Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 5 Đề kiểm tra học kì 2 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Sinh học 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.
Bộ đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 10 Chân trời sáng tạo
- 1. Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 10 – Đề 1
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 – Đề 2
- 3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 – Đề 3
1. Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 10 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai giai đoạn này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng (34 ATP) còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở
A. trong FAD và NAD+.
B. trong NADH và FADH2.
C. mất dưới dạng nhiệt.
D. trong O2.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối.
B. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
C. Nguyên liệu của quang hợp là CO2 và H2O.
D. Quang hợp là quá trình sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
Câu 3. Trong quá trình quang hợp, oxy được tạo ra từ
A. CO2.
B. H2O.
C. chất diệp lục.
D. chất hữu cơ.
Câu 4. Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là
A. O2.
B. CO2..
C. ATP, NADPH.
D. CO2, ATP, NADPH.
Câu 5. Có bao nhiêu sinh vật sau đây có khả năng quang hợp?
(1) Thực vật. (2) Tảo. (3) Vi khuẩn. (4) Giun dẹp.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 6. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A. Tế bào phân chia trước rồi đến nhân phân chia.
B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
C. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
D. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc.
Câu 7. Cho các dữ kiện dưới đây
(1) Các NST kép dần co xoắn (2) Màng nhân và nhân con dần tiêu biến
(3) Màng nhân và nhân con xuất hiện (4) Thoi phân bào dần xuất hiện
(5) Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
(6) Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào
(7) Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động
(8) NST dãn xoắn dần
Các sự kiện diễn ra trong kì đầu của nguyên phân là
A. (1), (2), (7)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (4), (8)
…………..
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh học 10
I. Phần trắc nghiệm
1 | B | 6 | B | 11 | D | 16 | A |
2 | D | 7 | B | 12 | C | ||
3 | B | 8 | A | 13 | C | ||
4 | C | 9 | D | 14 | A | ||
5 | A | 10 | A | 15 | D |
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trình bày đặc điểm các kì của quá trình giảm phân I? Nêu kết quả của quá trình giảm phân (2 điểm)
– Kì đầu I: Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Sau khi tiếp hợp các NST kép dần co xoắn lại. Cuối kì đầu I, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Thoi phân bào xuất hiện.
– Kì giữa I: Các cặp NST kép tương đồng co xoắn cực đại, tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc chỉ dính vào 1 phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
– Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển trên thoi phân bào về 1 cực mỗi của tế bào.
– Kì cuối I: Các NST kép dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào biến mất. Kết thúc giảm phân I, từ 1 tế bào mẹ sẽ cho ra 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nữa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.
* Nêu ý nghĩa của giảm phân:
– Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
– Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài.
Câu 2. Hãy cho biết vị trí, nguyên liệu, sản phẩm trong các pha của quá trình quang hợp? (2 điểm)
Pha sáng |
Pha tối |
|
Vị trí xảy ra |
Màng tilacôit |
Chất nền của lục lạp |
Nguyên liệu |
Ánh sáng, H2O, ADP, NADP+ |
ATP, NADPH, CO2 |
Sản phẩm |
ATP, NADPH, O2 |
(CH2O), ADP, NADP+ |
Câu 3. Viết phương trình tổng quát và nêu vai trò của hô hấp tế bào? Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao? (2 điểm)
* Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
* Vai trò của hô hấp tế bào: Phân giải các hợp chất hữu cơ giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào: tổng hợp các chất, vận chuyển các chất qua màng sinh chất, sinh công cơ học.
* Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường. Biểu hiện của tăng hô hấp tế bào là tăng hô hấp ngoài, người tập luyện sẽ thở mạnh hơn.
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là
A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.
Câu 2: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?
A. Pha M.
B. Pha G1.
C. Pha S.
D. Pha G2.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.
Câu 4: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian.
B. Kì giữa.
C. Kì đầu.
D. Kì cuối.
Câu 5: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
A. Môi trường sống.
B. Chế độ ăn uống.
C. Di truyền và hormone.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 7:Tại kì trung gian trước khi diễn ra giảm phân, tế bào nhân đôi nhiễm sắc thể và DNA bao nhiêu lần?
A. 1 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
Câu 8: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do
A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
C. tế bào thực vật có thành cellulose.
D. tế bào thực vật có không bào lớn.
Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 10: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là
A. 72.
B. 12.
C. 24.
D. 48.
Câu 11: Sử dụng mẫu vật là hoa hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?
