Bạn đang xem bài viết Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị khàn tiếng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khàn tiếng là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh với các biểu hiện dễ thấy như giọng yếu, hơi khàn khác biệt so với trước kia. Khi chăm sóc bé, bố mẹ cần quan tâm, nhận biết những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua nguyên nhân và cách chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh nhé!
Nguyên nhân gây khàn tiếng ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân thường thấy nhất gây khàn tiếng ở trẻ sơ sinh đó là do thời tiết thay đổi, dẫn đến trẻ bị cảm lạnh, ho nhiều. Ngoài ra, một số nguyên nhân phải kể đến như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi hệ hô hấp của trẻ bị virus, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm thanh quản và gây khàn tiếng.
- Khóc quá nhiều: Vì lí do nào đó khiến trẻ khóc quá nhiều cũng sẽ gây áp lực đến dây thanh quản và dẫn đến khàn tiếng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị tình trạng trào ngược dạ dày, axit sẽ liên tục tiếp xúc với cổ họng và dây thanh quản gây khàn tiếng.
- Bé bị kích thích: Khi trẻ thường xuyên hít phải khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá cũng gây khàn tiếng do dây thanh quản còn non nớt.
- Nốt sần: Khi dây thành âm hoạt động quá mức sẽ gây hình thành các nốt sần và sưng ở mép, cũng có thể đây là nguyên nhân gây khàn tiếng mạn tính.
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?
Khi nhận thấy trẻ bị khàn tiếng, kèm các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đưa trẻ đi điều trị càng sớm càng tốt nhé:
- Khàn tiếng kèm với đau họng, quấy khóc kéo dài.
- Ho liên tục mà không thuyên giảm.
- Hơi thở bất thường, kho khè khó thở.
- Chán ăn, bỏ ăn hoặc quấy khóc bỏ bữa.
Cách phòng ngừa và điều trị khàn tiếng cho trẻ sơ sinh
Ngay khi phát hiện trẻ khóc nhiều kèm với giọng bị khàn thì bố mẹ cần nhanh chóng sắp xếp đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể có thể phòng ngừa, ngăn khàn tiếng kéo dài cho trẻ sơ sinh bằng một số cách sau:
- Không để trẻ sơ sinh khóc nhiều: Hạn chế đến mức tối đa việc trẻ gào khóc, khóc thét trong thời gian dài vì có thể gây tổn thương đến dây thanh quản. Bố mẹ hãy dỗ trẻ bằng cách ôm vào lòng hay làm bất cứ gì để đánh lạc hướng giúp trẻ bớt khóc.
- Không cho trẻ sơ sinh ăn quá no mỗi bữa: Để tránh quá tải gây trào ngược dạ dày thì bố mẹ không nên cho con ăn quá nhiều, ăn no vô tình làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra để hệ tiêu hóa của bé hấp thu tốt hơn.
- Vệ sinh khoang miệng cẩn thận: Việc vệ sinh khoang miệng khi bị khàn tiếng là cần thiết bởi lúc này thanh quản của trẻ dễ bị tổn thương, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm bệnh thêm trầm trọng.
- Bổ sung đủ nước: Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên tăng cữ bú để bé có được đủ lượng nước cần thiết, hạn chế gây khô họng, đau rát do thiếu nước.
- Duy trì độ ẩm trong phòng: Một không gian có đủ độ ẩm cần thiết sẽ giúp cổ họng trẻ sơ sinh ít bị khô, phòng ngừa khan tiếng. Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm, duy trì độ ẩm ở mức 30-50% là phù hợp.
Vừa rồi Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn đã cùng bạn tìm hiểu qua nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa khàn tiếng ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp bố mẹ chăm sóc bé được khỏe mạnh hơn, giải quyết tình trạng khan tiếng ở con yêu.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị khàn tiếng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.