Bạn đang xem bài viết Các quốc gia cổ đại phương Tây ( Hy Lạp, Rô-ma) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài viết này nhằm cung cấp cho các bạn thông tin về sự hình thành và phát triển của các quốc gia cố đại phương Tây được diễn ra như thế nào. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần biết về những vấn đề sau.
Các quốc gia cổ đại phương Tây
I. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây
– Vào khoảng thế kỉ thứ I trước công nguyên, trên 2 bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a các quốc gia cppr đại Phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma được hình thành
a) Thiên nhiên
– Hi lạp và Rô-ma nằm ven biển Địa Trung Hải đất canh tác ít và khô cứng đã tạo nên những thuận lợi và khó khăn.
- Thuận lợi: Có biển, nhiều cảng, tạo điều kiện cho sự ra đời sớm nghề hàng hải.
- Khó khăn: Đất xấu và ít, khó khăn cho việc trồng lúa, chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm, thế nên nguồn lương thực luôn ở tình trạng phải nhập khẩu.
b)Đời sống con người
– Khoảng đầu thiên niên kỉ thứ I trước công nguyên người Địa Trung Hải đã biết chế tạo công cụ bằng sắt, điều này kéo theo sự phát triển của nghề trồng trọt, thủ công nghiệp và kinh tế hàng hóa.
+ Thủ công nghiệp phát triển, nhiều thợ giỏi, nhiều mẫu hàng hóa đẹp, chất lượng cao và qui mô lớn.
+ Thương nghiệp đường biển phát triển, việc giao lưu mua bán trao đổi với các vùng ven Địa Trung Hải và các nước Phương Đông cũng phát triển mạnh.
+ Thương mại phát đạt tạo tiền đề cho sự phát triển của sự lưu thông tiền tệ.
+ Pi rê, Đơ lốt là trung tâm mua bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.
II. Xã hội cổ đại Hy lạp Rô-ma gồm những giai cấp nào?
– Có hai giai cấp cơ bản: chủ nô, nô lệ.
+ Chủ nô: có quyền lực, có tài sản và bốc lột sức lao động của nô lệ.
+ Nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị bốc lột một cách tàn nhẫn, đặc biệt được xem là một ” công cụ biết nói” của chủ nô.
III. Thị quốc Địa Trung Hải
– Thị quốc là kết quả của việc các đất đai trong tình trạng bị phân nhỏ và đặc điểm cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp
– Tổ chức của thị quốc đó là đơn vị hành chính thành thị
– Bản chất của nền dân chủ: là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bốc lột tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ.
– Hi lạp giàu có nhờ kinh tế của công thương nghiệp và sự bốc lột sức lao động của nô lệ. Nô lệ bị bốc lột nên phản kháng chủ nô.
– Đến thế kỉ thứ III trước công nguyên thị quốc Rô-ma đi xâm chiếm các nước khác và trở thành đế chế Rô-ma, loại bỏ nền dân chủ thay vào đó là một hoàng đế đầu quyền lực như hoàng đế Xê da.
IV. Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô-ma
– Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên một trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển. .
– Họ tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo.
a) Lịch và chữ viết
– Họ tính ra được một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra lần lượt một tháng có 30 ngày, 31 ngày và tháng 2 có 28 ngày
– Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,…. ban đầu có 20 chữ cái, sau có thêm 6 chữ cái nữa là 26 chữ cái hoàn thành một bảng chữ đầy đủ như hệ thống bảng chữ cái ngày nay.
b) Khoa học
– Chủ yếu ở các lĩnh vực: toán, lí, sử, địa
– Khoa học ở thời Hi lạp, Rô-ma mới được gọi là khoa học có độ chính xác cao, khái quát thành định lí, lí thuyêt và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi.
c) Văn học
– Chủ yếu là các thể loại kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d) Nghệ thuật
– Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thần. Các công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các quốc gia cổ đại phương Tây ( Hy Lạp, Rô-ma) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.