Bạn đang xem bài viết Cách trồng sả hiệu quả trong thùng xốp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong những nồi bún bò Huế thơm ngon. Chẳng những vậy, cây sả thường được dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ngon như thịt chó, ốc hầm sả ớt, làm nước chấm gia vị, gà kho sả,… Bên cạnh đó còn tinh dầu trong cây sả còn giúp chữa bệnh đồng thời xua đuổi những côn trùng nguy hiểm như muỗi, rắn rết…Hôm nay Wiki Cách Làm sẽ giới thiệu cách trồng sả loại cây hữu ích này ngay tại nhà bạn với chỉ những chiếc thùng xốp!
Đặc điểm của cây sả
Cây sả là loại cây thuộc thân thảo, cao khoảng 1m – 1,5m. Là loại cây sống được rất lâu năm, mọc thành bụi, có lá phân thành nhiều nhánh. Bẹ sả sát nhau và dính vào nhau, lá hẹp, dài hơi giống lá lúa. Rễ phát triển rất khỏe và nhiều thành từng chùm.
Sả là cây có thể chỉ có 1 cây thôi mà vẫn có thể sinh ra các cây non xung quanh. Nhờ thân rễ và chùm rễ phát triển mạnh nên cây sả có khả năng chịu hạn rất tốt, trong suốt mùa khô dài 4 – 5 tháng dù không tưới nước bụi sả vẫn sống rất tốt.
Hướng dẫn cách trồng sả hiệu quả trong thùng xốp
Chuẩn bị trước khi trồng:
– Các nhánh sả con: Số lượng tùy theo sở thích trồng của bạn và diện tích chỗ trồng. Tách các nhánh sả con này từ bộ rễ chùm của cây mẹ sao cho chúng có đủ gốc và rễ, sau đó cắt ngắn bớt đi những phần già cỗi là được.
– Đất trồng: Chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Nếu có thêm tro trấu, phân heo hoai mục… thì càng tốt.
– Thùng xốp: Bạn nên chọn kích cỡ thùng lớn một chút bởi sau này khi sả phát triển, chúng sẽ lớn hơn vì đẻ nhiều nhánh.
Cách trồng:
– Cho đất vào khoảng 2/3 thùng xốp sau đó ghim 4-6 nhánh sả con mỗi thùng. Khi trồng nên ghim nhánh con sâu 5-6cm trong đất, đồng thời hơi nghiêng 60° và nén gốc bằng đất để cố định cho cây. Khoảng cách giữa các gốc không nên ít hơn 8 cm.
– Giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nhẹ và đặt thùng nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt.
– Khi cây bắt đầu nhú, hãy đảm bảo chúng nhận được ánh sáng và nước tưới đầy đủ mỗi ngày để phát triển một cách tốt nhất.
Phân bón:
– Sau mỗi một tháng là thời điểm lí tưởng nhất để bón phân Urê hay NPK cho cây. Có thể bón bằng dung dịch phân nước hoặc bằng hạt. Đặc biệt là khi sả đẻ nhiều nhánh, bạn cần tăng liều lượng phân và đất trong thùng xốp.
Hướng dẫn cách trồng xã vừa làm cảnh vừa đuổi muỗi
Chuẩn bị dụng cụ trồng:
– Vài nhánh sả tươi còn có gốc
– Cốc hoặc lọ để đựng cây
– Dao hoặc kéo
Cách trồng:
Bước 1: Bước 1: Dùng dao hoặc kéo cắt bỏ phần ngon của nhánh cây sả sao cho nhánh cây sả dài khoảng tầm 15-17cm. Sau đó đem ngâm sả vào nước rồi đặt ở những nơi có ánh sáng mặt trời, thoáng mát.
Bước 2: Sau khoảng 1 tuần ngày ngâm sả thì bạn sẽ thấy sả đã có những đầu rễ lộ ra từ các nhánh sả. Tiếp tục ngâm khoảng 1 tuần sau thì lá sẽ bắt đầu đâm ra cho những cành lá tươi tốt.
Bước 3: Tiếp tục ngâm sả trong nước, chú ý là cứ cách vài ngày lại phải thay nước một lần cho cây để đảm bảo cây phát triển tốt và không bị úng. Khoảng 2 tuần kể từ ngày trồng thì nhánh sả sẽ hình thành đầy đủ bộ rễ và lá có thể đem ra ngoài trồng trên đất.
Bước 4: Lấy cây sả ra và cho trồng vào đất. Trong thời gian từ 2-3 ngày đầu sau khi đem trồng ngoài đất thì bạn nên tưới cây thường xuyên để cây có thể nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới và có đủ điều kiện để phát triển, giữ đất lun ướt đẫm không được để khô. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khoảng tuần thứ 3 thì cây sả có thể phát triển bình thường.
Lưu ý:
- Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể thu hoạch được những cây sả xanh tươi, mang lại nhiều công dụng khác nhau rất có lợi đến cuộc sống.
- Để cây sả phát triển tốt và có được năng suất cao thì bạn cần phải để cây ở những nơi có nhiều ánh sáng càng tốt.
- Ngoài ra bạn cũng có thể trồng cây sả trông một chiếc chậu nhỏ và dùng nó để trưng lên bàn học, bàn làm việc, bàn ăn cũng rất đẹp và thú vị đó.
Công dụng của sả đối với đời sống con người
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Gia vị của sả có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng đau dạ dày, ợ nóng, đầy bụng, làm giảm các triệu chứng về đầy hơi,… vì sả có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Giải độc tố: Rất lâu đời sả được mọi người biết đến là loại cây giải độc rất hiệu quả. Vì khi ăn sả cơ thể sẽ tăng tần suất đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Giảm đau hiệu quả: Ăn sả có thể làm các vết thương sưng, làm các cơn đau nhức, đau răng, đau cơ, đau khớp,… sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra sả cũng có tác dụng chống viêm rất hiệu quả ở dạ dày, gan và ruột.
Giảm huyết áp: Sả sẽ giúp máu tăng cường lưu thông và làm giảm các vấn đề về huyết áp. Khi bị tình trạng tăng huyết áp bạn có thể uống một cốc nước sả sẽ giúp bạn tụt huyết áp xuống rất tuyệt.
Tăng cường hệ thần kinh: Tinh dầu trong sả có thể giúp bạn tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, hỗ trợ các bệnh về thần kinh, bệnh mất trí nhớ, lo lắng, chóng mặt,…
Giúp da cải thiện: Sả sẽ làm giảm các vết thâm tím trên da, làm da sáng đẹp hơn. Ngoài ra, sả có thể làm giảm các mụn nhọt và trứng cá.
Chống khuẩn: Các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có trong sả có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận.
Đọc thêm: Cách trồng khoai tây
Với những chia sẻ hữu ích từ Wiki Cách Làm như trên, bạn đừng ngạc nhiên rằng cây sả bạn trồng luôn sum suê xanh tốt. Những cây sả rất hữu ích với nhiều tác dụng như làm cảnh trong nhà, làm rau gia vị để nấu ăn hay xua đuổi muỗi vào mùa mưa đang tới… thì được rất nhiều gia đình đang học và ứng dụng thành công. Bạn hãy nhanh tay trồng để làm gia vị cho những bữa cơm gia đình thơm ngon nhé! Chúc các bạn thành công!
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng sả hiệu quả trong thùng xốp tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.