Bạn đang xem bài viết Cách luyện giọng hát hay, cao hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giọng hát hay một phần do trời ban, tuy nhiên để có thể hát hay được phải khổ luyện nhiều. Khổ luyện ở đây là rèn luyện về cách lấy hơi, có lấy hơi và giữ hơi tốt thì mới có thể hát được trọn vẹn một bài hát. Ngoài ra, để hát tốt, còn phải hát đúng nhạc, hát tròn vành rõ chữ. Dưới đây là cách luyện giọng hát hay, giúp bạn tự tin thể hiện năng khiếu âm nhạc trước đám đông. Mời bạn cùng tham khảo!
Cách luyện giọng hát karaoke
Để luyện giọng thì cố gắng luyện hát ngân theo nguyên âm. Tập ngân bằng cổ họng và cố gắng điều khiển được giọng hát của mình. Ví dụ hát ngân nguyên âm a, thì khi bắt đầu và khi kết thúc, cố gắng giữ nguyên cao độ, trường độ (a a a a a a) (1 hơi thôi nhé); sau đó tăng dần cao độ (à a a a á á á … lên cao hết mức có thể mà không được vỡ giọng); sau đó lấy âm ở cao độ vừa nãy, hát giảm dần cao độ (á a a à….).
Luyện tập với tất cả các nguyên âm khác. Chú ý là ngân bằng cổ họng. Cách tập này sẽ rất hiệu quả nếu tập cùng với đàn (đánh nốt nào thì ngân theo nốt đó)….
Bước đầu là thế, khi đã quen rồi thì bắt đầu tập hát rung. Lợi ích của hát rung là làm cho bài hát thêm “mượt” hơn, cảm giác khỏe khoắn hơn, và tất nhiên không bị khô như hát không rung. Đây chỉ là luyện về kỹ thuật thôi, vì khi hát, phải biết ngân rung đúng chỗ.
1. Các trường hợp lấy hơi
Người ta thừơng phân biệt bốn trường hợp chính như sau :
Lấy hơi lớn :
Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn).
Lấy hơi nhỏ :
Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn).
Lấy hơi trộm :
Là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải (‘), trong thanh nhạc dùng (v).
Cướp hơi :
Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát, cần phải chú ý rèn luyện công phu (xem thêm đoạn Ha-lê-lui-a cuối bài Lạy Nữ Vương Thiên Đàng).
2. Các nguyên tắc lấy hơi trong bài hát
Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa, ta nên theo một số nguyên tắc sau:
– Bình thường, lấy hơi trước mỗi câu hát (lúc khởi tấu cũng như trong bài hát) hoặc chỗ bài hát ghi dấu lặng (xem Td 1 và 2 ở trên) : có chỗ xem ra không cần lấy hơi, nhưng tác giả cố ý ghi dấu lặng để ca viên lấy ơi cho đồng đều, nhịp nhàng (xem đoạn “Bút tôi reo như … Td 5 dưới đây).
– Câu hát dài cần ngắt để lấy hơi bổ sung, thì nên ngắt nơi nào có đủ nghĩa (xem Td 4 : ngắt sau “Chúa cho con trời mới đất mới” tương đối đủ nghĩa).
– Không lấy hơi vụn vặt, cứ 2, 3 chữ đã ngưng để lấy hơi (xem Td 4 : không nên lấy hơi như sau “Chúa cho con / trời mới / đất mới … con / sẽ ca ngợi …).
– Không lấy hơi ở giữa các từ kép như Thiên Chúa, yêu thương …
Cách luyện giọng hát cao và khỏe tại nhà
Để cải thiện giọng hát của mình, bạn nên luyện thanh và tập hát thường xuyên. Dành ra một chút thời gian để cải thiện giọng ca của mình ngày càng tốt hơn.
1. Luyện cách mở khẩu hình miệng
Đối với người mới tập hát, việc luyện khẩu hình miệng sẽ rút ngắn thời gian tập luyện. Việc luyện mở khẩu hình không khó nhưng đây là kỹ năng quan trọng để sở hữu giọng hát hay, tròn vành, rõ chữ.
Việc đầu tiên luyện khẩu hình đó là việc lấy hơi và nhả chữ đúng cách. Để thực hiện điều này, bạn cần phải mở rộng miệng và phát âm từng chữ từng câu phải thật rõ ràng. Việc mở khẩu hình càng to thì hát càng hay, giọng càng ấm.
