Bạn đang xem bài viết Cây phượng tím: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngoài cây phượng đỏ tượng trưng sắc đỏ sôi động của mùa hè thì phượng tím là một loài cây thể hiện sự dịu dàng và nhẹ nhàng cũng như đầy thơ mộng. Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu về cây phượng tím nha.
Cây phượng tím là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa của cây phượng tím
Cây phượng tím có tên khoa học là Jacaranda Mimosifolia. Cây phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ (Argentina, Bolivia) và được du nhập sang Ấn Độ, Nepal,… và dần thích nghi được với khí hậu nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới.
Phượng tím mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa cho mọi người như:
-
Biểu tượng của tình yêu thủy chung cho các cặp đôi mặc cho ngoài kia có bao nhiêu gian nan và nguy khó.
-
Thể hiện sự nhẹ nhàng và tinh tế đồng thời toát lên nét dịu dàng và thùy mị trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
-
Hương thơm cùng với màu sắc đặc trưng của phượng tím mang đến sự bình yên và hòa thuận cho mọi thành viên trong gia đình.
Ý nghĩa phong thủy cây phượng tím
Sắc màu tím thơ mộng của cây phượng tím thể hiện sự chung thủy trong tình yêu, sự thân thiết trong tình bạn và mối quan hệ khăng khít giữa người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, phượng tím còn được trồng tại nhiều công trình, tòa nhà để làm tăng thêm tính thẩm mỹ và mở rộng tài lộ.
Đặc điểm, phân loại cây phượng tím
Cây phượng tím là loài cây thân gỗ có chiều cao tương tự như phượng đỏ từ 15 – 20m. Các nhánh và cành cây có xu hướng xòe rộng ra với chiều dài có thể đạt tới 7m.
Hoa của cây phượng tím mọc thành từng chùm, mỗi bông hoa nở ra có hình dạng giống như chiếc chuông dài khoảng 3 – 5cm và tàn sau khoảng 5 ngày. Hoa bắt đầu nở vào mùa đông và kéo dài cho đến hết mùa xuân.
Tác dụng của cây phượng tím
Tác dụng đối với sức khỏe
Gỗ của cây phượng tím có đặc tính kháng sinh và chống oxy hóa hiệu quả nên thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh lậu, giang mai. Ngoài ra, các hoạt chất trong cây phượng tím có thể làm giảm triệu chứng của bệnh bạch cầu.
Tác dụng làm đẹp
Cây phượng tím có nhiều tán lá rộng và nhánh cây vươn dài nên thường được dùng làm bóng mát. Bên cạnh đó, sắc tím đặc biệt của phượng tím còn dùng để trang trí và làm đẹp trong các nhà hàng, khách sạn, resort và một số công viên.
Cách trồng và chăm sóc cây phượng tím
Cách trồng cây phượng tím tại nhà
Khi trồng cây phượng tím, bạn cần lưu ý một số điều sau để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp nhất:
Gieo hạt: Bạn nên chọn những hạt cây phượng tím già thì cây mới phát triển ổn định. Bạn nên thực hiện các bước sau để gieo hạt cây phượng tím:
Bước 1Ngâm hạt trong vòng 36 – 40 giờ bằng nước sạch, sau đó vớt ra và lau khô để trộn với cát.
Bước 2 Gieo hạt xuống đất, bạn có phủ lên bằng cát hoặc đất và che lại bằng rơm rạ nhưng cần đảm bảo khu vực ươm hạt nhận một nửa lượng ánh sáng tự nhiên.
Trong 15 ngày đầu tiên, bạn nên tưới nước thường xuyên để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nở tốt hơn. Sau khoảng 2 tháng thì cây sẽ cao khoảng 20cm, bạn sẽ tiếp tục chăm sóc cho cây đến khi cao khoảng 40cm thì có thể đem ra khu vực khác để trồng.
Nhiệt độ và khí hậu: Phượng tím sẽ cần nhiệt độ thấp thì mới sinh trưởng và phát triển tốt, nhiệt độ ban đêm dao động từ 16 – 18 độ C và ban ngày từ 26 – 30 độ C. Bên cạnh đó, khí hậu cũng cần phải mát mẻ và có đầy đủ lượng ánh sáng cần thiết.
Đất trồng: Có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau ngay cả đất kém màu mỡ như đất chua, đất sỏi,…
Chế độ tưới nước: Cây phượng tím có tính chịu hạn tốt nên bạn sẽ không cần phải tưới nước thường xuyên. Nếu như bạn trồng phượng tím để làm cảnh thì nên bón phân chuồng đầu mùa mưa nhé.
Cách chăm sóc cây phượng tím
Tương tự như các loại cây cảnh khác, khi trồng phượng tím bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề về sâu bệnh. Trong khoảng 2 năm đầu, bạn nên bón phân đều đặn và đặt cây ở vị trí đón được ánh sáng tốt thì cây mới sớm ra hoa.
Nếu như bạn muốn trồng nhiều cây một lúc thì nên trồng cách nhau khoảng 3.5 – 4.5m vì khi trồng quá gần thì cây sẽ chồng chéo nhau và hạn chế hấp thụ ánh nắng của nhau dẫn đến khó ra hoa.
Lưu ý trồng và chăm sóc cây phượng tím
Do phải ươm hạt trước khi trồng nên đòi hỏi chất lượng hạt phải đạt chất lượng tốt. Nếu như bạn mới bắt đầu trồng thì tỷ lệ đậu cây khá thấp, vì vậy bạn nên mua cây giống đã được ươm hạt sẵn bởi các nhà vườn chất lượng.
Top 5 hình ảnh đẹp về cây phượng tím
Trên đây là chia sẻ của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn về cây phượng tím. Hy vọng bạn sẽ biết thêm về ý nghĩa và cách trồng cây phượng tím thông qua bài viết trên.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây phượng tím: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.