A. Giảm phân.
B. Quang hợp.
C. Nguyên phân.
D. Hô hấp tế bào.
Câu 12: Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 13: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?
A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.
B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.
C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 14: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?
A. Tính đặc thù của các tế bào.
B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.
D. Tính toàn năng của các tế bào.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường?
A. Hàm lượng nitrogen.
B. Hormone sinh trưởng.
C. Enzyme chuyển hóa.
D. Hàm lượng carbohydrate.
Câu 16: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?
A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.
Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?
A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.
Câu 18: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?
A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.
Câu 19: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 20: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?
A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.
Câu 21: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?
A. Que cấy thẳng.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy trang.
Câu 22: Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm
A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.
B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.
C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.
D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.
Câu 23: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật vì phương pháp này giúp
A. tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
B. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài vi sinh vật.
C. quan sát rõ hơn hình dạng và cấu tạo tế bào của các loài vi sinh vật.
D. theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.
Câu 24: Gôm là
A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
Câu 25: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm
A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.
C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.
Câu 26: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?
A. Protease.
B. Lipase.
C. Nuclease.
D. Amylase.
Câu 27: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?
A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
B. Làm sạch môi trường.
C. Cải thiện chất lượng đất.
D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?
A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.
B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.
C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.
D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.
B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.
Câu 2 (1 điểm): Tại sao trong công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh?
Câu 3 (1 điểm): Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tùy theo kiểu dinh dưỡng của chúng.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 10
I. Phần trắc nghiệm
1. C | 2. A | 3. B | 4. A | 5. A | 6. D | 7. A |
8. C | 9. D | 10. D | 11. A | 12. C | 13. D | 14. D |
15. B | 16. C | 17. D | 18. A | 19. B | 20. A | 21. D |
22. C | 23. A | 24. C | 25. A | 26. C | 27. D | 28. C |
II. Phần tự luận
Câu 1:
Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ dẫn đến các tế bào được sinh ra một cách không bình thường (tế bào đột biến) dẫn tới các ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ như sự tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát dẫn đến bệnh ung thư.
Câu 2:
Trong công nghệ tế bào thực vật, có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh vì mỗi tế bào thực vật đều có tính toàn năng, có thể phân chia và biệt hóa thành cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 3:
Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:
– Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…
– Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…
– Vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng, thức ăn trong nuôi thủy sản,…
– Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…
3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 – Đề 3
3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10
PHÒNG GD&ĐT……… TRƯỜNG THPT…….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Năm học 2023 – 2024 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút |
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Trong hệ thống kiểm soát chu kì tế bào, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” có nhân đôi DNA để bước vào phân bào hay không tại điểm kiểm soát nào sau đây?
A. điểm G1/S
B. điểm G2/M
C. điểm kiểm soát thoi phân bào
D. điểm kiểm soát NST
Câu 2. Vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
B. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
C. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
Câu 3. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là?
A. CO2 + H2O + Năng lượng → (CHO) + O2.
B. CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2.
C. CO2 + H2O + Năng lượng → (CH2O) + O2
D. (CH2O) + O2→ CO2 + H2O + Năng lượng
Câu 4. Vi khuẩn nitrate hóa có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Hóa dị dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Quang tự dưỡng
Câu 5. Khi bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn mua 2 – 3 loại kháng sinh uống cho nhanh khỏi. Việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh.
B. Gây hiện tượng tiêu chảy.
C. Gây bệnh tiểu đường.
D. Gây bệnh tim mạch.
Câu 6. Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
A. Đường phân
B. Chu trình Calvin
C. Chuỗi truyền điện tử hô hấp
D. Chu trình Krebs
Câu 7. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 78. Số lượng tâm động trong một tế bào của loài này ở kì giữa của giảm phân II là bao nhiêu?
A. 48
B. 78
C. 156
D. 39
Câu 8. Ông bà ta thường “nuôi mẻ” để nấu canh chua Vậy môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy:
A. Trung tính
B. Liên tục
C. Không liên tục
D. Acid
Câu 9. Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, tại pha nào thì số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng?
A. Pha tiềm phát
B. Pha cân bằng
C. Pha lũy thừa
D. Pha suy vong
Câu 10. Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?
A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.
