Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 8 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo.
Đề thi học kì 1 môn GDCD 8 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 3 đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
1. Đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT…………. TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: GDCD 8 Thời gian làm bài: … phút |
Câu 1 (0,25 điểm). Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Của các nhà chức trách
B Của mỗi người chúng ta
C. Của các môi trường
D. Của các nhà máy khai thác khoáng sản
Câu 2 (0,25 điểm). Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “………….. để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội”.
A. Chia sẻ việc nhà
B. Tệ nạn xã hội
C. Bệnh dịch
D. Bạo lực gia đình
Câu 3 (0,25 điểm). Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?
A. Những lời nói, thái độ gây tổn thương
B. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình
C. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế
D. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ
Câu 4 (0,25 điểm). Những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là gì?
A. khiêm tốn
B. lẽ phải
C. công bằng
D. trung thực
Câu 5 (0,25 điểm). Ảnh hưởng mà bạo lực gia đình gây ra cho xã hội là gì?
A. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
B. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
C. Làm xã hội trở nên trầm lắng hơn
D. Làm cho trật tự xã hội ổn định hơn
Câu 6 (0,25 điểm). Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?
A. Tôn trọng lẽ phải
B. Tôn sư trọng đạo
C. Đạo lí nhân nghĩa
D. Tinh thần đoàn kết
Câu 7 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên tạo cuộc sống tinh thần, phương tiện sống, tạo ra cơ sở vật chất để con người có thể phát triển kinh tế
B.Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản không bao giờ cạn kiệt
C. Môi trường không có tác động đến cuộc sống hiện tại của con người
D. Tác động của con người không làm thay đổi hiện trạng vốn có của môi trường sống
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C, Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy là hành vi như thế nào?
A. Tôn trọng lẽ phải
B. Không tôn trọng lẽ phải
C. Sống thực dụng
D. Sống tàn nhẫn
Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?
A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực
B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội
C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình
D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội
Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào không phải là bạo lực gia đình về tình dục bao gồm những hành vi nào sau đây?
A. Không cho hoặc bắt buộc quan hệ tình dục khi người vợ ốm đau hoặc mệt mỏi.
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn.
C. Cưỡng dâm, hiếp dâm trẻ em, loạn luân, quấy rối tình dục.
D. Chửi mắng, lăng nhục con cái
Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?
A. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp
B. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp
C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải
D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt
Câu 13 (0,25 điểm). Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?
A khai thác khoáng sản
B. phục hồi và trồng rừng mới
C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp
D. đốt rừng lấy đất trồng trọt
Câu 14 (0,25 điểm). Hành vi ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho vợ quản lí là hình thức bạo lực gì?
A. Bạo lực về thể chất
B. Bạo lực về tinh thần
C. Bạo lực về kinh tế
D. Bạo lực về tinh dục
Câu 15 (0,25 điểm). Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là?
A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
C.Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh
Câu 16 (0,25 điểm). Trong giờ ra chơi, H thấy T đang chặn đường, bắt nạt một em lớp dưới phải nộp tiền bảo kê. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A.Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đòi T chia tiền, nếu không thì báo với cô
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 17 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tiết kiệm điện cũng là bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
B.Săn bắt, bẫy động vật quý hiếm để bán
C. Sử dụng tiết kiệm điện nước
D. Lên án các hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
Câu 18 (0,25 điểm). Trong một lần tranh luận cùng các bạn trong lớp, em chắc chắn là mình đúng nhưng các bạn vẫn một mực cho rằng mình sai. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Vì tất cả các bạn đều khẳng định là mình sai nên không cần phản bác gì thêm
B. Chỉ cần mình biết mình đúng là đủ, không cần thiết phải đi thanh minh với người khác
C. Nổi giận với các bạn vì một mực khẳng định sai lệch cho mình
D. Nói ra lí lẽ của bản thân, đưa ra dẫn chứng chứng minh là mình đúng
Câu 19 (0,25 điểm). Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?
A. Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ
B. Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình
C. Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn
D. Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người
Câu 20 (0,25 điểm). Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?
A.Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình
B.Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái
C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn
D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm
Câu 21 (0,25 điểm). Trên đường đi học về Ngọc và Khánh nhìn thấy một cô đem rác ra bờ hồ vứt. Ngọc muốn nên nhắc nhở cô không được đổ rác xung quanh hồ nhưng Khánh bảo làm vậy là vô lễ với người lớn và hơn nữa đó không phải trách nhiệm mà hai bạn cần phải quan tâm. Em có nhận xét như thế nào về tình huống trên?
