Chất thay thế đường là những chất tạo ngọt hóa học chứa ít calo hơn đường. Cùng tìm hiểu chất thay thế đường là gì? Có hại cho sức khỏe không?
Đường là loại phụ gia có vị ngọt, đã quá quen thuộc trong các thực phẩm hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên vẫn có những chất khác cũng có vị ngọt tương tự, có thể dùng thay đường gọi là chất thay thế đường. Vậy chất thay thế đường là gì? Chất này có hại cho sức khỏe con người không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Chất thay thế đường là gì?
Chất thay thế đường còn được gọi là đường hóa học, đường nhân tạo hoặc chất làm ngọt không calo. Đây là những hợp chất hóa học hoặc tự nhiên, nguồn gốc thực vật có khả năng tạo vị ngọt mạnh hơn đường. Chỉ sử dụng một lượng nhỏ chất này cũng có thể tạo độ ngọt tương đương việc dùng nhiều đường.
Tuy nhiên, chất này lại có ít calo hơn đường thông thường, thậm chí nhiều chất không chứa calo. Chúng thường được dùng trong các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Những chất thay thế đường được Cục An toàn thực phẩm quy định là chất phụ gia thực phẩm nên chúng an toàn để sử dụng.
Lợi ích của chất thay thế đường
Chất thay thế đường làm tăng độ ngọt và hương vị thực phẩm, tránh việc sử dụng đường làm tăng lượng calo. Những chất này cũng không làm sâu răng và hầu hết không làm tăng lượng glucose trong máu. Điều này sẽ tốt hơn cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Các chất thay thế đường cũng có trong các thực phẩm, đồ uống nhẹ nên chúng cũng hữu ích nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng, kiểm soát lượng calo tiêu thụ.
Mặc dù vậy, bạn cũng không nên tiêu thụ những thực phẩm này quá nhiều mà thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng khác. Thịt, cá hay ngũ cốc đem lại nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể.
Các chất thay thế đường phổ biến
Các chất thay thế đường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
- Acesulfam K (acesulfame potassium)
- Aspartame (tên thương mại là equal và nutrasweet)
- Stevia (tên thương mại là purevia, truvia hay sweetleaf sweetener). Đây là loại đường thay thế chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt.
- Sucralose (tên thương mại là spenda)
- Saccharin, tên thương mại là sweet ‘n low và sweet twin. Saccharin là loại đường hóa học được bán nhiều ở Việt Nam.
- Dẫn xuất rượu của đường, bao gồm sorbitol, xylitol và maltitol.
Một số câu hỏi thường gặp
Chất thay thế đường có hại cho sức khỏe không?
Nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và các nghiên cứu khác ở Mỹ cho biết, hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng tỏ chất thay thế đường là nguyên nhân gây ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng đường hóa học an toàn nếu dùng ở liều lượng vừa phải.
Trường hợp ngoại lệ là người mắc bệnh phenylalanin (bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) ở người, gọi tắt là PKU) thì không thể tiêu thụ đường aspartame vì cơ thể không thể chuyển hóa phenylalanin trong loại đường này.
Làm sao để biết được thực phẩm hay đồ uống có chứa chất thay thế đường?
Trước khi sử dụng bạn hãy kiểm tra thành phần nguyên liệu của thực phẩm hoặc đồ uống mình sắp nạp vào cơ thể, xem chúng có chứa bất cứ chất thay thế đường nào không. Sau mỗi thực phẩm đóng gói, đóng chai luôn có bảng thành phần phía sau, sắp xếp các chất theo thứ tự giảm dần về khối lượng để bạn dễ dàng nhận biết.
Phụ nữ đang mang thai dùng chất thay thế đường nào an toàn hơn?
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng, aspartame là chất thay thế đường an toàn cho mẹ và bé. Những chất thay thế đường khác là acesulfam K, dẫn xuất rượu của đường và sucralose cũng an toàn cho phụ nữ có thai nếu sử dụng ở liều lượng nhỏ.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo mẹ bầu không sử dụng saccharin và stevia, vì không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh 2 chất này an toàn cho mẹ trong quá trình mang thai.
Nên ăn bao nhiêu chất thay thế đường là được?
Thông thường, bạn khó có thể xác định lượng đường thay thế trong thực phẩm và đồ uống mà bạn nạp vào cơ thể. Mặc dù đường thay thế không nhiều calo như đường thường, nhưng việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm ở chất đường thay thế vẫn là điều nên làm và cần thiết.
Hãy ăn nhiều hơn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả, trái cây hay thịt nạc, ngũ cốc,… để đem lại cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng và lành mạnh.
Trên đây là những thông tin về chất thay thế đường dành cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích về loại phụ gia này để sử dụng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
Nguồn: Vinmec.com, Báo điện tử Tuổi trẻ
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn