Bạn đang xem bài viết Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, đâu là nguyên nhân gây bục vết mổ đẻ? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để tránh gặp phải tình huống nguy hiểm cho sức khỏe, mẹ hãy lưu ý và thận trọng với 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ dưới đây. Cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Dấu hiệu bục vết mổ đẻ
Dưới đây là 7 dấu hiệu có nguy cơ dẫn đến tình trạng bục vết mổ mà mẹ nên cực kỳ lưu ý:
- Xuất hiện dấu hiệu rỉ máu, hở, thịt bên trong, vết mổ trông có vẻ như lồi lên
- Đau tức vùng bụng dưới; vùng ngực bị cương và đau
- Vết mổ có tiết dịch, mùi hôi
- Cảm giác cứng và đau tại vết mổ
- Cảm thấy nhói, không thoải mái ở vùng vết mổ mỗi khi cử động
- Đau nhói bên trong vết mổ
- Sốt; vết mổ sưng đỏ, nóng rát
Những yếu tố gây bục vết mổ đẻ
Để tránh tình trạng bục vết mổ sau sinh, mẹ nên kiêng cữ và chăm sóc bản thân đúng cách, tránh những điều sau:
- Khẩu phần ăn không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng, không nghỉ ngơi đủ và hợp lý
- Vệ sinh vết mở không đúng cách
- Vận động, di chuyển quá mạnh
- Quan hệ sớm sau khi sinh, quan hệ ở những tư thế không hợp lý, mạnh bạo
- Ngâm vết mổ trong nước quá lâu
- Chà xát, bôi kem vào vết mổ trong thời gian đang hồi phục
- Ho, hắt hơi quá mạnh mà không dùng tay ấn đỡ bụng
Dấu hiệu vết mổ đang lành tốt
Mức độ và thời gian lành vết mổ là khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa cũng như sự chăm sóc tỉ mỉ ở mỗi người. Song, trung bình những vết mổ sẽ mất khoảng bắt đầu lành trong 2 tuần.
Khi những lớp da phía bên ngoài cùng của vết mổ bắt đầu kết dính là thời những vết mổ đang trong quá trình hồi phục tốt, tình trạng bục vết mổ có tỉ lệ xuất hiện rất thấp. Sau khoảng 3 tháng vết mổ lành hẳn sẽ hoàn toàn không cần lo về vấn đề bục vết mổ.
Một vết mổ đang lành tốt có dấu hiệu chuyển dần sang màu đỏ hoặc hồng, miệng vết mổ liền vào nhau tạo thành đường mảnh, đôi khi có thể dày và rộng, phần da hơi nhô cao.
Những lưu ý khi chăm sóc vết mổ đẻ
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, mẹ nên cực kỳ thận trọng những điều sau đây để tránh gây ra tác động dẫn đến việc bục vết mổ:
- Không vận động mạnh, nhấc vật nặng trong ít nhất 3 tháng đầu sau sinh
- Vệ sinh tay thật sạch trước khi chạm vào vết mổ, tránh chà xát, ấn vào vết mổ khi không cần thiết
- Nên sử dụng quần áo thoải mái, vừa vặn, không dùng áo quần bó sát gây động chạm, làm đau vết mổ
- Thường xuyên đi bộ giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ hóa tử cung, song tránh việc đi cầu thang
- Chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các món như: Thịt, trứng, sữa, đậu nành, các loại hạt cùng vitamin C
- Sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa vitamin E cho vết mổ sau khi vết mổ đã khô và liền miệng
- Kiêng quan hệ vợ chồng tối thiểu 3 tháng sau phẫu thuật
- Không tự điều khiển phương tiện giao thông tối thiểu 45 ngày sau sinh.
Hy vọng bài viết sau đã cung cấp đến bạn thông tin cụ thể về những dấu hiệu bục vết mổ để, giúp ích trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Đừng quên theo dõi Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn mỗi ngày để cập nhật thông tin hữu ích nhé!
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, đâu là nguyên nhân gây bục vết mổ đẻ? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.