Bạn đang xem bài viết Cách làm nước mía ngon giải nhiệt cấp tốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với nước mía, các bạn có thể thoải mái sáng tạo thêm nhiều hương vị tuyệt vời từ chúng đấy! Wiki Cách Làm hướng dẫn những cách làm nước mía siêu ngon, siêu sạch khi kết hợp chúng cùng sầu riêng, dâu tây, đậu xanh, nước cốt dừa và thơm. Mới nghe thôi đã thấy hấp dẫn rồi đúng không nào!
Uống nước mía có tác dụng gì?
Nước mía là một loại thức uống cực kì quen thuộc, hầu như ai trong đời cũng đã một lần nếm qua. Thế nhưng ít ai biết được loại thức uống cực quen mà có thể nói là dân giã này lạ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
– Nước mía có công dụng đầu tiên phải kể đến đó là giải khát, thanh nhiệt cơ thể, nhất là trong những ngày nắng nóng.
– Nước mía cải thiện bệnh vàng da, hỗ trợ chức năng gan hiệu quả.
– Vị ngọt có trong nước mía hoàn toàn tự nhiên, nên rất thích hợp cho những ai vừa thích đồ ngọt vừa sợ mắc bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp.
– Nước mía cung cấp nhanh chóng lượng vitamin và kháng chất thiết yếu cho con người như: phốt pho, sắt, magie, canxi, kali,…
– Nước mía bù đắp năng lượng khi bị sốt cao.
– Nước mía có thể chống lại các cholesterol xấu trong máu. Từ đó có thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
– Nước mía giúp làm dịu da, hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Hướng dẫn cách làm nước mía cực ngon
1. Cách làm nước mía sầu riêng
Nguyên liệu
- 100 ml nước mía
- 1 múi sầu riêng
- Đá viên
- Dụng cụ làm nước: máy xay sinh tố, ly
Cách làm nước mía sầu riêng
Bước 1: Bạn chọn múi sầu riêng chín vàng, có mùi thơm hấp dẫn và không bị sượng cứng. Sau đó tách bỏ hạt, lấy thịt sầu riêng ở lại.
Bước 2: Bạn cho nước mía cùng thịt sầu riêng vào máu sinh tố để hòa trộn chúng lại với nhau trong khoảng 20 giây.
Bước 3: Bạn đổ hỗn hợp vừa được xay xong vào ly, cho thêm đá viên vào đó và thưởng thức thôi nào.
2. Cách làm nước mía đậu xanh
Nguyên liệu
- 100 ml nước mía
- 200 gr đậu xanh
- Lá dứa
- Đá viên
- Dụng cụ làm nước: Máy xay sinh tố, ly
Cách làm nước mía đậu xanh
Bước 1:
– Lá dứa bạn mang đi rửa sạch, sau khi cắt khúc hay buộc chúng lại tùy ý.
– Đậu xanh mang đi ngâm ít nhất 5-6 tiếng rồi hấp chín chúng. Nếu không có đồ hấp thì bạn cũng có thể luộc, dù chế biến theo phương pháp nào thì cũng nhớ bỏ lá dừa vào nhé!
Bước 2: Bạn tách lấy 50 gr đậu xanh cho vào máy xay sinh tố cùng 100 ml nước mía. Đến khi nhìn thấy chúng hòa quyện đúng ý của mình thì bạn tắt máy.
Bước 3: Đổ hỗn hợp mía, đậu vừa xay vào ly và cho lượng đậu xanh còn lại vào ly luôn. Đến đây thì bạn chỉ cần bỏ thêm đá và thưởng thức thôi nhé!
3. Cách làm nước mía nước cốt dừa
Nguyên liệu
- 100 ml nước mía
- 30 ml nước cốt dừa
- 100 gr dừa khô, dừa nạo
- Đá viên
- Dụng cụ làm nước: Máy xay sinh tố, muỗng, ly,…
Cách làm nước mía nước cốt dừa
Bước 1: Tiến hành làm nước cốt dừa
– Bạn cho dừa nạo vào một cái thau, sau đó cho 600 ml nước lọc vào đó để trộn và vắt lấy nước cốt.
– Tiếp theo bạn dùng đồ rây để lọc nước cốt, loại bỏ những bã dừa còn lợn cợn.
– Cuối cùng bạn cho nước cốt vừa vắt được lên bếp, nấu cho đến khi chúng sôi lên thì bạn tắt bếp.
– Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua sẵn nước cốt đóng chai về làm nước mía. Tuy nhiên nước cốt tự làm thường sẽ an tâm hơn và bạn có thể điều chỉnh được độ đặc quánh của chúng.
Bước 2: Bạn đợi nước cốt nguội hẳn thì cho chúng vào máy xay cùng với nước mía khoảng 30 giây.
Bước 3: Đổ hỗn hợp vừa được xay xong ra ly, cho đá viên vào đó và gắp một ít dừa khô để lên mặt ly.
Vị vừa béo và ngọt ngào của ly nước mía này chắc chắn sẽ khiến cho bạn phát ghiền chỉ sau một lần thưởng thức thôi đấy!
