Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022 – 2023 9 Đề thi Vật lý lớp 10 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 Lý 10 năm 2022 – 2023 tổng hợp 9đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi học kì 1 Lý 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lí được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi cuối học kì 1 Lý 10 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra học kì 1 lớp 10 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 9 đề thi học kì 1 Vật lí 10 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng tải tại đây.
TOP 9 Đề thi Vật lý 10 học kì 1 năm 2022 – 2023 (Có đáp án)
- Đề thi học kì 1 Lý 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 Vật lý 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Lý 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi cuối kì 1 Vật lí 10 năm 2022
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Trong khoảng năm 350 TCN đến trước thế kỉ XVI thì nền vật lý được nghiên cứu như thế nào?
A. Nghiên cứu thông qua các thực nghiệm.
B. Nghiên cứu thông qua các dụng cụ thí nghiệm tự tạo.
C. Nghiên cứu thông qua các mô hình tính toán.
D. Nghiên cứu thông qua quan sát và suy luận chủ quan.
Câu 2: Chất điểm, tia sáng là mô hình nào?
A. Mô hình tính toán.
B. Mô hình thực nghiệm.
C. Mô hình lý thuyết.
D. Mô hình vật chất.
Câu 3: Khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm bằng thủy tinh thì cần chú ý những điều gì để đảm bảo an toàn?
A. Thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
B. Khi đun nóng các ống nghiệm nên nghiêng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
C. Khi đun nóng các ống nghiệm nên đặt thẳng đứng ống nghiệm để tránh bị nứt do nhiệt và dung dịch trong ống nghiệm không bị tràn ra ngoài.
D. A và B đều đúng.
Câu 4: Phép đo trực tiếp là:
A. Phép đo một đại lượng trực tiếp bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo đó.
B. Phép đo một đại lượng thông qua công thức liên hệ với các đại lượng được đo trực tiếp.
C. Phép đo sử dụng các công thức vật lí.
D. Phép đo có độ chính xác thấp.
Câu 5: Để xác định thời gian chuyển động người ta cần làm gì:
A. Xem thời gian trên đồng hồ.
B. Xem vị trí của Mặt trời.
C. Chọn một gốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định.
D. Đo khoảng thời gian từ lúc 0h đến thời điểm cần xác định.
Câu 6: Bạn Nam đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường. Chọn hệ tọa độ có gốc tại vị trí nhà bạn Nam, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn Nam tới trường.
Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn Nam khi đi từ trạm xăng tới siêu thị?
A. Độ dịch chuyển là 400 m, quãng đường đi được là 400 m.
B. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 400 m.
C. Độ dịch chuyển là 800 m, quãng đường đi được là 800 m.
D. Độ dịch chuyển là 200 m, quãng đường đi được là 400 m.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng?
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 8: Một máy bay trong 2,5 giờ bay được 1,6.103 km. Tìm tốc độ trung bình của máy bay.
A. 640 m/h.
B. 640 m/s.
C. 640 km/h.
D. 640 km/s.
Câu 9: Một ô tô chạy thử nghiệm trên một đoạn đường thẳng. Cứ 5s thì có một giọt dầu từ động cơ của ô tô rơi thẳng xuống mặt đường. Hình 1.1. cho thấy mô hình các giọt dầu để lại trên mặt đường.
Ô tô chuyển động trên đường này với tốc độ trung bình là:
A. 12,5 m/s.
B. 15 m/s.
C. 30 m/s.
D. 25 m/s.
Câu 10: Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm vận tốc trung bình của thuyền.
A. 2,1 km/h.
B. 1,6 km/h.
C. 3,7 km/h.
D. 0,5 km/h.
Câu 11: Một người đi xe đạp đang đi với vận tốc không đổi là 5,6 m/s theo hướng đông thì quay xe và đi với vận tốc 5,6 m/s theo hướng bắc. Tìm vận tốc tổng hợp của chuyển động.
A. 7,92 m/s theo hướng Đông Bắc.
B. 7,92 m/s theo hướng Đông.
C. 7,92 m/s theo hướng Bắc.
D. 7,92 m/s theo hướng Tây Nam.
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 13: Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4 s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe?
A. 9 m/s2.
B. – 9 m/s2.
C. -2,5 m/s2.
D. 2,5 m/s2.
Câu 14: Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10 s thì vận tốc của vật là
A. – 5 m/s.
B. 45 m/s.
C. 50 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 15: Chọn đáp án sai.
A. Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
B. Trong chuyển động rơi tự do gia tốc và vận tốc ngược chiều nhau.
C. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
D. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 16: Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1 s.