B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.
C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.
D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.
Câu 11. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 12. Chuỗi truyền electron hô hấp xảy ra tại:
A. tế bào chất
B. màng trong ti thể
C. màng sinh chất
D. chất nền ti thể
Câu 13. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm lên men của nấm men Saccharomyces cerevisiae?
A. Bia
B. Pho mát
C. Rượu
D. Bánh mì
Câu 14. Sản phẩm nào của pha sáng không được sử dụng cho quá trình tổng hợp glucose trong pha tối?
A. NADPH
B. O2
C. RiDP
D. ATP
Câu 15. Kì đầu của giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Màng nhân xuất hiện
B. Nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi
D. Tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatide khác nguồn gốc
Câu 16. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn
B. Tảo đơn bào
C. Đông vật nguyên sinh
D. Rêu
Câu 17. Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?
A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.
B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.
C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.
D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.
Câu 18. Một loài sinh vật đơn bào có thời gian thế hệ là 60 phút. Người ta tiến hành nuôi cấy một nhóm cá thể của loài này trong 5 giờ, sau đó thu được số cá thể ở thế hệ cuối cùng là 256. Số cá thể trong quần thể ban đầu là:
A. 8
B. 4
C. 16
D. 32
Câu 19. Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
B. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
C. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp
D. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
Câu 20. Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?
A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.
B. Lên men tạo vị chua cho tương.
C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.
D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.
Câu 21. Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n = 28 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là:
A. 14 NST đơn
B. 28 NST đơn
C. 28 NST kép
D. 14 NST kép
Câu 22. Clo có khả năng diệt vi sinh vật có hại nên người ta thường sử dụng clo vào việc
A. thanh trùng nước máy, nước bể bơi.
B. thuốc uống diệt khuẩn ở người và động vật.
C. tẩy uế và ướp xác.
D. sát trùng vết thương sâu trong giải phẫu.
Câu 23. Ý nghĩa nào sau đây không phải là ý nghĩa của giảm phân?
A. Kết hợp với sự thụ tinh, giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp trong sinh sản hữu tính.
B. Tăng nhanh số lượng tế bào giúp cơ thể lớn nhanh.
C. Tạo sự đa dạng di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
D. Tạo giao tử trong sinh sản.
Câu 24. Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.
C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
Câu 25. Trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát chỉ diễn ra khi cho chất dinh dưỡng:
A. lần 2
B. lần 3
C. lần 4.
D. lần 1.
Câu 26. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 2 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật ưa nhiệt.
(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.
(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC – 40oC.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 27. Có 8 tế bào của loài ruồi giấm đều tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng tế bào được tạo ra sau nguyên phân là:
A. 16
B. 8
C. 32
D. 64
Câu 28. Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là gì?
A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
B. Thuộc nhiều giới: Nguyên sinh, Nấm và Động vật.
C. Kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet).
D. Chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa gì? Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các NST phân li ở kì sau?
Câu 2. Nêu những lợi ích và tác hại của quá trình phân giải các chất nhờ vi sinh vật.
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 10
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1. B | 2. A | 3. B | 4. C | 5. A | 6. C | 7. D |
8. B | 9. A | 10. B | 11. B | 12. B | 13. B | 14. B |
15. D | 16. D | 17. C | 18. A | 19. B | 20. A | 21. D |
22. A | 23. B | 24. A | 25. D | 26. B | 27. D | 28. A |
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1.
Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa là:
Việc co ngắn giúp NST dễ dàng xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào hơn.
Việc NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào: giúp tâm động của các NST kép dễ dàng tương tác đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nhờ đó, ở kì sau các NST đơn (thực chất là 2 chromatid tách rời nhau từ 1 NST kép) sẽ được phân chia đồng đều về 2 cực đối diện của tế bào theo sự co ngắn của vi ống.
Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì khi NST phân li ở kì sau, cấu hình này có thể cản trở sự phân li đồng đều của NST về 2 cực đối diện của tế bào. Kết quả nguyên phân sẽ là tạo ra tế bào con mang đột biến NST.
Câu 2.
Lợi ích: Góp phần khép kín vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên, được ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích như hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu.
Tác hại: Có thể gây hại đến lương thực, thực phẩm; làm các vật dùng, đồ gỗ bị hư hỏng và mất mỹ quan, …
………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sinh học 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.