Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2022 – 2023 21 Đề thi học kì 1 Văn 7 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2022 – 2023 gồm 21 đề thi có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề thi học kì 1 Văn 7 bao gồm đề thi sách Kết nối tri thức với cuộc sống, sách Cánh diều và Chân trời sáng tạo.
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 21 đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi cuối kì 1 Văn 7 sách Kết nối tri thức
Đề thi cuối kì 1 Văn 7
PHÒNG GD&ĐT………… TRƯỜNG THCS…………… |
ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ INĂM HỌC 2022- 2023 Môn:Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MÙA XUÂN CỦA TÔI
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống.
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào? (Biết)
A. Tản văn
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Hồi ký
Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? (Biết)
A. Đồng bằng Bắc bộ
B. Duyên hải Nam trung bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên
Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? (Biết)
A. Thính giác, xúc giác, thị giác
B. Thính giác, khứu giác, vị giác
C. Thinh giác, xúc giác, vị giác
D. Thính giác, khứu giác, xúc giác
Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào? (Biết)
A. Tươi tắn và sôi động
B. Lạnh lẽo và u buồn
C. Trong sáng và nồng cháy
D. Se lạnh và ấm áp
Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân,…được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? (Biết)
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì? (Hiểu)
A. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
B. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
C. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, tái hiện nỗi nhớ da diết của một người xa quê.
D. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . . ] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ “phong” có nghĩa là gì? (Hiểu)
A. Bọc kín.
B. Oai phong.
C. Cơn gió.
D. Đẹp đẽ.
Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . (Hiểu).
A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn
D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.
Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? (Vận dụng)
Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. (Vận dụng cao)
Đáp án đề thi Văn cuối kì 1 lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
D |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
HS trả lời được những nét đặc trưng khi mùa xuân đến ở nơi mình sinh sống. |
1,0 |
|
10 |
HS nêu được ít nhất 02 việc làm phụ giúp ba mẹ chuẩn bị đón Tết vui vẻ. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân về đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: |
|||
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm. – Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc – Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động,…). – Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật. – Khẳng định lại ý kiến nhận xết về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật. |
2. 5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chừng phù hợp. |
0,5 |
Ma trận đề thi ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
– Tản văn, tùy bút |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
– Tản văn, tùy bút |
Nhận biết – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. – Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. – Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: – Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. – Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. – Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: – Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. – Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. |
5 TN |
3TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn phân tích nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. |
1TL* |
|||
Tổng |
5 TN |
3 TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi cuối kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi cuối kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
– Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
– Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
– Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
– Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
– Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.
Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Văn
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
C |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp. HS có thể lựa chọn những thông điệp sau: – Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. – Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. |
2,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: MB, TB, KB. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình. |
0,25 |
||
c. Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình 1. Mở bài: · Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất · Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. 2. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt · Hoàn cảnh kinh tế gia đình … công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất. b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh · Ông bà nội, ngoại, với chồng con … · Với bà con họ hàng, làng xóm … c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ. · Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ. 3. Kết bài: · Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ · Liên hệ bản thân … lời hứa. |
3,0 0,5 2,0 0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm. |
0,25 |
Ma trận đề thi Văn cuối kì 1 lớp 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
3 |
0 |
5 |
0 |
2 |
0 |
60 |
||
2 |
Viết |
Biểu cảm về con người |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ (%) |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Đề thi cuối kì 1 Văn 7 sách Cánh diều
Đề thi cuối kì 1 Văn 7
PHÒNG GD&ĐT………… TRƯỜNG THCS…………… |
ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ INĂM HỌC 2022- 2023 Môn:Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết)
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết)
A. 2 giá trị
B. 3 giá trị
C. 4 giá trị
D. 5 giá trị
Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết)
A. Cho bản thân
B. Cho xã hội
C. Cho bản thân và xã hội
D. Cho bản thân và gia đình
Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm? (Biết)
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết)
A. Nhân hóa.
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)
A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.
Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu)
A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.
Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu)
A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng)
Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, . . . ).
Đáp án đề thi văn cuối kì 1 lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
c |
1 |
B |
0,5 |
2 |
D |
0,5 |
|
3 |
C |
0,5 |
|
4 |
B |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
Học sinh có thể lí giải: – Thời gian là vàng vì thời gian quý như vàng – Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù có đẹp, có giá trị đến đâu vẫn có thể trao đổi, mua bán được. – Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. |
1,0 |
|
10 |
Học sinh biết rút ra được bài học cho bản thân ( quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. . . ). |
1,0 |
|
II – |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài giới thiệu đối tượng, thân bài biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng, kết bài khẳng định lại tình cảm về đối tượng. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Biểu cảm về người thân |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề HS biểu cảm bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: |
2,5 |
||
– Giới thiệu đối tượng, – Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân. – Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn biểu cảm sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
Ma trận đề thi ngữ văn lớp 7 cuối học kì 1
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
– Văn bản nghị luận |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
– Văn bản nghị luận |
Nhận biết: – Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. – Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. – Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh. . . ; Vận dụng: – Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. – Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. |
5 TN |
3TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. |
1TL* |
|||
Tổng |
5 TN |
3TN |
2TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
. . . . . . . . . . . . . . .
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Văn 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2022 – 2023 21 Đề thi học kì 1 Văn 7 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.