Bạn đang xem bài viết Cây bàng biển: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu bạn đã đi biển, đặc biệt là biển ở các tỉnh miền Trung nhiều nắng gió, ắt hẳn bạn đã từng nhìn thấy cây bàng biển. Đây là một loại cây bàng mọc ở vùng ven biển, có hoa màu trắng xám và đốm hồng. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng của loại cây này nhé!
Cây bàng biển là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây bàng biển
Cây bàng biển là loại cây hay mọc ở vùng ven biển. Cây bàng biển hay cây bồng bồng có tên khoa học là Calotropis gigantea (L.). Đây là một loại cây thuộc họ La bố ma, chi Bồng Bồng.
Cây bàng biển ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên có mặt ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như: Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka.
Tại Việt Nam, cây bàng biển có nhiều ở vùng biển thuộc các tỉnh có khí hậu nóng nhiều như các vùng biển miền Trung hay Nam Trung Bộ.
Đặc điểm, phân loại cây bàng biển
Cây bàng biển có tán lá rộng, thẳng đẹp. Cây có chiều cao từ 7 – 10m (một số cây có thể cao đến 20m). Vỏ cây có màu xám nâm, nhánh mọc ngang chia thành từng tầng ở thân cây.
Lá của cây to, khi khô có màu đỏ, cuống lá ngắn, hình bầu dục dài khoảng 15 – 36cm, rộng khoảng 8 – 24cm. Lá cây có màu xanh đậm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới, mặt bóng. Lá cây đặc biệt là có thể đổi màu, từ đỏ tươi, đỏ thẫm, tím sẫm đến đỏ, vàng ở giữa đông.
Hoa của cây có màu trắng xám, có đốm hồng và có lông nhẹ ở bên ngoài. Hoa rộng khoảng 1.5 – 2.5cm, có mùi hương nhẹ nhàng. Màu hoa đôi lúc sẽ có màu tím hoa cà với sắc tím ửng đậm ở mặt trên. Cây bàng biển ra hoa gần như cả năm.
Quả cây dài 6 – 8cm, da láng, mịn, chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ khi chín. Bên trong quả là hạt nhân cứng có vị dễ chịu và có thể dùng làm dầu.
Tác dụng của cây bàng biển
Theo y học cổ truyền, cây bàng biển có tính mát, vị đắng, có thể tiêu độc, trừ ho và thường hay có trong các bài thuốc chữa hen phế quản, họ lâu ngày không khỏi. Ngoài ra, cây bàng biển cũng có thể trị mụn nhọt, giang mai, tiêu chảy, thấp khớp hay các bệnh về da.
Tuy nhiên, cây bàng biển nếu không biết cách dùng vẫn có những độc tố cho cơ thể. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cần phải được hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn trước khi dùng nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây bàng biển
Cách trồng cây bàng biển tại nhà
Bạn có thể chiết cành bằng cách chọn cành bánh tẻ và khoanh vỏ, sau đó đắp bầu đất vào vết khoanh. Đợi đến khi rễ bắt đầu đâm ra thì bạn cắt cành trồng vào bầu giống.
Tiếp theo, bạn vẫn tưới nước cho cây, khi cao lớn khoảng 30cm thì đem trồng ngoài đất cát. Trước khi trồng thì hãy đào hố trước 1 tuần, sau đó xé bầu và đặt xuống hố, lấp đất lại và dựng thêm cọc để tránh đổ ngã.
Cách chăm sóc cây bàng biển
- Tưới nước: Cây có thể sống tốt mà không cần nhiều nước, bạn nên duy trì tưới 2-3 lần/tuần, nếu cây lớn thì chỉ cần 1 lần/tuần.
- Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng, nên trồng ở nơi thoáng đãng, có nhiều ánh nắng mặt trời.
- Phân bón: Bạn nên bổ sung phân bón NPK 3 tháng 1 lần cho cây.
- Sâu bệnh: Lá cây dễ bị sâu rệp tấn công gây hư hại nên cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bàng biển
- Khi cây có dấu hiệu lá vàng úa, cành khô héo thì cắt bỏ.
- Nếu có sâu bệnh nặng thì nên mua thuốc về phun.
- Khi bón phân, không nên bón sát gốc, và cần tưới nước ngay để phân tan và ngấm vào đất.
6 hình ảnh đẹp về cây bàng biển
Trên đây là những thông tin giới thiệu về cây bàng biển mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ có ích cho bạn nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cây bàng biển: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.