4. Cách làm nước mía thơm (khóm/ dứa)
Nguyên liệu
- 1/4 quả thơm
- 100 ml nước mía
- Đá viên
- Dụng cụ làm nước: Máy xay sinh tố, ly
Cách làm nước mía thơm
Bước 1: Sơ chế thơm
– Thơm mang về cắt thành từng lát mỏng.
– Sau đó bạn dằm nhuyễn chúng ra.
– Tiếp theo bạn dùng khăn vải hoặc đồ rây để lọc lấy nước cốt thơm. Hãy lọc nhiều lần để bã thơm không còn lại.
Bước 2: Bạn cho nước cốt thơm vắt xong vào máy xay sinh tố, đồng thời cho luôn nước mía vào và bật công tắc khởi động. Bạn xay khoảng 30 giây thì tắt máy.
Bước 3: Bạn đổ nước mía thơm vừa xay vào ly, thả đá viên vào đó. Đến đây thì có thể thưởng thức được rồi.
Lưu ý:
– Nếu muốn tăng thêm hương vị cho nước mía thơm, bạn cũng có thể cho đậu phộng rang vào ly để dùng chung nhé!
– Ngoài thơm, có một loại nước mía khác cũng có hương vị tương tự đó là nước mía tắc/ chanh. Đây là loại nước mía phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp ở bất kì hàng quán nào có bán nước mía.
5. Cách làm nước mía hoa quả
Nguyên liệu
- 100 ml nước mía
- 1 muỗng đường
- 50 gr dâu tây (Nếu không có dâu tây, bạn có thể thay bằng cam hoặc cà rốt)
- Đá viên
- Dụng cụ làm nước: Máy xay sinh tố, ly
Cách làm nước mía hoa quả
Bước 1: Sơ chế dâu tây
– Dâu tây mang về ngâm với nước muối pha loãng, sau đó sả sạch với nước.
– Tiếp theo bạn chia dâu tây thành 3 phần, 2/3 thì mang đi cắt thành nhiều miếng nhỏ cho dễ xay nhuyễn, 1/3 còn lại cắt thành góc tư để lát sau trang trí ly nước mía.
Bước 2: Bạn cho đường, nước mía cùng dâu tây vừa được thái thành miếng nhỏ vào máy sinh tố và xay khoảng 40 giây. Xay lâu chủ yếu là để giúp đường tan ra.
Bước 3: Bạn đổ nước mía dâu vừa được xay xong ra ly, cho vài miếng dâu tây lên đó và thưởng thức.
6. Cách làm nước mía trân châu
Nguyên liệu
- 30 gr trân châu khô
- 100 ml nước mía
- Đá viên
Cách làm nước mía trân châu
Bước 1: Làm trân châu
– Bạn đun sôi một nồi nước, sau đó bỏ hết trân châu khô vào đấy để luộc.
– Khi nhìn thấy các hạt trân châu bắt đầu nổi lên mặt nước, bạn vớt thử 1 viên ăn thử, nếu chúng đã mềm từ trong ra ngoài thì bạn tắt bếp.
– Tắt bếp xong, bạn hãy xả trân châu dưới vòi nước lạnh. Hoặc nếu muốn trân châu dai hơn, sau khi vớt chúng ra, bạn hãy ngâm chúng trong nước đá lạnh.
Bước 2: Bạn đổ nước mía ra ly, cho hạt trân châu vừa làm lên đó. Đơn giản vậy thôi thì bạn đã có ngay một loại thức uống ngon ngọt, dẻo dai rồi nhé!
Cách bảo quản nước mía không bị đen
Làm thế nào để bảo quản nước mía không bị đen? Dưới đây là những lưu ý quan trọng có thể giúp các bạn giải đáp vấn đề này.
– Khi chọn mía để ép, bạn hãy chọn những cây mía tươi mới, không bị hư, bị sâu.
– Trước khi đưa mía vào ép, bạn phải sơ chế, rửa chúng thật sạch. Đồng thời dụng cụ ép mía cũng cần được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ luôn.
– Máy ép nước mía phải luôn được ráo nước, không đọng lại nước, nhất là tại khu vực đưa mía vào ép.
– Nước mía sau khi ép, bạn hãy nhanh tay chế biến và kết hợp chúng với nhiều hương vị yêu thích. Phần nước mía còn thừa lại, hãy nặn thêm một chút nước cốt chanh hay tắc (quất) vào để bảo quản lâu hơn. Đây là cách làm nước mía vừa không bị đen vừa không bị đắng.
– Bảo quản nước mía trong một chiếc bình thủy tinh đậy kín nắp, cho vào ngăn mát tủ lạnh và tranh thủ dùng hết trong ngày nhé!
>>> Xem thêm: Cách làm nước ép cà rốt ngon giảm cân, đẹp da
Trên đây là 6 cách làm nước mía đơn giản và phổ biến nhất. Mỗi loại sẽ mang đến cho bạn mỗi hương vị khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là rất tuyệt vời, không thể chê vào đâu được. Chúc bạn ngon miệng và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm nước mía ngon giải nhiệt cấp tốc tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.