C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3NH2 + HBr được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn là phương trình phản ứng khi cho Anilin tác dụng với brom sản phẩm thu được tạo kết tủa trắng, phản ứng này các bạn hết lưu ý dùng để nhận biết anilin trong bài tập nhận biết.
1. Phản ứng giữa C6H5NH2 và Br2
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
(↓ trắng)
Do ảnh hưởng của nhóm NH2, ba nguyên tử H ở vị trí ortho và para so với nhóm NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom
2. Điều kiện phản ứng Anilin tác dụng với brom
Nhiệt độ thường
3. Cách tiến hành thí nghiệm Anilin tác dụng với brom
Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml anilin, thấy ông nghiệm xuất hiện kết tủa trắng
4. Tính chất của Anilin
4.1. Tính chất vật lí và nhận biết
Anilin là chất lỏng, sôi ở 184°C, không màu, rất độc, tan ít trong nước nhưng tan trong etanol và benzen.
4.2. Tính chất hóa học anilin
- Bị oxi hóa bởi oxi
Để lâu trong không khí, anilin chuyển sang màu đen vì bị oxi hóa bởi oxi trong không khí
Phản ứng cháy
4C6H5NH2 + 31O2 → 24CO2 + 14H2O + 2N2
- Tính bazơ:
Anilin phản ứng với axit mạnh tạo thành ion anilium
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3+Cl-
- Phản ứng với axit nitrơ:
C6H5NH2+ HNO2 + HCl → C6H5N2Cl + 2H2O
- Phản ứng thế ở nhân thơm
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
Phương trình phản ứng minh họa
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
a) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng
b) Phản ứng giữa buta-1,3-dien với acrilonitrin là phản ứng đồng trùng hợp.
c) Anilin có khả năng làm đổi màu quỳ tím thành xanh vì có tính bazo
d) Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2+ 3HBr
b) Phản ứng giữa buta-1,3-dien với acrilonitrin là phản ứng đồng trùng hợp.
c) Sai vì Do –NH2 gắn trực tiếp lên vòng benzen làm giảm mật độ electron ở nguyên tử N mạnh. ⇒ tính bazơ của anilin yếu hơn hẳn so với NH3 ⇒ không làm đổi màu quỳ tím
d) Đúng Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
Câu 3. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. giấy quì tím.
B. nước brom.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch phenolphtalein.
Ta dùng dung dịch brom
Mẫu thử nào xuất hiện tạo kết tủa trắng chất ban đầu là Anilin
C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 + 3HBr
Stiren làm mất màu dung dịch brom tạo dung dịch trong suốt.
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
Mẫu thử không có hiện tượng gì thì dung dịch ban đầu chính là Benzen
Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N.
B. CH3NHCH3.
C. CH3NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
Loại A vì (CH3)3N là amin bậc III
Loại B vì CH3NHCH3 là amin bậc II
Đúng C CH3NH2là amin bậc I
Loại D vì CH3CH2NHCH3 là amin bậc II
Câu 5. Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
=> Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là 4
Câu 6. Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:
A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.
B. Do amin tan nhiều trong H2O.
C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.
D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.
Câu 7. Anilin (C4H9NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. Na2CO3.
D. NaCl.
Phương trình phản ứng minh họa
C4H9NH2 + HCl → C4H9NH3Cl
Câu 8. Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
A. dung dịch NaOH và nước.
B. dung dịch HCl và nước.
C. dung dịch amoniac và nước.
D. dung dịch NaCl và nước.
Phương trình phản ứng minh họa
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
Câu 9. Hỗn hợp A gồm Alanin và axit glutamic. Cho a gam B tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư, thu được dung dịch C chứa (a + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho a gam A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch C chứa (a + 36,5) gam muối. Giá trị của a là?
A. 112,2 gam
B. 224,2 gam
C. 168,15 gam
D. 280,5 gam
Coi phản ứng như sau ta có:
– NH2 + HCl → -NH3Cl
– COOH + NaOH → -COONa + H2O
=> nHCl = x + y = (a + 36,5 – a)/36,5 = 1 mol
nNaOH = x + 2y = (a+30,8-a)/(23 – 1) = 1,4 mol
⇒ x = 0,6 mol; y = 0,4 mol
⇒ m = 112,2 g
Câu 10. Cho 6,615 gam axit glutamic phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được a gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
A. 31,310.
B. 28,890.
C. 14,845.
D. 29,690.
⇒ naxit glutamic = 0,045 mol
Có nHCl= 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol
⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu – (2nGlutamic+ nHCl) = 0,01 mol
⇒ Chất rắn khan gồm:
0,01 mol NaOH;
0,045 mol NaOOC – CH2 – CH2– CH(NH2) – COONa;
0,1 mol NaCl ⇒ m = 29,69 gam
Câu 11. Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A. 0,65 mol
B. 0,3 mol
C. 0,6 mol
D. 0,45 mol
Phương trình phản ứng xảy ra
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,35mol 0,35 mol
H2N-C3H5-(COOH)2+ 2NaOH → H2N-C3H5(COONa)2 + 2H2O
0,15 mol 0,3 mol
Số mol nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
Câu 12. Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 31,31.
B. 28,89.
C. 17,19.
D. 29,69.
⇒ naxit glutamic = 0,09 mol
Có nHCl = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol
⇒ nNaOH dư = nNaOH ban đầu– (2nGlutamic + nHCl) = 0,02 mol
⇒ Chất rắn khan gồm: 0,02 mol NaOH; 0,09 mol NaOOC–CH2–CH2 – CH(NH2)-COONa; 0,2 mol NaCl.
⇒ m = 29,69 gam
Câu 13. Có 3 chất hữu cơ: H2N-CH2-COOH, CH3CH2-COOH, CH3[CH2]3-NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH.
B. AgNO3/NH3.
C. CH3OH/HCl.
D. Quỳ tím.
H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ
CH3CH2-COOH làm quỳ hóa đỏ
CH3[CH2]3-NH2 làm quỳ hóa xanh.
Câu 14. Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. C6H5NH2.
B. H2N-CH2-COOH
C. CH3CH2CH2NH2.
D. H2N-CH(CH2-CH2-COOH)-COOH.
Loại vì B H2N-CH2-COOH có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH ⟹ Không làm đổi màu quỳ tím.
Đúng vì C. CH3CH2CH2NH2 có 1 nhóm -NH2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh
Loại vì D. H2N-CH(CH2-CH2-COOH)-COOH có 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH ⟹ làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
Câu 15. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C. Metylamin có tính bazơ yếu hơn anilin.
D. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
A sai vì amin no, đơn chức, mạch hở có a = 0 và k = 1 → CTTQ : CnH2n+3N
C sai vì metylamin có gốc CH3 đẩy e, còn anilin có gốc C6H5 hút e => Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
D đúng vì trên nguyên tử nitơ của các amin đều có cặp electron tự do nênđều có thể kết hợp với proton.