Bạn đang xem bài viết Các loại màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay và cách sửa loa bị rách màng nhanh chóng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Màng loa là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình phát ra âm thanh của loa, nó giúp chất lượng âm thanh tốt hơn, tăng cảm giác thích thú hơn cho người nghe. Hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu ngay các loại màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay và cách sửa loa bị rách màng nhanh chóng nhé!
Màng loa là gì? Vì sao màng loa lại được ưu ái như vậy?
Màng loa hay có tên gọi khác là nón loa, là một trong những bộ phận của loa. Khi được kích hoạt để hoạt động thì màng loa sẽ bắt đầu đẩy không khí ngược và xuôi để có sóng âm thanh.
Màng loa luôn được ưu ái vì chúng có nhiệm vụ khác với các nhạc cụ, không phải là tạo ra âm thanh mà màng loa giúp tái tạo âm thanh. Đây chính là bộ phận có chức năng trực tiếp chuyển tín hiệu từ amply tới cuộn voice coil thành âm thanh.
Một màng loa lý tưởng là khi chúng rung mạnh mà vẫn không bị uốn cong và nhanh chóng chuyển thành một dải âm thanh khác.
Đối với màng loa thì thiết kế đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi chính màng loa sẽ tạo ra hiệu suất tổng thể cho âm thanh của loa. Vì thế, màng loa cũng chính là bộ phận mà nhiều nhà sản xuất phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức nhất.
Các vật liệu làm màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng vật liệu làm màng loa, trong đó phổ biến nhất là: Màng loa làm bằng giấy, bằng gỗ, bằng kim loại hay thậm chí là làm bằng nhựa tổng hợp và gốm.
Bằng giấy
Màng loa bằng giấy là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đa số những dòng loa gia đình hiện nay đều sử dụng màng loa này, vì dễ chế tạo cũng như dễ sửa chữa khi hư hỏng mà giá thành tương đối rẻ.
Bên cạnh đó, chất lượng âm thanh của màng loa bằng giấy cực tốt, mang lại chất âm chân thực và hấp dẫn vì thế mà loại vật liệu này rất phù hợp để sử dụng cho các mẫu loa tạo ra những âm thanh có độ ấm cao.
Bằng gỗ
Dòng loa sử dụng màng loa bằng gỗ có tốc độ truyền âm tương đối lớn cùng với đó là khả năng truyền âm thanh có độ phân giải cao (âm thanh Hi-Res). Vật liệu này được khá nhiều người lựa chọn bởi tính sống động, rõ ràng và cộng hưởng tốt của loa.
Kim loại
Màng loa được làm bằng kim loại thường được sử dụng những chất liệu như: Titanium, Aluminum,… Những vật liệu được làm bằng kim loại này thường xuất hiện trong những loa có công suất lớn.
Các dòng loa có màng kim loại thường tạo ra âm thanh có âm trầm, ít trung thực nhưng tạo cho người nghe cảm giác gần gũi và ấm áp hơn.
Đối với những dòng loa được làm bằng màng kim loại thì có giá thành khá cao bởi màng loa được làm bằng kim loại khá đẹp, cứng cáp, mang lại sự độc đáo trong dàn âm thanh.
Nhựa tổng hợp và gốm
Với màng loa có vật liệu là nhựa tổng hợp và gồm thì có giá thành tương đối rẻ, bền bỉ và có độ tản nhiệt tương đối tốt.
Màng loa này phù hợp dành cho những dòng loa có công suất lớn và có giá thành thấp, tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, khuyết điểm của dòng loa này lại khá thô và cứng, chất lượng âm thanh còn yếu.
Một số điều bạn về màng loa mà không phải ai cũng biết
Đối với loa Midrange và Woofer
Những dòng loa Midrange và loa bass thường sử dụng màng loa dạng nón. Những vật liệu được sử dụng làm màng loa dạng nón chủ yếu là nhựa tổng hợp Polypropylene.
Vật liệu này có thể được gọi với nhiều tên khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất nhằm phục vụ cho chiến lược Marketing của công ty nhưng thực tế vẫn chỉ là một vật liệu.
Polypropylene có hai ưu điểm quan trọng đó là chất âm khá tốt, sản xuất chất liệu này khá dễ nên giá thành tương đối rẻ.
Màng loa Polypropylene có chất âm tốt là nhờ vào khả năng tắt dần những dao động của màng loa tốt, điều đó cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát được khả năng vỡ tiếng của âm thanh. Từ đó có thể chuyển âm thanh một cách mượt mà, trơn tru hơn.
Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng chất lượng của màng loa Polypropylene không hay, còn thiếu sức sống so với màng loa giấy. Nhưng thực tế những trường hợp như vậy là loa màng Polypropylene sản xuất bị lỗi hoặc do quá mềm.
Nếu được sản xuất cẩn thận, đúng kỹ thuật thì loa màng Polypropylene sẽ có độ tắt dần của dao động tần số chơi nhạc hoàn hảo với chất lượng cao.
Bên cạnh loại chất liệu Polypropylene thì còn có những màng loa được làm từ các chất liệu khác như bằng giấy, kim loại, nhựa tổng hợp và nhôm, gốm hay thậm chí gỗ, cũng có ưu điểm và phù hợp với dòng loa Midrange và Woofer. Tất cả những chất liệu trên đều là tiền đề để tạo ra một chất lượng âm thanh tốt nhất.
Đối với loa Tweeter
Những loa Tweeter phù hợp với những màng loa có cấu hình dạng vòm. Loa vòm dạng Tweeter là một điểm khác biệt, tuy nhiên chúng vẫn giữ các yêu cầu cơ bản như thật nhẹ, thật cứng.
Hiện tại thì loa Tweeter thêm yêu cầu phản hồi cực nhanh để có thể đánh được những dải âm cao, thường thì tần số từ 3kHz cho đến hơn 20kHz.
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến vật liệu làm màng loa đó là mật độ, tốc độ và hệ số biến dạng hay còn gọi là hệ số Poisson.
Mật độ chính là yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng của màng loa, mật độ càng thấp thì màng loa càng nhẹ. Vì thế, tốc độ âm thanh sinh ra do màng loa rung với tốc độ càng cao thì đặc tính tần số càng mở rộng và mượt mà hơn.
Thực tế, các vật liệu làm màng loa đều khá mới mẻ, đối với những dòng loa Tweeter lâu đời thường có loa dạng vòm làm từ lụa mềm. Lụa mềm được làm từ chất liệu tổng hợp vì vậy, nó có tính đàn hồi cao và bền. Hiện nay, tần số của loa Tweeter đạt tới khoảng 23kHz đủ để có thể tận hưởng âm thanh.
Nhược điểm lớn nhất của màng loa lụa là dễ bị méo tiếng khi âm lượng quá lớn. Ngoài ra, loa Tweeter còn có một số nhược điểm khác như độ nhạy thấp, trở kháng thấp, đòi hỏi công suất amply rất lớn,…
Loa bị rách màng là như thế nào?
Rách màng loa là trường hợp chúng ta thấy khá nhiều với những người sử dụng loa, nhất là với màng loa được làm bằng giấy. Tuy nhiên, việc rách màng loa còn nằm ở một số trường hợp khác nhau như rách viền màng loa và màng loa bị tách ra khỏi gân loa.
Khi màng loa bị rách tách ra khỏi gân loa thì kết cấu của chiếc loa sẽ không được như ban đầu. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của loa khiến âm thanh sẽ bị rè và làm biến dạng âm thanh.
Khi bạn mở âm lượng hết cỡ quá lớn, làm tần số âm thanh thay đổi trực tiếp có thể làm màng loa bị tách viền thậm chí là rách cả màng loa. Một số trường hợp khách quan dẫn đến tình trạng màng loa bị rách như do va đập, côn trùng gặm nhấm, loa bị đổ nước,…
Cách sửa loa bị rách màng nhanh chóng và đơn giản tại nhà
Để có thể sửa màng loa bị rách ngay tại nhà, trước tiên bạn nên chuẩn bị keo dán màng loa chuyên dụng và màng đúng kích cỡ loa bạn đang sử dụng.
Tiếp theo là thực hiện theo các bước hướng dẫn dán màng loa dưới đây nhé:
Bước 1: Tháo lắp chắn bụi ở bên ngoài màng loa, sau đó bạn hãy vệ sinh bụi bẩn có trên màng loa và để màng loa khô sau khi vệ sinh.
Bước 2: Tra những keo chuyên dùng để dán màng loa mới lên bề mặt của màng loa cũ mà bạn muốn dán.
Bước 3: Chờ 10 – 15 phút để dung môi của keo được khô.
Bước 4: Ép 2 bề mặt dán màng loa lên nhau, cố gắng giữ cố định để hai màng loa dính với nhau tốt hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu loa đang kinh doanh với giá tốt tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để có thêm sự lựa chọn nhé:
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn các loại màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay và cách sửa loa bị rách màng nhanh chóng. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các loại màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay và cách sửa loa bị rách màng nhanh chóng tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.