Bạn đang xem bài viết Cảnh báo nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo nuôi trong nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người hiện nay thường có thói quen nuôi chó, mèo trong nhà và thường xuyên chơi đùa, ăn, ngủ cùng chúng. Thế nhưng điều này sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người như mắc các bệnh ký sinh trùng, bệnh về giun sán cực kỳ nguy hiểm. Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay một số loại ký sinh trùng thường gặp cũng như cách phòng tránh ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Các bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi chó, mèo
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó
Bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó đặc biệt dễ gặp phải khi nuôi chó con. Trứng giun đũa sẽ thường được chó thải ra ngoài qua phân, sau đó phát triển thành trứng có phôi. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa trứng giun đũa thì sẽ có thể nhiễm phải bệnh giun đũa chó.
Những người mắc bệnh giun đũa chó thường có biểu hiện chính như đau bụng, dị ứng kéo dài, hen suyễn. Đặc biệt, các ấu trùng này sẽ ở trong cơ thể người nhiều năm nhưng không phát triển thành con trưởng thành.
Lây nhiễm giun móc từ chó, mèo
Trong ruột chó, mèo thường có giun móc, những người thường tiếp xúc với đất, cát nơi có phân chó mèo sẽ dễ mắc phải giun móc.
Lúc này, ấu trùng đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, chúng sẽ đi qua vùng da, sau đó tiến vào cơ thể và gây nên bệnh giun móc. Đặc biệt, khi ấu trùng thoát ra thành mạch máu sẽ có thể gây nên hội chứng Loeffler ở phổi.
Nhiễm bệnh sán dải
Các loại sán già thường thông qua hậu môn của chó, mèo để đi ra ngoài, một số trứng sán sẽ có thể bám vào phần lông ở quanh vùng hậu môn của chúng.
Khi trẻ em chơi đùa và nuốt phải các loại ấu trùng có đuôi này sẽ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Đến khi bị nhiễm một lượng sán lớn thì sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, ngứa hậu môn, tiêu chảy,…
Trùng bào tử
Một số người khi nuốt phải trứng nang hoặc ăn phải nang trong thịt chưa được chế biến kỹ lưỡng sẽ bị nhiễm trùng bào tử. Trùng bào tử hầu hết là ký sinh trùng máu ở mèo, con người chỉ là ký chủ tình cờ của các trùng bào tử này mà thôi.
Khi các trùng này di chuyển đến ruột ký chủ, chúng sẽ được phóng thích và ký sinh tại nhiều tế bào khác, gây nên thể cấp tính. Do đó, đối với những phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm trùng bào tử sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Một số triệu chứng của bệnh nhiễm trùng bào tử như nổi hạch, mệt mỏi kèm sốt cao. Nếu trong trường hợp nhẹ thì sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu trùng bào tử tăng trưởng mạnh mẽ, sẽ có thể gây ra tổn thương cho vùng mắt, tim, phổi. Thậm chí có thể gây ra viêm não và hôn mê, dẫn đến tử vong.
Nhiễm nấm trên da
Khi các ký sinh trùng làm tổ ở da người sẽ gây nên một số bệnh về nấm ngoài da như nấm má, hắc lào. Trong đó:
- Bệnh nấm má: Thường xuất hiện ở một bên hoặc ở cằm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nấm má là do tiếp xúc và hôn thú cưng có vi nấm ở lông.
- Bệnh hắc lào: Do trong quá trình chăm sóc, con người thường chải lông hoặc vuốt ve chó, mèo đang mắc hắc lào, có thể lây lan trực tiếp sang người. Một số biểu hiện của bệnh hắc lào như ngứa, nổi mẩn đỏ,…
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp do thường xuyên chăm sóc, vui đùa với chó, mèo đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người.
Chẳng hạn gần đây, anh H. (32 tuổi, Hà Nội) thường xuyên xuất hiện các cơn ngứa liên tục. Anh đã đi khám tại các bệnh viện da liễu và sử dụng thuốc dị ứng nhiều năm nhưng bệnh không giảm. Khi được kiểm tra, anh được bác sĩ khám và cho biết anh có chỉ số Elisa dương tính với giun đũa chó mèo, do đó đã gây nên các triệu chứng dị ứng trên da.
Ngoài ra cũng có một trường hợp khác đó là chị D. (Hưng Yên), chị thường hay xuất hiện những cơn ngứa cùng nhiều vết trầy xước trên da. Chị hiện đang nuôi 2 chú mèo hơn 5 năm. Bác sĩ đã chẩn đoán rằng chị đã bị nhiễm ký sinh trùng do thường xuyên tiếp xúc với mèo.
Cách phòng tránh bệnh do ký sinh trùng từ chó, mèo
Cách phòng tránh đối với thú nuôi
Thú nuôi chó, mèo thường chứa nhiều tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh, do đó bạn cần chăm sóc, vệ sinh thú cưng sạch sẽ thường xuyên.
- Tắm cho chó, mèo định kỳ để loại bỏ bớt trứng sán, giun cũng như các loại ký sinh trùng bám trên lông.
- Không nên nuôi những vật nuôi có giống hoang dã, không có nguồn gốc rõ ràng.
- Thường xuyên tẩy giun theo lộ trình phù hợp cho thú nuôi.
Cách phòng tránh đối với người
Đối với người, bạn cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng tránh và hạn chế tối đa sự lây lan bệnh từ thú cưng:
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh thân thể.
- Dọn dẹp môi trường sạch sẽ, tránh để rác hoặc phân chó, mèo tồn đọng xung quanh.
- Vệ sinh khu vực sống thường xuyên, đặc biệt là những khu vực có nhiều chó mèo.Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tuyệt đối không ăn rau sống khi chưa rửa sạch hoặc thịt khi chưa được chế biến chín.
Bài viết trên đây Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã cùng các bạn tìm hiểu về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ các loài thú nuôi trong nhà. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và có biện pháp phòng tránh, chăm nuôi thú cưng phù hợp cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình mình.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cảnh báo nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo nuôi trong nhà tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.