Bạn đang xem bài viết Cách đeo đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình chơi và luyện tập patin, người chơi không chỉ đi đúng kỹ thuật mà còn phải biết cách đeo đồ bảo hộ patin đúng. Để tìm hiểu chi tiết, bạn hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tham khảo qua bài viết cách đeo đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin nhé!
Đồ bảo hộ khi trượt patin gồm có những món nào?
Những món đồ bảo hộ khi trượt patin gồm có mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ tay và đầu gối. Ở đầu, tay và đầu gối là những điểm dễ bị trầy xước trong quá trình vận động, nhất là những kỹ thuật khó. Thế nên, khi chơi cũng như luyện tập patin, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những món này.
Mũ bảo hiểm
Nhằm bảo vệ vị trí đầu luôn an toàn tuyệt đối trong quá trình luyện tập, thì bạn cần trang bị cho mình một chiếc mũ bảo hiểm, nhất là đối với trẻ em khi chơi patin. Mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ vùng đầu, giảm tổn thương nếu lỡ xảy ra trường hợp ngã hay va đập.
Thế nên, trong khi luyện tập và chơi patin, người chơi không được bỏ qua món đồ này để đảm bảo an toàn khi chơi và không xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Bộ đồ bảo hộ bàn tay, khuỷu tay và đầu gối
Bộ đồ bảo hộ bàn tay, khuỷu tay và đầu gối là một trong những món đồ bảo hộ cần thiết và thiết yếu khi chơi patin. Các nơi như đầu gối, khuỷu tay và bàn tay là những bộ phận hường có nguy cơ chịu nhiều chấn thương nhất, bởi người chơi patin thường có xu hướng lấy khuỷu tay, lòng bàn tay và gối để chống đỡ. Vì vậy, đồ bảo hộ này sẽ bảo vệ bạn an toàn hơn khi vui chơi trượt patin, tránh những chấn thương nặng có thể xảy ra.
Cách đội mũ bảo hiểm đúng cách
Nếu bạn đội mũ bảo hiểm sai cách, không cài quai nón cẩn thận khi chơi có thể gây nguy hiểm ở phần đầu của bản thân, gây khó chịu và đau đầu. Trái lại, việc đội mũ bảo hiểm đúng cách sẽ giúp bạn an tâm hơn khi trượt patin và đảm bảo an toàn hơn.
Nếu bạn biết cách đội mũ an toàn sẽ cho bạn cảm giác thoải mái, yên tâm hơn khi luyện tập và vui chơi. Tầm nhìn và tai nghe cũng tốt hơn giúp bạn điều khiển phương hướng di chuyển tiện lợi.
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy thử mũ bảo hiểm, mũ phải vừa với kích cỡ của đầu. Bạn không nên chọn mũ quá rộng hay quá chật vì nó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và kém an toàn.
Khi người chơi đội mũ lên có giác dễ chịu, không đau nhức, phần đầu vừa với phần lót của mũ ở các khí cạnh trước, sau, hai bên và trên đỉnh, thì chứng tỏ bạn đã đội mũ bảo hiểm đúng cách.
Bước 2: Tiếp theo, bạn cân chỉnh nón bảo hiểm đúng cách. Bạn xem xét phần vành trước của nón có song song với chân mày hay chưa và đầu nón phải cách chân mày khoảng 2 ngón tay là hợp lý.
Bước 3: Sau khi đã điều chỉnh mũ đạt chuẩn, kế tiếp bạn điều chỉnh quai nón thích hợp với khuôn mặt. Quai nón phải được cài sao cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm và hai bên quai ôm sát với thùy tai.
Khi cài nón, bạn không được để quai bị xoắn lại, nó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và đau khi cọ xát. Đồng thời, cũng không được cài quá chật hay quá lòng, tránh gây khó chịu và nón văng ra ngoài.
Bước 4: Cuối cùng, kiểm tra lại quai nón. Để kiểm tra chính xác, bạn đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón. Nếu cho hai ngón tay vào vừa là đã đội mũ đúng.
Cách đeo bảo hộ cho bàn tay
Bên cạnh việc bảo vệ phần đầu bằng cách đội nón bảo hiểm, thì người chơi cũng cần quan tâm và bảo vệ đôi tay của mình. Đồ bảo hộ cho bàn tay gồm có 2 món dùng để đeo cho tay trái và tay phải.
Khi đeo bảo hộ cho bàn tay đúng cách, sẽ giúp bạn khi chống tay xuống hạn chế chấn động đến xương bàn tay và cổ tay. Bạn thực hiện theo các bước chi tiết sau:
- Bước 1: Lựa chọn bảo hộ cho bàn tay đúng kích cỡ.
- Bước 2: Đeo bảo hộ cho bàn tay vào bằng cách xỏ ngón tay cái vào rãnh. Nếu bạn thấy bộ phận nhựa của bộ bảo hộ này che được lòng bàn tay và cổ tay là bạn đã đeo đúng cách.
Cách đeo bảo hộ cho khuỷu tay
Đeo đồ bảo hộ cho khuỷu tay là một trong những bước quan trọng và cần thiết cho người luyện tập patin, bởi khi mới chơi patin người chơi thường bị trầy xước ở khuỷu tay khi ngã. Cách đeo đồ bảo hộ cho khuỷu tay vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị đồ bảo hồ khuỷu tay vừa với kích cỡ của bản thân.
- Bước 2: Trên đồ bảo hộ khuỷu tay có mặt to và mặt nhỏ. Mặt to hơn của bộ bảo hộ, bạn đeo hướng lên bắp tay trên.
- Bước 3: Cuối cùng, ba lỗ thoáng khí trên bộ bảo hộ chúng ta cho nằm bên phần bắp tay dưới.
Cách đeo bảo hộ cho đầu gối
Cuối cùng là cách đeo bảo hộ cho đầu gối cũng vô cùng quan trọng và không thể thiếu, đặc biệt đối với người chơi mới bắt đầu chơi bộ môn này. Cũng giống như phần khuỷu tay, thì đầu gối cũng là nơi dễ bị chấn thương, trầy xước khi bạn bị va chạm, làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập của bạn sau này. Thế nên, bạn phải mang đồ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đầu gối.
Đồ bảo hộ cho đầu gối giống với đồ bảo hộ khuỷu tay nhưng chúng sẽ có kich thước lớn hơn. Dù vậy, cách đeo đồ bảo hộ cho đầu gối cũng tương tự với cách đeo đồ bảo hộ khuỷu tay, chỉ với các bước đơn giản là bạn có thể yên tâm luyện tập và vui chơi thỏa thích.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đeo đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin. Nếu bạn có thắc mắc, đừng quên để lại bình luận dưới đây nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách đeo đồ bảo hộ đúng cách khi trượt patin tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.