B. t = 2 s.
C. t = 3 s.
D. t = 4 s.
Câu 17: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại vị trí bất kì luôn có đặc điểm là hướng theo:
A. Phương ngang, cùng chiều chuyển động.
B. Phương ngang, ngược chiều chuyển động.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 18: Một máy bay bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Tầm xa của gói hàng là
A. 1000 m.
B. 500 m.
C. 1500 m.
D. 100 m.
Câu 19: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N.
B. 5 N.
C. 0,5 N.
D. 2,5 N.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
…………………
Ma trận đề thi học kì 1 Vật lý 10
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Mở đầu |
1.1. Làm quen với Vật lý |
1 |
1 |
||||
1.2. Các quy tắc an toàn trong thực hành Vật lí |
1 |
1 |
||||||
1.3. Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả |
1 |
1 |
||||||
2 |
Động học |
2.1. Độ dịch chuyển và quãng đường đi |
1 |
1 |
2 |
|||
2.2. Tốc độ và vận tốc |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.3. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.4. Chuyển động biến đổi. Gia tốc |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
2.5.Chuyển động thẳng biến đổi đều |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
2.6. Sự rơi tự do |
1 |
1 |
2 |
|||||
2.8. Chuyển động ném |
1 |
1 |
2 |
|||||
3 |
Động lực học |
3.1. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực |
1 |
1 |
2 |
|||
3.2. Định luật 1 Newton |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.3. Định luật 2 Newton |
1 |
1 |
1 (TL) |
2 |
1 |
|||
3.4. Định luật 3 Newton |
1 |
1 |
2 |
|||||
3.5. Trọng lực và lực căng |
1 |
1 |
||||||
3.6. Lực ma sát |
1 |
1 |
||||||
3.7. Lực cản và lực nâng |
1 |
1 |
||||||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7 |
3 |
Lưu ý:
– Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
– Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.
…………………….
Đề thi học kì 1 Vật lý 10 sách Chân trời sáng tạo
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?
A. Dặm.
B. Hải lí.
C. Năm ánh sáng.
D. Năm.
Câu 3: Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần lượt là I1=2,0±0,1A, I2=1,5±0,2A
Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi I = I1 + I2. Tính giá trị và viết kết quả của I.
A. I=3,5+0,3A.
B. I=3,5−0,3A.
C. I=3,5.0,3A.
D. I=3,5±0,3A.
Câu 4: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
A. 48 km/h.
B. 50 km/h.
C. 0 km/h.
D. 60 km/h.
Câu 5: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=15km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình là v2=25km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường?
A. 16,75 km/h.
B. 17,75 km/h.
C. 18,75 km/h.
D. 19,75 km/h.
Câu 6: Một người có thể bơi với vận tốc 2,5 m/s khi nước sông không chảy. Khi nước sông chảy với vận tốc 1,2 m/s theo hướng bắc nam thì sẽ làm thay đổi vận tốc của người bơi. Tìm vận tốc tổng hợp của người đó khi bơi ngược dòng chảy.
A. 1,3 m/s theo hướng Đông.
B. 1,3 m/s theo hướng Tây.
C. 1,3 m/s theo hướng Bắc.
D. 1,3 m/s theo hướng Nam.
Câu 7: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7.
B. v = 6t2 + 2t – 2.
C. v = 5t – 4.
D. v = 6t2 – 2.
Câu 8: Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1 giây. Tìm gia tốc của nó.
A. 5 m/s2.
B. -5 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. -5 m/s2.
Câu 9: Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2.. Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất?
A. 25 s.
B. 20 s.
C. 15 s.
D. 10 s.
Câu 10: Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
A. 37,5 m.
B. 75 m.
C. 112,5 m.
D. 150 m.
Câu 11. Lúc 7h15 phút giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5 m/s đã đi được 36 km kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ.
A. 7h 15 phút.
B. 8h 15 phút.
C. 9h 15 phút.
D. 10h 15 phút.
Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,82m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 98 m/s.
D. 6,9 m/s.
Câu 13: Một vận động viên đẩy tạ như hình dưới. Các vận động viên phải dùng hết sức để đẩy một quả tạ sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.
A. Vận tốc ném ban đầu.
B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
C. Độ cao của vị trí ném vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 14: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
A. Bên trái.
B. Bên phải.
C. Chúi đầu về phía trước.
D. Ngả người về phía sau.
Câu 15: Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là
A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 17: Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
………………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Vật lí 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022 – 2023 9 Đề thi Vật lý lớp 10 học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.