Bạn đang xem bài viết Cách trồng lan Đai Châu trong chậu hiệu quả cao tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam chính là điều kiện tốt nhất để trồng lan Đai Châu. Vậy bạn đã biết cách trồng lan Đai Châu đơn giản mà có hiệu quả kinh tế vừa nhanh chóng vừa gia tăng không ngừng chưa? Hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết sau đây cùng Wiki Cách Làm, chắc chắn bạn sẽ có ngay câu trả lời cho mình đấy!
Giới thiệu về lan Đai Châu
- Lan Đai Châu hay còn được gọi là Nghinh Xuân. Loại lan rừng này có tên khoa học đầy đủ, chính xác là Rhynchostylis gigantea và thường ra hoa vào dịp tết nên được trồng rất phổ biến tại nước ta.
- Lan Đai Châu là loại hoa rừng có khả năng sinh trưởng tốt tại những vùng có khí hậu nóng, cao độ thấp, điển hình là ở các vùng cao nguyên Nam Trung Bộ hay khu vực giáp biên giới Lào và Campuchia của nước ta.
- Lan Đai Châu có rất nhiều tên gọi khác như: Lan Lưỡi Bò, Lan Me, Nghinh Xuân Lan, Ngọc Điểm.
- Lan Đai Châu thường nở rộ vào tháng 12 âm lịch, vào đúng dịp tết cổ truyền của Việt Nam, trừ những năm nhuận thì chúng sẽ nở sớm hơn dịp tết cổ truyền này. Lan Đai Châu có hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ, thường được trưng trên bàn thờ trong những dịp quan trọng của các gia đình như đêm giao thừa hay khi cúng đón với mong muốn ông bà về nhà sum họp cùng con cháu.
Đặc điểm sinh trưởng của lan Đai Châu
- Lan Đai Châu sinh trưởng tốt tại những nơi có độ cao dưới 500 m so với mực nước biển, điển hình như Nha Trang và Bình Thuận.
- Lan Đai Châu có màu sắc vô cùng đa dạng, từ màu trắng, màu đỏ cho đến màu gạch tom, màu blue hay màu hồng đều có cả.
- Lan Đai Châu là loại cây có khả năng chịu hạn cực kì tốt, đặt biệt là những nơi nóng ẩm thì bộ rễ của chúng phát triển càng tốt. Với loại lan rừng này, độ ẩm lý tưởng nhất dành cho chúng thường dao động trong khoảng 40 – 70%.
- Lan Đai Châu có thể phát triển tốt trong giỏ gỗ lụa, trong chậu hay các thân cây sống hoặc chết.
- Vào mùa nghỉ, bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/ ngày cho lan Đai Châu. Nhưng đến mùa mưa, hãy tăng cường lên thành 2 lần/ ngày và mùa nắng, mùa khô thì tốt nhất là 3 lần/ ngày. Mùa nghỉ của lan Đai Châu được bắt đầu từ khi hoa tàn cho đến khi bộ rễ mới xuất hiện vào đầu mùa mưa.
- Ánh sáng trực tiếp có thể sẽ khiến cho lan Đai Châu bị bỏng lá. Tuy nhiên nếu được nuôi trồng trong điều kiện quá rợp, bộ rễ của cây cũng chậm phát triển và khó ra hoa. Thời gian lý tưởng nhất để lan Đai Châu phát triển tốt chính là những tháng có ngày ngắn đêm dài. Do đó vào dịp tết âm lịch, loại hoa này sẽ nở rộ nhất và đẹp nhất.
Hướng dẫn cách trồng lan Đai Châu
Cách trồng lan Đai Châu không khó, chỉ cần các bạn áp dụng đầy đủ những bước sau đây.
1. Lựa chọn thời điểm ghép lan Đai Châu
Lan Đai Châu là loại cây ưa ẩm và ưa nóng. Do đó các bạn hãy bắt đầu trồng chúng vào cuối mùa xuân, tức là tháng 3 và tháng 4 khi hoa đã tàn. Lúc này độ ẩm không khí tăng cao sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ cũng như lá mới phát triển. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể trồng cây lan Đai Châu vào mùa hè vì lúc này nhiệt độ trung bình mỗi ngày khá cao. Tuy nhiên để tránh tình trạng lá cây bị bỏng, bạn hãy che giảm 50 – 70% ánh sáng, đồng thời thường xuyên tưới nước để cây được đảm bảo độ ẩm cần thiết cho sự phát triển.
2. Lựa chọn cây giống để trồng lan Đai Châu
Cách trồng lan Đai Châu cho hiệu quả cao nhất là hãy lựa chọn những cây giống có từ 3 năm tuổi trở lên, không bị sâu hại, có 5 – 6 lá và có bộ rễ to, khỏe mạnh.
3. Xử lý cây giống và chất trồng trước khi ghép
3.1 Xử lý cây giống
Trước hết, các bạn hãy cắt bỏ những phần lá già khô, lá bị bỏng hay phần rễ khô. Sau đó bạn ngâm toàn bộ thân cây giống vào thuốc sát trùng Daconil rồi treo lên 2 – 3 ngày cho liền sẹo. Tiếp theo, bạn ngâm phần gốc bằng Antonik 1/500 + B1 1/1000 trong 15 – 20 phút. Ngâm xong thì buộc thành túm rồi treo ngược. Trong quá trình treo, hãy phun định kì dung dịch B1 1/1000 + 5 ml/l Rootplex. Khoảng 1 tháng sau, bộ rễ mới sẽ bắt đầu hình thành và nhú ra. Lúc này bạn hãy ghép chúng lên giá thể.
