C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn viết phương Anilin tác dụng với HCl. Phương trình này cho thấy Anilin có tính bazo, tác dụng được với dung dịch axit và làm quỳ hóa đỏ.
1. Phương trình Anilin tác dụng với HCl
C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl–
Anilin phenylamoni clorua
Mởi rộng: Phương trình tổng quát amin tác dụng với dung dịch axit HCl
R–NH2 + HCl → R–NH3Cl
2. Điều kiện Anilin tác dụng với HCl
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của Anilin
3.1. Bị oxi hóa bởi oxi
– Để lâu trong không khí, anilin chuyển sang màu đen vì bị oxi hóa bởi oxi trong không khí
3.2. Tính bazơ
– Anilin phản ứng với axit mạnh tạo thành ion anilium
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl–
3.3. Phản ứng với axit nitrơ
C6H5NH2 + HNO2 + HCl → C6H5N2Cl + 2H2O
3.4. Phản ứng thế ở nhân thơm
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2n+1N
B. CnH2n+1NH2
C. CnH2n+3N
D. CxHyN
Câu 2. Số đồng phân amin bậc II của C4H11N là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
=> Có 3 đồng phân
Câu 3. Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.
B. amoni clorua metylamin natri hiđroxit.
C. anilin amoniac natri hiđroxit.
D. metylamin, amoniac, natri axetat.
Câu 4. Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng nào xảy ra có:
A. khí bay ra
B. kết tủa màu đỏ nâu
C. khí mùi khai bay ra
D. Không hiện tượng gì.
3C2H5NH2+ 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl
Câu 5. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Br2
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch AgNO3
Để phân biệt anilin và etylamin ta dùng dung dịch Br2. Anilin tạo kết tủa trắng còn etylamin không tác dụng
Câu 6. Cho anilin tác dụng với các chất sau: dung dịch Br2, H2, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl–
C6H5NH2 + HNO2 + HCl → C6H5N2Cl + 2H2O
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
Câu 7. Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. C6H5NH2.
B. H2N-CH2-COOH
C. CH3CH2CH2NH2.
D. H2N-CH(CH2-CH2-COOH)-COOH.
Loại vì B H2N-CH2-COOH có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH ⟹ Không làm đổi màu quỳ tím.
Đúng vì C. CH3CH2CH2NH2 có 1 nhóm -NH2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh
Loại vì D. H2N-CH(CH2-CH2-COOH)-COOH có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH ⟹ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