Bạn đang xem bài viết Các cơn đau thường gặp khi mới đi xe đạp. Nguyên nhân và mẹo khắc phục hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong quá trình luyện tập hay những người mới bắt đầu chạy xe đạp không thể tránh khỏi những cơn đau thường gặp khi đi xe đạp như đau lưng, gối, tay, cơ bắp, cổ,… Để khắc phục tình trạng đó, hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn xem ngay các cơn đau thường gặp khi mới đi xe đạp, nguyên nhân và mẹo khắc phục hiệu quả nhé!
Xem ngay thiết bị massage đang giảm giá SỐC
Đau lưng dưới
Biểu hiện:
- Phần lưng dưới, cột sống có hiện tượng đau mỏi.
- Mỗi khi bạn đứng dậy, thường gặp khó khăn và đau nhức cả mình.
- Bạn cảm thấy đau nhức ở vùng xương tại ngực rồi lan sang hai bên bả vai, cánh tay.
Nguyên nhân:
- Bạn chọn xe không thích hợp với chiều cao, sải tay của mình.
- Tư thế chạy xe không chuẩn xác.
- Sức khỏe cột sống của bạn yếu, có vấn đề xương.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại chiều độ cao thấp của xe sao cho thích hợp với bản thân. Nếu cần thiết, bạn nên thay đổi một chiếc xe đạp mới có kích thước thích hợp.
- Thay đổi tư thế chạy xe sao cho thích hợp với loại xe bạn đang đi. Bạn có thể tìm hiểu từ các nguồn tin đáng tin cậy hay nhờ những người có kinh nghiệm lâu năm chỉnh sửa lại cho chuẩn.
- Đến bệnh viện, nhờ các bác sĩ tư vấn chăm sóc.
Đau đầu gối
Biểu hiện:
- Bạn sẽ đau nhức ngay vùng xương đỉnh của đầu gối.
- Đầu gối đau nhức dẫn đến cử động khó khăn.
- Cứng khớp, khó cử động khớp, ảnh hưởng đến hoạt động đi lại.
- Nếu nặng, đầu gối có thể sưng đỏ.
Nguyên nhân:
- Bạn chỉnh chiều cao của yên xe quá thấp hoặc quá cao.
- Do bạn đã bị chấn thương từ trước, khi đạp xe, vết thương ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Không làm nóng, khởi động cơ thể trước khi lái xe.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh chiều cao của yên xe sao cho thích hợp với chiều cao bản thân.
- Đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
- Bạn nên giành 15 phút để khởi động trước khi chạy xe.
Đau tay
Biểu hiện:
- Hai tay bị tê khi đang điều khiển xe.
- Các ngón tay bị đau buốt, tê nhức kéo dài.
- Nó có thể nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.
- Ngứa ran ở bàn tay hoặc ngón tay
Nguyên nhân:
- Chiều cao tay lái xe thấp.
- Để tay ở một vị trí quá lâu trên ghi đông.
- Không đeo găng tay khi điều khiển xe trong quãng đường dài.
- Ghi đông không cứng, thô, không tại cảm giác thoải mái, êm ái khi điều khiển.
- Khi chạy xe, bạn đặt quá nhiều trọng lượng hoặc áp lực lên và dồn hết về tay của mình.
Cách khắc phục:
- Tăng chiều cao của tay lái để bù áp suất.
- Di chuyển vị trí tay trên ghi đông khi đang di chuyển.
- Bạn hãy đeo găng tay khi chạy xe đạp.
- Sử dụng dây quấn ghi đông để tạo cảm giác êm ái khi điều khiển.
- Điều chỉnh lại cách đặt tay sao cho phù hợp.
Đau cơ bắp
Biểu hiện:
- Khó khăn trong việc di chuyển.
- Toàn thân cảm thấy đau nhức, mệt mỏi.
- Đau, nhức mỏi các cơ.
- Vùng da bị đau sẽ đỏ lên, sưng tấy.
- Vùng bị đau trở nên nhạy cảm hơn.
- Đau khớp.
- Nặng hơn có thể gây ra sốt.
Nguyên nhân:
- Bạn hoạt động vượt quá sức khỏe bản thân cho phép. Nó sẽ gây áp lực trên hệ thống dây thần kinh, làm đau nhức các cơ.
- Đã bị chấn thương trước đó, chưa hồi phục hoàn toàn đã tiếp tục chạy xe.
- Không khởi động kỹ và làm ấm cơ thể trước khi luyện tập xe đạp.
- Căng cơ ở một hoặc nhiều khu vực.
Cách khắc phục:
- Kiểm soát lại quá trình luyện tập sao cho phù hợp với sức khỏe bản thân.
- Nếu bạn bị chấn thương trước đó, hãy nên gặp bác sĩ trước khi điều khiển xe đạp.
- Khởi động những bài tập thông thường như xoay cổ tay, gối, hông, đùi,… trước khi chạy xe.
- Bạn uốn cong cả hai phần đầu gối, vắt chéo chân trái của bạn để cho mắt cá chân trái dựa trên phần đầu gối phải của bạn. Việc này sẽ giúp bạn giảm đi phần nào tình trạng đau mỏi.
Đau cổ
Biểu hiện:
- Lưng vai đau nhức, mệt mỏi và hai bên cổ.
- Bạn sẽ đau hơn khi đứng dậy, di chuyển hoặc ngồi quá lâu hay di chuyển cột sống cổ.
