Bạn đang xem bài viết Chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chăm sóc sau khi xăm hình là giai đoạn quan trọng của quy trình làm đẹp này. Vì vậy, để hình xăm được đẹp mà không ảnh hưởng tới sức khỏe thì hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu cách chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ.
Cách chăm sóc khi mới xăm
Khi mới xăm hình, vết thương đang hở nên bạn phải chăm sóc cẩn thận, đảm bảo tính an toàn để hình xăm không bị mất sắc tố, mất nét hay nhiễm trùng da. Dưới đây là một số bước chăm sóc khi mới xăm.
Nếu bạn yêu thích hình xăm mini thì không nên bỏ qua 150+ mẫu hình xăm mini đẹp, dễ thương, không kém phần cá tính.
Tuân thủ hướng dẫn của thợ xăm
Thợ xăm là những người hiểu rõ nhất về nghệ thuật xăm hình. Họ sẽ có những bí quyết cũng như kỹ thuật riêng. Vì vậy, khi đã lựa chọn thợ xăm cho riêng mình, bạn cần tin tưởng để lắng nghe và tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn từ người thợ xăm nhé!
Không tháo băng gạc từ 2-4 giờ sau khi xăm
Sau khi xăm, người thợ sẽ làm sạch vùng da xung quanh, thoa thuốc mỡ chống vi khuẩn và dùng băng gạc hoặc màn che phủ hình xăm lại để bảo vệ vết thương sau xăm khỏi vi khuẩn và bụi bẩn. Vì vậy, bạn cần phải tuân thủ lời khuyên của các thợ xăm đó là không tháo lớp băng gạc là từ 4 – 6 giờ đồng hồ khi xăm xong.
Thời gian giữ băng gạc tùy thuộc vào vị trí như hình xăm bắp tay, ở cổ, ở lưng,…kích cỡ hình xăm, lượng mực bị chảy và loại băng bạn dùng. Vì vậy hãy lắng nghe sự chỉ dẫn của thợ xăm nhé!
Chăm sóc nhẹ nhàng khu vực xăm sau khi gỡ băng gạc
Khi gỡ băng gạc, bạn nên rửa lại vết thương bằng nước ấm với loại xà phòng loại nhẹ, công dụng kháng khuẩn và không chứa hương liệu. Sau đó, bạn gạt đi những vết máu, huyết tương, vết mực nhẹ nhàng bằng tay và lấy khăn sạch thấm khô.
Bạn thực hiện bước này 3-5 lần/ngày cho tới khi vết xăm lành hẳn là được. Ngoài ra, nhất định không trực tiếp rửa hình xăm dưới vòi nước nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến chất lượng mực.
Bôi thuốc mỡ sau khi vùng xăm khô
Sau khi hình xăm khô, bạn bôi 1 lượng thuốc mỡ thật mỏng sao cho đủ bóng hình xăm, sau đó thoa đều đến khi phần kem thẩm thấm vào da. Bạn thực hiện bước này 3-5 lần/ngày cho tới khi hình xăm bắt đầu bong vảy.
Không nên bôi lớp kem quá dày vì độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình xăm nhé!
Cách chăm sóc khi hình xăm bắt đầu lành lặn
Hạn chế để hình xăm tiếp xúc với ánh nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến cho da bạn bị phồng rộp và hình xăm dễ phai màu. Bạn nên che hình xăm trong ít nhất từ 3 đến 4 tuần để giúp cho hình xăm trông đẹp và lên màu tốt.
Hạn chế các vận động mạnh
Đối với các hình xăm ở gần ngực, bả vai, tay hoặc chân, bạn nên hạn chế tập thể dục, chạy bộ hoặc chơi thể thao ngay sau khi xăm. Những cử động mạnh sẽ khiến cho da bị căng, gây tổn thương, chảy máu, rách da. Vì thế, nên hạn chế vận động mạnh sau khi xăm.
Hạn chế đi bơi hoặc ngâm mình trong nước
Chất tẩy clo trong hồ bơi khiến hình xăm dễ bị phai màu mực. Do đó, bạn nên hạn chế đi bơi và ngâm mình trong nước để tránh nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng vết thương. Hãy đợi đến khi hình xăm lành hẳn thì mới đi bơi bạn nhé!
Mặc quần áo thoải mái
Quần áo quá chật và bó sát khiến vùng da mới được xăm sẽ dễ bị cọ xát khó lành hoặc làm bong lớp vảy mới hình thành. Vì vậy bạn hãy mặc quần áo thoải mái để vết xăm mau lành.
Kiên nhẫn đợi hình xăm lành lặn
Bạn cần kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi lớp vảy trên da khô đi sau đó hẹn lịch lại với thợ xăm của bạn nếu cần dặm lại mực và kiểm tra hình xăm để đạt được hình xăm hoàn thiện nhất nhé!
