Bạn đang xem bài viết Bỏ ngay suy nghĩ: ‘Công nhân lao động nặng thì chẳng cần tập thể thao’ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đời sống ngày càng hiện đại, các tiện ích kỹ thuật ngày càng tân tiến nên đã khiến con người dần ít vận động đi và có xu hướng ngồi nhiều hơn. Trong đó, không ít công nhân lao động nặng cũng nghĩ chẳng cần phải tập thể thao làm gì bởi họ đã vận động suốt quá trình làm việc rồi.
Song, các bạn biết không, suy nghĩ này sẽ khiến sức khỏe bạn ngày càng tụt dốc đấy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.
Có phải công nhân lao động nặng thì không cần tập thể dục?
Hiện nay, có rất nhiều công nhân lao động nặng không có thời gian tập thể dục cũng như nghĩ bản thân đã vận động trong lúc làm rồi nên chẳng cần tập thể dục làm gì.
Ví dụ như chị Ngọc Lợi (24 tuổi) – công nhân Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM) cho rằng, suốt ngày chị phải làm việc và thời gian đi vệ sinh chính là vận động của bản thân. Hay chị Nguyễn Lê Uyên (TP.HCM) tâm sự dù đã 35 tuổi, chị cũng phải ngồi làm việc một chỗ nên thắt lưng ngày càng đau, có khi không cúi xuống được.
Trái lại, anh Nguyễn Văn Lành (36 tuổi, quê An Giang) – công nhân của công ty nhựa ở quận 11 (TP.HCM) cho hay, anh phải đứng làm việc suốt ngày nên thời gian đầu đều thấy mỏi mệt. Song, khi anh cùng đồng nghiệp bắt đầu đá bóng mỗi ngày sau giờ làm thì sức khỏe đã giữ được ổn định.
Theo bác sĩ Trương Công Dũng – Hội Nội soi cơ xương khớp TP.HCM, khi công nhân phải đứng hay ngồi một chỗ làm việc suốt thời gian dài sẽ dễ gây nên các bệnh như: Giãn tĩnh mạch chân, đau lưng, thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ,…
Bác sĩ Phan Vương Huy Đổng – Phó Chủ tịch Hội Y học thể thao TP.HCM cũng thông tin, thay vì nhân viên văn phòng có thể vươn vai, đi lại vài phút thì công nhân làm việc theo dây chuyền tốc độ ổn định sẽ không thể tự ý dừng lại nghỉ ngơi (trừ lúc nghỉ giữa ca, giữa giờ).
Hơn nữa, họ thường phải làm việc ở tư thế không thoải mái (đứng hay ngồi một chỗ) suốt thời gian dài. Vì thế, bạn cần nhớ, lao động nhiều bao nhiêu thì phải tập thể thao nhiều bấy nhiêu.
Ngoài ra, theo bác sĩ Nguyễn Đức Thành – Phụ trách Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nếu bạn giữ nguyên tư thế hay sai tư thế trong suốt thời gian dài làm việc thì rất dễ gây nên các vấn đề về cột sống, cơ xương khớp.
Bác sĩ Thành còn nhấn mạnh dù công nhân đã vận động khi làm việc nhưng thực tế, chúng không phải tập thể dục và không bao giờ thay thế tập thể dục được. Do đó, quan niệm “Công nhân lao động nặng thì chẳng cần tập thể thao” là hoàn toàn sai lầm.
>> Xem thêm: Gợi ý những bài tập thể dục đơn giản tại nhà mùa COVID để nâng cao sức khỏe
Một số biện pháp cải thiện tình trạng cho công nhân lao động nặng
Bác sĩ Huy Đồng nhận định, việc tập thể dục có thể điều hòa rối loạn cơ thể, kiểm soát vấn đề do tư thế làm việc sai cách gây ra cũng như giúp tăng sức đề kháng, sức chịu lực ở các vị trí như: Đầu, cột sống cổ, lưng, tay, chân, vai, gối,… Do đó, công nhân lao động nặng cần lưu ý:
– Bác sĩ Huy Đồng cho rằng, công nhân nên dành tầm 1 tiếng trước khi đi làm để tập các vận động tăng độ bền như: Đi bộ, đạp xe,… khoảng 30 phút – 1 tiếng. Ngoài ra, ngày nghỉ cuối tuần có thể chơi thêm các môn thể thao như: Cầu lông, yoga, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…
– Khi có thời gian nghỉ ngơi, công nhân nên tập động tác này 10 lần: Đứng dậy, nhón gót chân lên, rồi hạ gót chân xuống. Còn nếu bạn ngồi thì hãy đan các ngón tay lại, duỗi thẳng tay, lòng bàn tay hướng về trước và kết hợp xoay cổ qua trái, phải. Việc này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giãn cơ, hạn chế suy tĩnh mạch, giảm đau lưng,…
– Theo bác sĩ Đức Thành, ban quản lý nên cho toàn bộ công nhân tạm nghỉ vào giữa giờ làm và đứng dậy tập các động tác đơn giản tầm 5 – 10 phút. Điều này có thể giúp họ sảng khoái hơn, giãn cơ, lưu thông máu, từ đó hiệu suất làm việc được nâng cao.
– Nơi làm việc nên có hoạt động tập thể dục mỗi sáng cho công nhân trước khi vào làm việc để nâng cao sức khỏe và tinh thần của mọi người.
– Bác sĩ Đức Thành gợi ý, khu công nghiệp nên tổ chức các buổi tư vấn về sự ảnh hưởng của tập thể thao đối với sức khỏe. Để công nhân nhận ra được tầm quan trọng của việc này và có hướng thay đổi tích cực hơn.
– Ngoài tập thể dục, bạn cũng nên hạn chế cúi khom lưng khi bê vật nặng bởi dễ gây tổn thương cột sống, đau lưng,… Khi bê vật nặng lên, cột sống phải thật thẳng và giữ vật càng sát vào cơ thể càng tốt, đồng thời không đưa ra trước quá nhiều.
>> Xem thêm: Tổng hợp 5 ứng dụng giúp bạn tập thể dục, thể thao tại nhà hay nhất
Tìm hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế lao động nhé!
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã hiểu được vấn đề tập thể thao rồi nhé. Do đó, hãy bỏ quan niệm công nhân lao động nặng thì không cần tập luyện nè, kẻo sức khỏe ngày càng tụt dốc đấy.
Có thể bạn quan tâm
>> Tập thể dục lúc 4h sáng có tốt không?
>> Có nên trang điểm khi tập thể dục không?
>> 3 mách nhỏ về ăn uống cho người tập thể dục
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bỏ ngay suy nghĩ: ‘Công nhân lao động nặng thì chẳng cần tập thể thao’ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.