Bạn đang xem bài viết Các loại nhiệt kế phổ biến và cách sử dụng đúng cách tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiệt kế là dụng cụ y tế dùng để đo nhiệt độ được sử dụng phổ biến và rộng rãi ngay trong các hộ gia đình. Hiện nay có rất nhiều loại nhiệt kế trên thị trường với mẫu mã, công dụng và cách sử dụng khác nhau.
Tham vấn y khoa từ bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc – Bác sĩ Gây mê – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, dưới đây là thông tin về các loại nhiệt kế phổ biến và cách sử dụng đạt đúng cách.
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế khá quen thuộc và được sử dụng từ rất lâu đời. Nhiệt kế này hoạt động dựa trên nguyên lý sự giãn nở của thuỷ ngân theo nhiệt độ, nghĩa là khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm cho thủy ngân trong ống nở ra (cột nhiệt độ chạy lên) hay co lại (nhiệt độ kéo xuống).
Vị trí sử dụng: Nách, hố nách, hậu môn.
Ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm: Cho kết quả chính xác.
– Nhược điểm: Cách thực hiện đo phức tạp trong một khoảng thời gian dài. Khó sử dụng đối với một số người. Dễ gây tai nạn và ngộ độc thủy ngân trong khi sử dụng.
Tham khảo thêm: Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, xử lý thế nào để không bị ngộ độc?
Cách sử dụng:
– Dùng đo nách: Trước khi dùng cần vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Làm sạch và lau khô vùng nách. Sau đó, kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách. Đọc kết quả sau 5 phút đo.
– Dùng đo hậu môn: Vẩy nhiệt kế xuống mức 35,5 độ C. Tiếp đến, bôi trơn đầu nhiệt kế, đẩy trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn khoảng 2 – 3 cm, kết quả được đọc sau khoảng 3 phút.
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử là loại nhiệt kế ra đời sau nhiệt kế thủy ngân nhưng được sử dụng rộng rãi hơn với độ chính xác cao và an toàn cho người sử dụng. Nhiệt kế này hoạt động dựa vào tia hồng ngoại, hoặc cảm biến nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế để đo nhiệt độ một cách chính xác.
Vị trí sử dụng: Nách, hố nách, hậu môn, miệng, tai.
Ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm: Đọc kết quả chỉ sau khoảng 1 phút đo. An toàn, phù hợp với mọi độ tuổi.
– Nhược điểm: Một số loại nhiệt kế cho kết quả chưa chính xác và cần nhiều phút để đọc kết quả.
Cách sử dụng:
– Dùng cho nách: Đặt nhiệt kế tại vùng hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc với vùng da ở nách.
– Dùng cho miệng: Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi và ngậm chặt miệng khi đo. Nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để tránh sai số.
– Dùng cho hậu môn (độ chính xác cao): Đặt đầu nhiệt kế vào vùng hậu môn cách khoảng 2 – 3 cm. Cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau.
Lưu ý: Nhiệt kế dùng đo nhiệt độ ở miệng không được sử dụng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.
Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế hoạt động dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại tỏa ra từ vật thể cần đo sau đó tính toán và hiển thị kết quả trên bản điện tử. Nhiệt kế này có thể thực hiện đo nhiệt độ cho đối tượng mà không cần chạm vào người hoặc vật thể.
Vị trí sử dụng: Tai, trán.
Ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm: Đọc kết quả chỉ sau khoảng 3 giây đo. An toàn, phù hợp với mọi độ tuổi. cho nhiệt độ chính xác tương đương với nhiệt kế điện tử.
– Nhược điểm: Không được khuyến cáo dùng ở trẻ sơ sinh. Kết quả đo có thể bị ảnh hưởng nếu có ráy tai.
Cách sử dụng:
– Dùng cho tai: Đưa đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai và ấn nút đo, đọc kết quả hiển thị sau vài giây.
– Dùng cho trán: Đưa nhiệt kế tiếp xúc với vùng giữa của trán và ấn nút đo. Di chuyển nhiệt kế từ giữa ra ngoài về phía vùng thái dương để tìm đỉnh nhiệt độ cao nhất.
Trên đây là những thông tin về các loại nhiệt kế phổ biến và cách sử dụng đạt đúng cách mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích với bạn.
Nguồn: Vinmec
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các loại nhiệt kế phổ biến và cách sử dụng đúng cách tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.