A. Bạn Ngọc có ý thức bảo vệ môi trường, còn bạn Khánh thì chưa có ý thức
B.Cả hai bạn đều không có ý thức bảo vệ môi trường
C. Hành động của bạn Ngọc chưa có ý thức bảo vệ môi trường
D. Khánh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, Ngọc chưa phân biệt được đâu là việc nên làm để bảo vệ môi trường xung quanh
Câu 22 (0,25 điểm). Thế hệ trẻ ngày nay phát triển cùng các tiến bộ khoa học kĩ thuật có thể làm điều gì để góp phần tuyên truyền rộng rãi các thông điệp bảo vệ môi trường rộng rãi đến mọi người?
A.Đi dọn dẹp vệ sinh ở nơi mà mình sinh sống
B.Cùng các bạn đi dọn dẹp vệ sinh sân trường
C. Thực hiện các dự án tuyên truyền về bảo vệ môi trường và đăng tải các sản phẩm lên các trang thông tin điện tử để nhiều người có thể truy cập
D. Rủ các bạn đi dán giấy tuyên truyền trên cây cột điện ngoài đường
Câu 23 (0,25 điểm). Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?
A. Mẹ con L nên chống trả lại những hành động vũ phu của bố
B. Mẹ con của L nên lánh đi chỗ khác những lúc bố nổi giận, nhờ sự giúp đỡ của ông bà, hàng xóm giúp can ngăn mỗi khi bố đánh chửi
C. Mẹ con L có nên thực hiện các biện pháp cứng rắn để bố không dám đánh mắng hai mẹ con
D. Hạn chế tiếp xúc với bố, để bố không có cơ hội lại gần nữa
Câu 24 (0,25 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người?
A. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
B. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
C. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.
D. Cần cù bù thông minh.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy cho biết các hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.
Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
1.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
B |
D |
A |
B |
B |
A |
A |
C |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
B |
B |
D |
B |
B |
C |
B |
A |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
B |
D |
D |
C |
D |
C |
C |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung đáp án |
Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
– Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến: + Bạo lực tinh thần: lời nói, thái độ, thành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí các thành viên gia đình. + Bạo lực về thể chất hay thể xác: hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể các thành viên trong gia đình. + Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm đến quyền lợi về kinh tế của gia đình và thành viên trong gia đình. + Bạo lực về tình dục: hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, nạo phá thai,… |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
– Tác hại của bạo lực gia đình: + Đối với cá nhân: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;… + Đối với gia đình: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. + Đối với xã hội: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội; là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội,… |
1,0 điểm |
|
Câu 2 (1,0 điểm) |
HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống liên quan đến tôn trọng lẽ phải: a. Em không đồng tình với hành động của bạn T. Vì: – Việc bạn T giữ im lặng đã gián tiếp ủng hộ cho hành động bạo lực học đường của nhóm bạn K và gây tổn thương cho bạn M. – Mặt khác, cách hành xử của T cũng cho thấy T chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. |
0,5 điểm |
b. Nếu là bạn T, em sẽ: – Động viên, an ủi bạn M. Giúp đỡ bạn M xử lí vết thương (nếu có). – Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ. |
0,5 điểm |
1.3 Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
Tên bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Bài 4: Bảo vệ lẽ phải |
1 |
0 |
4 |
0 |
3 |
0 |
0 |
1 |
8 |
1 |
3,0 |
|
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
1 |
0 |
4 |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
8 |
0 |
2,0 |
|
Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình |
2 |
1 |
4 |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
8 |
1 |
5,0 |
|
Tổng số câu TN/TL |
4 |
1 |
12 |
0 |
8 |
0 |
0 |
1 |
24 |
2 |
10,0 |
|
Điểm số |
1,0 |
3,0 |
3,0 |
0 |
2,0 |
0 |
0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 |
|
Tổng số điểm |
4,0 điểm 40% |
3,0 điểm 30% |
2,0 điểm 20% |
1,0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN |
TL |
|||
Bài 4 |
8 |
1 |
||||
Bảo vệ lẽ phải |
Nhận biết |
Nhận biết được lẽ phải là gì. |