Hướng dẫn chăm sóc hình xăm trong 30 ngày từ khi xăm
Ngày đầu tiên
Bạn nên cố định băng gạc từ tiệm xăm cho đến khi về nhà. Tùy vào hình xăm, thợ xăm sẽ cho bạn biết thêm về thời điểm thích hợp để có thể tháo băng gạc. Có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một ít máu, huyết tương hoặc một ít mực xăm chảy ra từ hình xăm khi tháo băng. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy đau rát hoặc hơi ấm khi chạm vào vết xăm.
Nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng quá vì đó là một tình trạng rất bình thường. Rửa vết xăm bằng nước ấm và xà phòng không mùi, dùng thuốc petroleum sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngày thứ 2 đến ngày thứ 3
Lúc này, da sẽ từ từ hồi phục lại nên hình xăm của bạn cũng dần trở nên xỉn màu hơn. Đồng thời vết thương sẽ bắt đầu kết vảy. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm loại không mùi và không chứa cồn để rửa hình xăm 1-2 lần mỗi ngày. Khi rửa thì bạn có thể sẽ thấy một ít mực chảy ra do lượng mực dư đang được đẩy ra thông qua lỗ chân lông trên da.
Ngày thứ 4 đến ngày thứ 6
Da bạn sẽ dần dần bớt đỏ tấy, trên vết xăm cũng sẽ có thêm một vài vết xước nhẹ. Các màng vảy sẽ không dày như vảy thông thường mà sẽ trồi lên trên da, khi đó bạn nên chú ý tránh lột vảy ra vì chúng sẽ để lại sẹo. Hãy rửa hình xăm 1-2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh và thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần rửa.
Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14
Đây là thời điểm mà các màng vảy bắt đầu cứng lại và bong ra dần dần, bạn cần tránh lột hoặc gỡ chúng ra. Hãy để chúng tự tróc ra một cách tự nhiên để tránh có những vết sẹo không mong muốn trên hình xăm. Lúc này, chỗ xăm có thể rất ngứa ngáy nhưng bạn nên hạn chế gãi hoặc chà xát hình xăm nhé.
Hãy thoa kem dưỡng ẩm vài lần mỗi ngày để giảm ngứa. Nếu vết xăm bị sưng và đỏ tấy thì hãy đến gặp thợ xăm hoặc bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không và nhận những lời khuyên đúng đắn trong việc chăm sóc.
Ngày thứ 15 đến ngày thứ 30
Đây là giai đoạn hồi phục cuối cùng, các vết thương sẽ bong vảy gần hết và bạn nên nhẹ nhàng gỡ bớt các miếng vảy ra. Các mảng da chết cũng sẽ dần bong ra sau đó, vùng da xung quanh hình xăm sẽ bị ảnh hưởng đôi chút như khô ráp, xỉn màu,…
Hãy thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên cho đến khi làn da tươi tắn trở lại nhé. Các mô da sâu bên dưới làn da có thể mất từ 3-4 tháng để lành lại hoàn toàn, do đó bạn không cần quá lo lắng khi thấy hình xăm tróc mài hoặc bị mờ. Hình xăm của bạn sẽ trở nên sáng và đẹp hơn vào cuối tháng thứ 3.
Trong quá trình chăm sóc, nếu bạn thấy có một số dấu hiệu bất thường với da của mình, hãy đến tìm bác sĩ da liễu để có thể được từ vấn và điều trị ngay lập tức.
Sau khi xăm nên ăn và kiêng ăn gì để vết thương mau lành?
Sau khi xăm, vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng, giúp vết thương mau lành hơn và không gây sẹo.
Một số thực phẩm nên ăn sau khi xăm như: lựu, trái cây có múi, tỏi, cá hồi,…. chứ nhiều vitamin, giúp tăng đề kháng để vết thương mau lành hơn.
Một số thực phẩm không nên ăn sau khi xăm như: thịt bò, thịt gà, rau muống, nếp, rượu bia,… nếu ăn sau khi xăm sẽ gây mủ, khiến vết thương bị ngứa, lâu lành và bị sẹo.
Tham khảo Xăm hình xong kiêng gì? Kiêng bao lâu? Lưu ý sau khi xăm
Tham khảo: Gợi ý một số hình xăm vai nữ đẹp nhất, độc đáo và cá tính cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách xóa hình xăm để loại bỏ hình bỏ hình xăm cũ nhé!
Bài viết trên đã cung cấp cách chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ. Hy vọng những thông tin vừa rồi hữu ích đối với bạn và đừng quên theo dõi bài viết khác của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chăm sóc sau khi xăm hình để vết thương mau lành và không bị mủ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.