3.2 Xử lý chất trồng
Chuẩn bị chất trồng kĩ lưỡng cũng được xem là cách trồng lan Đai Châu khoa học và có thể mang tới hiệu quả cao. Bạn hãy mang chất trồng đi ngâm trong nước vôi hay nước trừ nấm rồi mang chúng đi phơi khô.
4. Cách trồng lan Đai Châu
4.1 Trồng lan Đai Châu trong chậu
Bước 1: Chọn chậu thang gỗ hay chậu đất nung có nhiều lỗ lớn. Tùy theo số lượng cây trồng mà kích thước chậu trồng sẽ lớn nhỏ khác nhau.
Bước 2: Cho củi vụn, than củi và rêu khô vào giá thể.
Bước 3: Dùng que gỗ đặt chéo trên miệng chậu để tạo điểm tựa cho cây.
Bước 4: Dùng dây rút buộc chặt cây vào điểm tựa. Lưu ý các cây phải đứng vững, không dịch chuyển, được phân bố đều và lá cuối cùng của mỗi cây phải nằm ngang mặt chậu, không được trồng sâu xuống phía dưới.
4.2 Trồng lan Đai Châu trên gỗ ghép
Gỗ ghép là những khúc gỗ có độ dài khoảng 30 – 40 cm, rộng khoảng 20 – 30 cm sao cho treo vừa trên giàn lan. Loại gỗ ghép thường được chọn là những thân gỗ của cây vú sữa, nhãn hay vải. Cách trồng lan Đai Châu trên gỗ ghép như sau:
Bước 1: Bạn khoan lỗ hoặc đóng đinh để xác định điểm buộc dây treo.
Bước 2: Tạo điểm tựa cho cây lan Đai Châu khi trồng trên gỗ ghép bằng cách dùng que tre hay các cây đinh được bọc nhựa đóng vào các lỗ được khoan trên thân cây gỗ ghép.
Bước 3: Cố định cây vào điểm tựa đã xác định bằng cách dùng dây rút buộc chặt thân cây lan Đai Châu vào những điểm tựa ấy. Lưu ý: Mỗi khúc gỗ ghép thường có thể ghép được 5 – 9 cây. Nếu bạn chọn khúc gỗ thì số lượng cây được ghép này có thể nhiều hơn nữa nhé!
Cách chăm sóc lan Đai Châu
Tưới nước: Các bạn hãy tưới nước và bón phân cho lan Đinh Châu để chúng phát triển nhanh hơn. Đối với mùa mưa, hãy dùng một lớp lưới để che nắng và không cần phải tưới nước thêm. Còn khi bước vào mùa khô, hãy dùng đến 2 lớp lưới che nắng và tưới nước cho cây 2 – 3 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó đừng quên bón phân và diệt nấm định kì nhé!
Bón phân: Chọn phân vô cơ để tránh trường hợp cây bị nấm. Sau đó dùng loại phân này trộn với Growmore 30–10-10+Te và xịt vào cây. Tuần tiếp theo, vẫn là loại phân này nhưng hãy trộn cùng 20-20-20 để xịt. Cứ thay đổi xem kẽ như thế vào mỗi tuần. Lưu ý chỉ cần xịt một lần cho mỗi tuần thôi nhé! Bên cạnh đó, có thể bổ sung thuốc kích thích sinh trưởng Atonik 1.8 DD hoặc Vitamin B1 dùng 10ml/10 lít nước, 10 ngày 1 lần.
Cách phòng trừ sâu bệnh cho lan Đai Châu
Lan Đai Châu là loại cây bản địa nên sức chống chịu của chúng tại nước ta khá cao. Tuy nhiên đối với những cây lan được mang từ rừng về trồng, chúng sẽ dễ bị bỏng lá khi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Hơn nữa, bỏng lá còn là điều kiện khiến cho các loại virus hay nấm xâm nhập làm chết cây. Vì vậy các bạn cũng cần phòng ngừa sâu bệnh cho lan Đai Châu để đảm bảo rằng chúng có đủ điều kiện mà phát triển tốt nhé!
- Hãy dọn sạch cỏ rác, lá khô trong vườn hay trong chậu, đồng thời khơi thông để nước không bị đọng lại sau cơn mưa. Cắt bỏ những lá bị bệnh.
- Thường xuyên quan sát tại những vị trí mà cây đã bị ốc, nhện, kiến, ong hay sâu cắn phá để ngăn ngừa tình trạng này tiếp diễn.
- Phun xịt xen kẽ mỗi tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa cho cây lan Đai Châu bằng những loại thuốc phòng trị bệnh như Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super,…
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng lan Phi Điệp
Trên đây là tất tần tật những cách trồng lan Đai Châu vừa đơn giản vừa có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ cho quý vị đọc giả. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng lan Đai Châu trong chậu hiệu quả cao tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.