1 |
C4 |
||
Thông hiểu |
– Xác định được hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải. – Nhận biết câu ca dao nói về tôn trọng lẽ phải. – Giải thích được vì sao phải tôn trọng lẽ phải. |
4 |
C6, C8, C9, C12 |
|||
Vận dụng |
– Thực hiện được việc làm bảo vệ lẽ phải phù hợp với lứa tuổi. – Phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải. |
3 |
C16, C18, C20 |
|||
Vận dụng cao |
Xử lí được tình huống liên quan đến tôn trọng và bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống. |
1 |
C2 (TL) |
|||
Bài 5 |
8 |
0 |
||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
Nhận biết |
Nhận biết được trách nhiệm bảo vệ môi trường. |
1 |
C1 |
||
Thông hiểu |
– Xác định được vai trò quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống. – Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên. – Nhận biết được tình hình tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay. – Nhận biết được những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. |
4 |
C7, C13, C15, C17 |
|||
Vận dụng |
– Phê phán những hành vi gây hại đến môi trường. – Thực hiện việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên phù hợp với lứa tuổi. – Xác định được câu ca dao tục ngữ thể hiện kinh nghiệm quan sát thiên nhiên của con người. |
3 |
C21, C22, C24 |
|||
Vận dụng cao |
||||||
Bài 6 |
8 |
1 |
||||
Phòng, chống bạo lực gia đình |
Nhận biết |
– Nhận diện được các hành vi bạo lực về tinh thần. – Nhận biết được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay và nêu được tác hại của bạo lực gia đình cho cá nhân, gia đình và xã hội. |
2 |
1 |
C2, C3 |
C1 (TL) |
Thông hiểu |
– Nhận diện được ảnh hưởng của bạo lực gia đình gây ra cho xã hội. – Nhận biết nội dung không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình – Nắm được các hành vi bạo lực gia đình về tình dục. – Xác định được các hình thức bạo lực gia đình. |
4 |
C5, C10, C11, C14 |
|||
Vận dụng |
Biết cách phòng tránh bạo lực gia đình trong các tình huống cụ thể. |
2 |
C19, C23 |
|||
Vận dụng cao |
2. Đề thi học kì 1 GDCD 8 Cánh diều – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
Câu 1: Biểu hiện nào không tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
A. Phân biệt chủng tộc.
B. Kết giao với bạn bè khắp nơi
C. Tìm hiểu văn hóa các nước trên thế giới.
D. Tôn trọng nét đẹp văn hóa của các dân tộc.
Câu 2: Đâu là việc làm KHÔNG thể hiện giữ gì vệ sinh môi trường xung quanh trường học?
A. Cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học và xung quanh sân trường.
B. Hái hoa dùng trang trí phòng học.
C. Không vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường.
D. Trồng thêm cây xanh, hoa vào vườn trường cho không gian thêm xanh.
Câu 3: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền:
A. dân chủ.
B. học tập.
C. sáng tạo.
D. tự giác.
Câu 4: Nạn phân biệt chủng tộc sẽ gây ra trở ngại gì?
A.Phá hoại an ninh giữa các dân tộc.
B. Phá hoại hòa bình của các dân tộc.
C. Phá hoại an ninh của các dân tộc.
D. Phá hoại hòa bình và an ninh giữa các dân tộc.
Câu 5: Tại sao chúng ta cần rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?
A. Để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
B. Để phù hợp với công việc của bản thân, gia đình.
C. Để kiếm được việc làm nhàn hạ cho bản thân.
D. Để phù hợp với công việc trước mắt của mình.
Câu 6: Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp.
B. Làm cho mối quan hệ giữa mọi người thêm căng thẳng.
C. Giúp mọi người tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. Giúp mọi người nâng cao ý thức cảnh giác trong giao tiếp.
Câu 7: Người bị phân biệt chủng tộc chủ yếu dựa vào yếu tố nào?
A. Nguồn gốc dân tộc và màu da.
B. Sắc tộc và nguồn gốc dân tộc.
C. Màu da và sắc tộc.
D. Sắc tộc, màu da và nguồn gốc dân tộc.
Câu 8: Các nhà máy sản xuất, khu nhà ở, công viên…thuộc môi trường nào?
A. Môi trường khác.
B. Tự nhiên.
C. Xã hội.
D. Nhận tạo.
Câu 9: Để có sự cần cù và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?
A. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.
B. Không cần rèn luyện sự cần cù, sáng tạo.
C. Chỉ cần rèn luyện sự cần cù.
D. Cần có kế hoạch rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập.
Câu 10: Mục tiêu có tác dụng gì?
A. Tao lợi ích để cá nhân quyết tâm hành động.
B. Tạo công việc, dự định để cá nhân quyết tâm hành động.
C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.