Khẩu hình miệng mở to hay nhỏ phụ thuộc vào câu hát, âm điệu của bài hát. Lưu ý. Khi luyện khẩu hình miệng, bạn không nên mở quá to trong thời gian dài. Bởi cách làm này sẽ khiến quai hàm của bạn sẽ bị mỏi và cứng lại. Khi đó việc luyện tập giọng hát hay sẽ không mang lại hiệu quả cao.
2. Luyện cách mở thanh quản
Nếu bạn biết cách mở thanh quản đúng sẽ giúp bạn sở hữu giọng hát hay và trầm ấm hơn. Khi thanh quản mở đúng cách sẽ không bị thiếu hơi khi cất tiếng hát lên cao. Khi gặp bài hát cao và vang gặp thanh quản tốt sẽ giúp giọng hát ngọt ngào và trấm ấm hơn. Giúp câu hát tròn chữ và truyền cảm hơn.
Cách luyện tập mở thanh quản để hát tốt:
– Đứng trước gương lớn, khoảng cách 1m từ gương đến vị trí bạn đứng.
– Mở miệng to và ấn lưỡi xuống sao cho miệng thấy giống hình chữ U. Lúc này nhìn lưỡi của bạn giống lưỡi gà.
Khi bạn luyện tập mở thanh quản tốt và thường xuyên thì giọng hát của bạn trở nên tốt, trầm ấm và dễ nghe hơn.
3. Luyện tập thở đều đặn
Tập thở đều đặn là một trong những cách luyện thanh hiệu quả giúp bạn nhanh chóng sở hữu một giọng hát hay. Nếu thở không đúng cách, không đủ hơi thì bạn không thể hát trọn vẹn, hoàn thành một ca khúc mà mình yêu thích.
Cách tập thở đúng cách:
– Bạn hãy thắp một cây nến, vị trí từ cây nến và bạn cách nhau tầm 50cm.
– Sau đó hít sâu một hơi và bắt đầu thổi mạnh vào cây nến. Bạn cần thổi đều hơi để ngọn nến rung đều hoặc nghiêng về một hướng nhất định khi đứt hơi hoàn toàn.
Lưu ý: Khi lúc tập luyện hơi thở, bạn cố gắng điều chỉnh hơi lúc đầu và hơi cuối thật đều nhau. Làm như vậy mới giúp bạn tránh tình trạng thiếu hơi hoặc thừa hơi khi hát.
4. Luyện âm để hát rõ và tròn chữ
Luyện âm để hát rõ và tròn chữ cũng khá quan trọng. Giúp bạn rút ngắn thời gian luyện tập và sở hữu một giọng hát hay và truyền cảm hơn.
Cách luyện âm “a”, “i” để hát rõ và tròn chữ:
– Sử dụng một chậu nước sạch, rồi cúi người xuống một góc 90 độ.
– Sau đó lấy một hơi thật sâu và ngụp mặt vào chậu nước. Trong lúc ngụp nước, bạn phát âm “a”, “i” hoặc nói câu gì đó chứa hai âm này.
Lưu ý khi luyện giọng hát tại nhà
– Bạn nên luyện tập thường xuyên và đều đặn. Đúng với phương châm “hát hay không bằng hay hát”.
– Song đó bạn cần lập kế hoạch nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Không nên thức quá khuya khiến bị dễ bị khàn giọng hay mất tiếng.
– Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng ảnh hưởng đến chất giọng và dây thanh quản.
– Tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại đến chất giọng.
Xem thêm: Cách hát giọng gió – năng khiếu âm nhạc, hay hát không bằng hay hát
Qua bài viết về cách luyện giọng hát hay, cao và khỏe tại nhà. Mặc dù bạn không sở hữu giọng hát hay nhưng chỉ cần bạn dành ít thời gian khổ luyện thì tin chắc bạn sẽ nhanh chóng sở hữu cho mình một giống hát hay, trầm ấm và ngọt ngào hơn. Giúp bạn tự tin thể hiện ca khúc mà mình yêu thích trước mặt đám đông. Chúc bạn thành công nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách luyện giọng hát hay, cao hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.