Bạn đang xem bài viết Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như môi trường tác động, gen di truyền hay bệnh lý. Tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống và quá trình học tập của các bé. Vì thế bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu để kịp thời can thiệp giúp con hòa nhập với bạn bè. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là tình trạng rối loạn giao tiếp về cả khả năng nói hay thính giác. Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên thì đa số đều theo một cột mốc chung.
Một đứa trẻ có thể không biết nói từ nào cho đến 2,5 tuổi mới bắt đầu nói một vài câu ngắn. Có những đứa trẻ chỉ mới 10 tháng tuổi đã biết nói vài từ nhưng vốn từ cũng không tăng lên nhiều sau đó. Hầu hết thì các bé đều có thể giao tiếp tốt từ 3 tuổi.
Dấu hiệu bé chậm phát triển ngôn ngữ thường xuất hiện ở giai đoạn thơ ấu, sơ sinh. Nếu có sự chậm phát triển nào đó trong sự phát triển chung sẽ gây nên chậm phát triển ngôn ngữ. Các bé vẫn có thể phát triển ngôn ngữ của mình nhưng với tốc độ chậm hơn so với bình thường.
Chậm phát triển ngôn ngữ hay còn gọi là bé biết nói muộn thường xuất hiện ở độ tuổi 3 đến 16 tuổi. Tình trạng này chiếm 3% đến 10% tổng số trẻ em trên thế giới và xuất hiện ở bé nam nhiều hơn so với bé gái.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Để sớm nhận biết bé bị chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ hãy chú ý các dấu hiệu dưới đây:
- 4 tháng tuổi: Bé không biểu lộ cảm xúc, không nói bi bô hay phản ứng.
- 6 tháng tuổi: Bé không nói tiếng bập bẹ, không la hét, cười.
- 7 tháng tuổi: Bé không bắt chước âm thanh nghe được, không biết phản ứng các hành động như vẫy tay, tạm biệt.
- 9 tháng tuổi: Bé không phản ứng khi được gọi, không thể bi bô các từ “ba” hay “mẹ”.
- 12 tháng tuổi: Bé không thể sử dụng các hành động vẫy tay, lắc đầu, không thể sử dụng một số phụ âm. Bé không thể nói “ba” và “mẹ”.
- 12 đến 15 tháng tuổi: Bé không biết nói, không hiểu được các câu nói.
Bố mẹ cần chú ý quan tâm đến con để phát hiện những dấu hiệu tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ sớm nhất có thể. Nếu có các dấu hiệu trên bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.
Tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ngày càng tăng, vì thế bố mẹ cần lưu ý các biểu hiện, nguyên nhân của tình trạng này. Nếu bố mẹ phát hiện sớm sẽ kịp thời giúp bé cải thiện và phát triển toàn diện như bạn bè đồng trang lứa.
Nguồn: Vinmec tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị n – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Mua sữa bột các loại cho bé tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.