D. Tạo ra của cải để cá nhân quyết tâm hành động.
Câu 11: Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?
A. Tính cụ thể.
B. Hiệu suất thấp.
C. Sự phản hồi.
D. Tính thách thức.
Câu 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về bảo vệ lẽ phải?
A. Bảo vệ lẽ phải là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần có của mỗi người.
B. Chỉ những người có chức quyền mới cần làm những việc bảo vệ lẽ phải.
C. Sống luôn luôn bảo vệ lẽ phải chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình thôi.
D. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện phẩm chất bảo vệ lẽ phải.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm ) Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người”. Em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về ý kiến trên?
Câu 2: (3 điểm) Nhà bạn K ở cạnh một hồ nước lớn. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân trong khu vực đều đến hồ nước này để thả cá rồi vứt lại túi ni lông xuống hồ hoặc ngay trên bờ.
– Em có đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên không? Vì sao? Nếu em là bạn K, thì bản thân em sẽ làm gì trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo năm nay?
Câu 3: (1 điểm ) Bản thân em cần phải làm gì để đảm bảo yêu cầu khi xác định mục tiêu cá nhân?
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 8
Trắc nghiệm: (3điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
D |
D |
D |
C |
B |
A |
Tự luận : (7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm ) Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người”. Em hãy bày tỏ sự hiểu biết của mình về ý kiến trên?
– Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
Vì: Bảo vệ lẽ phải chính là bảo vệ và phát huy những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần thúc đẩy xã hội công bằng, ổn định.
Câu 2: (3 điểm) Nhà bạn K ở cạnh một hồ nước lớn. Năm nào cũng vậy, vào ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, người dân trong khu vực đều đến hồ nước này để thả cá rồi vứt lại túi ni lông xuống hồ hoặc ngay trên bờ.
– Em có đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên không? Vì sao? Nếu em là bạn K, thì bản thân em sẽ làm gì trong ngày lễ tiễn ông Công ông Táo năm nay?
– Em không đồng tình với cách làm của những người dân trong tình huống trên? Vì thả túi nilong xuống hồ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, mất mĩ quan và ảnh hưởng tới các sinh vật sinh sống trong hồ nước. Em sẽ để thùng rác gần đó để em và mọi người vứt đúng nơi quy định.
Câu 3: (1 điểm ) Bản thân em cần phải làm gì để đảm bảo yêu cầu khi xác định mục tiêu cá nhân?
Xác định mục tiêu cá nhân cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Xác định mục tiêu cụ thể ( cần rõ ràng, chi tiết).
– Đo lường được quá trình thực hiện (có thể lượng giả được).
– Có tính khả thi (có khả năng thực hiện).
– Tính thực tế (có giá trị với bản thân).
– Thời gian thực hiện (có lộ trình, thời điểm, thời hạn để hoàn thành mục tiêu)
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung/chủ đề/bài học |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Câu TN |
Câu TL |
Tổng điểm |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
1 |
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC |
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
3 |
||||||||||
Lao động cần cù sáng tạo |
3 |
||||||||||||
Bảo vệ lẽ phải |
2 |
1 |
|||||||||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
2 |
1 |
|||||||||||
2 |
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG |
Xác định mục tiêu cá nhân |
2 |
1 |
|||||||||
Tổng câu |
12 |
1 |
1 |
1 |
|||||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
100 |
||||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100 |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung chủ đề/ bài học |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC |
Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Vận dụng: – Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá. – Xác định được những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới phù hợp với bản thân. |
3 |
|||
Lao động cần cù sáng tạo |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. – Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: – Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. – Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. |
3 |
|||||
Bảo vệ lẽ phải |
Nhận biết: Nếu được lẽ phải là gì? Thế nào là lẽ phải. Thông hiểu: Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. Vận dụng: – Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải |
2 |
1 |
||||
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
Nhận biết: – Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Thông hiểu: Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Vận dụng: – Nói được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. |
2 |
1 |
||||
2 |
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG |
Xác định mục tiêu cá nhân |
Nhận biết: – Nêu được thế nào là mục tiêu cá nhân. – Liệt kê được các loại mục tiêu cá nhân. Thông hiểu – Giải thích được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân. – Mô tả được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân Vận dụng: Áp dụng được việc xác định mục tiêu cá nhân, bằng hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. |
2 |
1 |
||
Tổng |
12 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu TL |
1câuTL |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 8
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra học kì 1 GDCD 8 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.