C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br là phương trình phản ứng Stiren tác dụng với dụng dịch Brom được Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng chính xác phương trình. Hy vọng nội dung tài liệu giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập và làm bài tập đạt kết quả tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Stiren phản ứng Br2
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
2. Điều kiện phản ứng xảy ra khi Stiren tác dụng với dụng dịch Brom
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng phản ứng Stiren tác dụng với dụng dịch Brom
Khi cho stiren vào dung dịch brom trong CCl4 thì dung dịch brom bị nhạt màu
4. Tính chất hóa học của Stiren
4.1. Phản ứng cộng:
Halogen (Cl2, Br2), hiđro halogenua (HCl, HBr) cộng vào nhóm vinyl ở stiren tương tự như cộng vào anken.
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
4.2. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp
nC6H5CHCH2 → (-CH(C6H5)-CH2-)n
Styren polistiren
Phản ứng trùng hợp đồng thời 2 hay nhiều loại monome gọi là phản ứng đồng trùng hợp.
4.3. Phản ứng oxi hoá
Giống như etilen, stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hoá ở nhóm vinyl.
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Strien có công thức phân tử là:
A. C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
Câu 2. Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp để tạo polime?
A. benzen
B. toluen
C. cumen
D. stiren
nC6H5CH=CH2 → (-CH(C6H5)-CH2-)n
Câu 3. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
A. benzen
B. toluen
C. propan
D. stiren
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2
A Loại: benzen không phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường
B Loại vì toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ cao
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O
C Loại propan không phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C6H6
B. C7H8
C. C8H8
D. C8H10
Đặt CTPT X là CnH2n-6
3nX = nH2O – nCO2 = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol ⇒ nX = 0,05 mol
⇒ 0,05n = 0,4 ⇒ n = 8 ⇒ CTPT C8H8
Câu 5. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây?
A. dung dịch KMnO4
B. khí H2, Ni, to
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch Br2
C6H5-CH=CH2 + H2 → C6H5-CH2-CH3.
C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O + CO2
Câu 6. Nhận định nào sau đây sai?
A. Stiren làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.
B. Benzen làm mất màu dung dịch brom khi có xúc tác bột sắt.
C. Cumen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
D. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
A. Đúng
3C6H5-CH=CH2+ 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O
B. Sai vì Benzen chỉ tham gia phản ứng thế brom khi có xúc tác bột sắt.
C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr
C. Đúng
D. Đúng
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + KOH + 2MnO2+ H2O
Câu 7. Cho các chất sau: Benzen, stiren, toluen, axetilen, etilen số chất làm mất màu nước brom là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
stiren
2C2H2+ Br2→ C2H2Br2
axetilen
C2H4+ Br2 → C2H4Br2
etilen
Câu 8. Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?
A. Triolein
B. Phenol
C. Stiren
D. Vinyl axetat
Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen.
B. Stiren còn có tên gọi là vinylbenzen.
C. Stiren là chất lỏng tan nhiều trong nước.
D. Công thức phân tử của stiren là C8H10.
Câu 10. Cho các nhận định sau:
(1) Tất cả hiđrocacbon thơm đều làm mất màu dung dịch Brom
(2) Có thể nhận biết stiren, toluen và benzen bằng thuốc thử duy nhất là dung dịch KMnO4.
(3) Cumen không làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
(4) Bezen có các nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều.
Số nhận định sai là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
(2) đúng, vì
Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở ngay nhiệt độ thường.
Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở mọi điều kiện.
(3) sai, vì cumen có làm mất màu dung dịch thuốc tím khí đun nóng
(4) Đúng