Bạn đang xem bài viết Cách phân biệt cúm A và các loại cúm khác từ chuyên gia trong ngành tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, bệnh cúm A đang có dấu hiệu bùng phát trở lại với nhiều diễn biến khó lường. Nhiều người thắc mắc sự khác nhau giữa cúm A và các loại cúm khác là gì. Làm sao để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Điểm giống nhau giữa bệnh cúm thông thường và cúm A
Về nguyên nhân gây bệnh
Cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa, bởi đây chính là điều kiện thuận lợi để virus bùng phát. Có 3 nhóm virus cúm bao gồm: Cúm A, cúm B, cúm C.
Về triệu chứng
Cúm A và cúm thông thường có một số triệu chứng điển hình như:
- Sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho.
- Đau bụng và buồn nôn cũng có thể xảy ra.
Về con đường lây lan
Cúm chủ yếu lây từ người sang người khi virus có trong dịch mũi hoặc họng của người bệnh, theo giọt bắn ra ngoài trong khi ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây gián tiếp từ vật có virus sang cho người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh. Đặc biệt là địa điểm sinh hoạt công cộng hay những nơi tập trung đông người sẽ là môi trường thuận lợi cho virus lây lan.
Cách phân biệt cúm A và các loại cúm khác
Theo BS CKI. Vũ Thanh Tuấn – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, dù có triệu chứng gần giống với các loại cúm thông thường, song cúm A có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát hơn so với cúm B và cúm C.
Cúm B và cúm C là những loại bệnh có mức độ nguy hiểm thấp, triệu chứng chỉ giống như cảm lạnh thông thường, không lây lan thành đại dịch. Do đó bệnh có thể khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi điều độ. Chỉ ngoại trừ một vài trường hợp người mắc những bệnh nền nguy hiểm. Cúm B và cúm C cũng không có nhiều biến chủng nguy hiểm.
Trong khi đó, cúm A là bệnh nguy hiểm hơn, gây nhiều biến chứng ở những người có sức đề kháng kém, có khả năng cao lây lan thành đại dịch hơn. Bệnh có khả năng lây lan từ vật nuôi như lợn, gia cầm, ngựa,…sang cho người hoặc lây gián tiếp qua việc sử dụng chung đồ vật có virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Người mắc cúm A có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm hơn so với cúm B và cúm C như: Khó thở, viêm phế quản, viêm phổi, suy hô hấp. Ở trẻ em, khi bệnh trở nên nghiêm trọng, trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, bỏ ăn, sốt li bì và co giật. Ngoài ra, cúm A còn có nhiều biến chủng khác nhau như: H1N1, H3N2, H5N1 và H7N9.
Bên cạnh đó, cúm A cũng được đánh giá là loại virus gây nhiều triệu chứng hơn: Sốt cao, đau cơ, mệt mỏi kéo dài, đau họng, ho, nghẹt mũi và chảy nước mũi, có thể đau bụng và buồn nôn.
Tham khảo: Phân biệt cúm A H1N1 và cúm A H5N1
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh cúm
Đối với các loại cúm thông thường, bạn có thể điều trị tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày. Nhưng nếu triệu chứng kéo dài, đặc biệt là ở những người mắc bệnh nền thì nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, khi bị cúm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin từ rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước ấm, không nên dùng đồ lạnh và khó tiêu hóa.
- Nếu sốt cao thì uống thuốc hạ sốt theo chỉ định, không lạm dụng kháng sinh.
- Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Súc miệng bằng nước muối để làm sạch và giảm đau họng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cúm A, nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể nghỉ ngơi và điều trị tại nhà như cúm thông thường. Nhưng chú ý thực hiện các biện pháp như sau:
- Người bệnh cần được bố trí phòng ở, nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Nên cách ly và tránh xuất hiện nơi công cộng để không lây bệnh cho người khác.
- Trong vòng 1 tuần nếu bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Phần lớn những người mắc virus vẫn có thể tái nhiễm khi tiếp xúc với nguồn lây. Bởi vì theo thời gian, hệ miễn dịch có thể suy giảm và các virus gây bệnh cũng biến đổi. Chính vì vậy, các biện pháp phòng ngừa cần được chú trọng:
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Ngủ đủ giấc và không làm việc quá sức, tập thể dục mỗi ngày.
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng bằng nước muối để làm sạch và ngăn ngừa đau họng, dọn dẹp thường xuyên, khử khuẩn vật dụng sinh hoạt và giữ nơi ở thông thoáng. Hạn chế tụ tập đông người vào thời điểm dịch bệnh lây lan.
Mong rằng bài viết trên từ Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã giúp bạn cơ bản hiểu được sự khác nhau giữa cúm A và các loại cúm khác. Ngoài ra, hãy lưu ý những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách phân biệt cúm A và các loại cúm khác từ chuyên gia trong ngành tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.