Bạn đang xem bài viết Cách trồng đậu rồng tại nhà sai trĩu quả, ít sâu bệnh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đậu rồng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cách trồng đậu rồng lại khá đơn giản vì chúng không kén đất hay nhiệt độ. Nếu bạn muốn trồng đậu rồng tại nhà cần có phương pháp riêng trong việc chăm sóc giúp chúng phát triển. Sau đây là những kiến thức bổ ích trong việc trồng đậu rồng tại nhà.
Hướng dẫn cách trồng đậu rồng tại nhà
Nhiệt độ và đất để trồng đậu rồng
Đậu rồng còn được gọi là đậu khế, chúng có thể được trồng quanh năm. Loại cây này có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, có thể là đất giàu mùn, đất thịt nhẹ.
Nếu bạn muốn trồng đậu rồng trong vườn nhà bạn có thể tận dụng xô, chậu, thùng xốp để trồng cây nhé.
Làm đất
Trước khi tiến hành trồng đậu rồng từ 7-10 ngày bạn cần xới tơi đất lên, làm cỏ và phơi đất để diệt trừ mầm bệnh. Kế tiếp là lên luống với chiều cao từ 15-20cm, luống rộng 1-2m, mỗi hàng cây cách nhau 50-60cm, cây cách cây chừng 30cm.
Lựa hạt giống
Đậu rồng chúng ta có 2 cách trồng đó là dùng bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu mới trồng lần đầu nên dùng hạt từ quả già hoặc đến các cửa hàng hạt giống mua hạt về gieo. Nếu muốn đậu rồng sai quả đương nhiên chúng ta nên chọn những hạt giống chất lượng.
Quả đậu rồng già có màu tím đang ngả sang đen, sau đó chúng ta mang phơi khô và bên trong sẽ là hạt đậu rồng. Khi chọn hạt gieo nên chọn hạt sáng, nâu và to khi đó làm tăng tỷ lệ nảy mầm.
Đất gieo phải là đất mùn giàu dinh dưỡng hoặc đất thịt nhẹ. Đây là tác nhân giúp hạt đậu rồng dễ dàng nảy mầm.
Gieo trồng cây đậu rồng
Bạn có thể trồng đậu rồng bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu trồng bằng hạt thì bạn cần ngâm đậu rồng cho nứt nanh rồi mới đem gieo nhé.
Khi gieo xong, bạn phủ một lớp đất mỏng, rồi tưới nước cho hạt nảy mầm. Sau khoảng 7-10 ngày, hạt sẽ nảy mầm, khi đó bạn loại bỏ những cây còi cọc, chỉ để lại những cây xanh tốt, khỏe mạnh.
Trồng đậu rồng trong thùng xốp
Cũng giống như khi bạn trồng đậu rồng tại vườn thì bạn cần tiến hành xới tơi đất, trộn đất với vôi rồi phơi chừng 1 tuần. Kế tiếp bạn trộn đất với phan, xơ dừa, tro trấu. Gieo mỗi chậu từ 5-6 hạt, tưới nước để tạo độ ẩm cho đất. Sau chừng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm.
Chăm sóc cây đậu rồng
Cây đậu rồng khá dễ sinh trưởng nên chỉ cần tưới đủ nước, thi thoảng bón phân là cây đã có thể phát triển tốt. Trồng đậu rồng chủ yếu tưới phân ure và phân NPK pha loãng với nước để tưới cho đậu với 3 giai đoạn
- Giai đoạn khi cây ra 2 – 3 lá thật thì tưới phân ure hòa loãng nước tưới cách gốc cây 5 – 7cm.
- Khi cây được 3 – 4 lá thật tiến hành vun đất vào gốc cây, tưới bổ sung đạm Urê.
- Sau khi làm giàn cho cây đậu rồng sau 10 – 15 ngày cây đậu rồng sẽ phát triển nhanh chóng, thời điểm này cần bón thêm phân chuồng hoai mục để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.
Chú ý nhỏ là khi cây bắt đầu được 3-4 lá, lúc này bạn cũng cần tiến hành cắm cọc, làm giàn để cây bám vào. Sau chừng 40-50 ngày, cây sẽ leo phủ kín giàn, ra hoa và kết trái. Lúc này để cây sai quả, bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày, bổ sung kali để cây tốt tươi.
Ra hoa đậu quả
Hoa cây đậu rồng xuất hiện theo từng chùm màu trắng hoặc xanh trông rất bắt mắt. Hoa thụ phấn tự nhiên nhờ gió và côn trùng. Sau thời gian vài ngày, hoa rụng, quả non sẽ xuất hiện.
Khi ra quả đậu rồng màu xanh nhạt, khi lớn lên và từ 10 đến 15cm, màu sắc sẽ xanh đậm hơn trước. Trong thời gian 7 đến 10 ngày từ khi quả non xuất hiện, chúng ta có thể thu hoạch đậu rồng.
Thu hoạch đậu rồng
Sau khoảng 50 ngày trồng, đậu rồng sẽ cho quả, lúc này quả sẽ có độ dài chừng 15-20cm. Đậu rồng có thể cho thu hoạch thành nhiều đợt và mỗi đợt cách nhau chừng 20 ngày.
Mỗi đợt thu hoạch đậu rồng xong, bạn nên xới nhẹ đất ở gốc cây, làm sạch cỏ, bón phân để cây có thêm dưỡng chất cho ra đợt quả mới.
Tác dụng đậu rồng
Đậu rồng chứa hàm lượng canxi cao, tốt cho xương đặc biệt trẻ em và người già. Đậu rồng còn cung cấp nguồn vitamin A và C cần thiết cho việc tăng cường sức đề kháng và tốt cho mắt. Trong đậu rồng còn chứa nhiều khoáng chất như sắt, mangan, phốt pho, magiê…
Đậu rồng còn được sử dụng trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả.
Ai không nên ăn đậu rồng?
Tương tự như họ hàng nhà đậu, đậu rồng có chứa chất purin, loại chất này không dành cho những người bị tình trạng thống phong (gout), ngoài ra đậu rồng còn có thể gây ra tình trạng đầy bụng khi ăn, phụ nữ bị nhức nửa đầu hạn chế ăn loại đậu này có thể gây ra tình trạng đâu đầu trở lại.
Xem thêm: Bí quyết trồng hẹ trong thùng xốp
Hi vọng với những kinh nghiệm chia sẻ về cách trồng đậu rồng hôm nay, bạn đã thể bắt tay vào trồng đậu rồng tại nhà và cây cho năng cao rồi nhé. Đậu rồng là loại quả dễ trồng, hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách trồng đậu rồng tại nhà sai trĩu quả, ít sâu bệnh tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.