- Nếu không chữa trị nhanh, nó sẽ lan xuống bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu.
- Bạn chỉ cần di chuyển nhẹ cũng ảnh hưởng và gây đau vùng cổ, vai, gáy.
Nguyên nhân:
- Vị trí yên xe không đúng.
- Do hạ huyết áp vùng cổ.
- Tư thế chạy xe đạp không chính xác. Vì mỗi loại xe sẽ có những tư thế chuẩn khác nhau.
- Tay lái xe của bạn quá thấp.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại vị trí yên xe cho đúng vị trí
- Bạn nằm ngửa với đầu gối cong lại. Bạn hãy tập trung tại một điểm ngay trên phần đầu gối đồng thời kéo phần cằm của bạn về phía vùng da và không ngẩng đầu lên. Thực hiện trong vòng 10 giây và thực hiện lại nhẹ nhàng trong 10 giây tiếp theo.
- Thay đổi lại tư thế chạy xe sao cho phù hợp với mẫu xe bạn đang chạy.
- Điều chỉnh lại tay lái xe sao cho thích hợp với bản thân.
Nóng, ngứa ran ở ngón chân
Biểu hiện:
- Ngón chân của bạn bị ngứa, có thể nổi những mẩn đỏ li ti.
- Ngón chân ửng đỏ, nóng, tạo cảm giác khó chịu.
- Khó khăn trong việc di chuyển.
- Bàn chân có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân:
- Buộc dây giày quá siết chân.
- Giày đạp xe không phù hợp, quá chật. Nếu giày chật sẽ làm thần kinh dưới chân không có máu huyết lưu thông.
Cách khắc phục:
- Xem lại cách bạn buộc dây giày có hợp lý chưa.
- Sắm cho mình một đôi giày mới, chú ý ở phần ngón chân được thoải mái, cử động tốt.
Đau hông
Biểu hiện:
- Thắt lưng và xương hông cảm thấy tê, mỏi.
- Phần 2 bên hông đau nhức, có thể ửng đỏ.
- Nếu đau nặng, sẽ làm bạn đi khập khiễng, gặp khó khăn khi di chuyển.
Nguyên nhân:
- Bạn điều chỉnh yên xe quá cao.
- Líp xe quá cao, khiến các cơ đùi phải làm việc quá sức.
- Khi chạy xe, đầu gối không được duỗi thẳng.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh lại yên xe thích hợp với chiều cao bản thân.
- Lên líp xe nhẹ hơn để giúp tăng vòng đạp.
- Luyện tập những bài tập thể thao, gym về cơ hông.
Chấn thương mắt cá chân và khớp cổ chân
Biểu hiện:
- Tình trạng đau âm ĩ kéo dài khắp bàn chân.
- Đau ở xương khớp cổ chân nhiều hơn là đau ngoài da thịt.
- Mắt cá chân ửng đỏ, đau nhức.
- Khớp cổ chân yếu, khó khăn trong việc di chuyển.
Nguyên nhân:
- Bạn luyện tập quá sức với cường độ cao đột ngột.
- Luyện tập không có thời gian hợp lý, rảnh giờ nào tập giờ đó.
- Vị trí yên xe và ghi đông không thích hợp. Nếu yên xe và ghi đông đặt quá xa về phía trước, người đạp sẽ phải với chân liên tục và tạo ra nhiều áp lực ở khớp cổ chân khi nhấc bàn đạp gây chấn thương.
Cách khắc phục:
- Cân nhắc chế độ luyện tập sao cho phù hợp với cơ thể và tăng cường độ luyện tập từ từ.
- Lên lịch trình luyện tập phù hợp, phân bổ thời gian hợp lý.
- Điều chỉnh lại vị trí yên xe và ghi đông thích hợp với kích thước người.
- Nếu bị viêm nặng, bạn hãy chườm đá có thể giúp giảm viêm.
- Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây như cam, dứa, thơm, khế,… vì chúng chứa nhiều chất chứa nhiều enzyme bromelain giúp giảm viêm và đau hiệu quả.
Chuột rút
Biểu hiện:
- Các cơ co mạnh, đau thắt đột ngột, gây tê nhức, kéo dài trong vài phút.
- Bạn không thể đứng lên ngay lập tức.
Nguyên nhân:
- Cơ thể bị mất nước.
- Cơ thể, sức khỏe yếu, mệt mỏi.
- Thiếu muối.
- Bạn đã bị chấn thương mắt cá cổ chân nhưng chưa hồi phục đã điều khiển xe đạp, dễ dẫn tới tình trạng chuột rút.
Cách khắc phục:
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày, hãy đem theo một bình nước khi luyện tập.
- Nghỉ ngơi hợp lý, khi nào bạn cảm thấy khỏe khoắn, đủ sức hãy tiếp tục luyện tập.
- Bổ sung các chất điện giải như kali và muối natri trong những bữa ăn hàng ngày.
- Hãy đảm bảo rằng, khi điều khiển xe, bạn không gặp bất kỳ chấn thương nào trước đó.
- Massage nhẹ nhàng vùng chân bị chuột rút.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các cơn đau thường gặp khi mới đi xe đạp. Nguyên nhân và mẹo khắc phục hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các cơn đau thường gặp khi mới đi xe đạp. Nguyên nhân và mẹo khắc phục hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.