh tường, đến 18 giờ 3 phút một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp đỡ đầu cháu bé, ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu.
Câu h4: Điều gì trong cách tường thuật của tác giả khiến em hồi hộp theo dõi sự việc?
Trả lời
Trong cách tường thuật của tác giả, có các chi tiết hình ảnh miêu tả khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng và gấp rút hơn, điều đó đã khiến em hồi hộp theo dõi
Câu 5: Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy?
Trả lời
Bài học gợi cho em thấy rằng các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy rất dũng cảm và có trình độ nghiệp vụ cao để có thể xử lý các tình huống xảy ra.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chia sẻ và đọc: 32 phút giành sự sống – Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.