Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 8 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 8 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận, bảng đặc tả đề thi. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 8 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Ngữ văn 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Cánh diều.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc truyện ngắn sau
MÂY TRẮNG CÒN BAY
– Bảo Ninh –
Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.
Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.
– Mây ngay ngoài, các bác kìa! – bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.
Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.
– Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được – Bà cụ nói – Y thể cây lá ngoài vườn.
Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.
– Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?
Tay nọ làm thinh.
– Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?
Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.
– Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc – bà cụ nói – Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.
Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:
– Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?
– Dạ thưa – Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay – Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.
– Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.
– Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.
Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.
Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.
Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.
– Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!
Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.
– Này, cô kia, cô nhân viên! – Y sang trọng đứng dậy mắng – Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?
– Van bác… – Bà cụ sợ sệt – Bác ơi, van bác… Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.
Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.
Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.
Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.
Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Người kể chuyện trong văn bản là ai?
A. Người kể hạn tri, ngôi kể thứ 1
B. Người kể toàn tri, ngôi kể thứ 1
C. Người kể hạn tri, ngôi kể thứ 3
D. Người kể toàn tri, ngôi kể thứ 3
Câu 2: Truyện đề cập đến đề tài nào dưới đây?
A. Câu chuyện gia đình
B. Thiên nhiên đất nước
C. Cuộc sống thời hậu chiến
D. Sự vô cảm
Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa mà nhan đề văn bản gợi ra?
A. Hình ảnh thực tạo không gian bồng bềnh, hư ảo.
B. Mang ý niệm sự chảy trôi của thời gian và cuộc đời.
C. Nhắc nhở về quá khứ chưa ngủ yên, nỗi đau còn mãi.
D. Sự bất tử của đất trời và sự hữu hạn của đời người.
Câu 4: Truyện khắc hoạ hai nhân vật có tính chất đối sánh đó là?
A. Tôi và bà cụ
B. Nữ tiếp viên và bà cụ
C. Tay vận Comple và bà cụ
D. Hành khách và bà cụ
Câu 5: Thái độ của tay vận Comple trước những thắc mắc của bà cụ khi nhìn thấy những đám mây?
A. Im lặng, không quan tâm
B. Cáu bẳn, lớn tiếng
C. Vô cảm, lạnh nhạt
D. Khinh miệt, bất lực
Câu 6: Câu nói nào của bà cụ hé lộ mục đích tham gia chuyến bay?
A. Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc
B. Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được
C. Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?
D. Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?
Câu 7: Tình huống truyện được đẩy lên cao trào nhờ sự kiện nào?
A. Bà cụ thắc mắc khi nhìn ngắm mây bay bên ngoài cửa sổ.
B. Bà cụ xin một cốc nước lúc cô tiếp viên mang đồ đến phục vụ.
C. Tay comple quát nạt bà cụ vì bà bày biện đồ cúng trên máy bay.
D. Sàn khoang dốc lên, cái bàn thờ bé bỏng của bà cụ hơi nghiêng đi.
Câu 8: Chi tiết người nữ tiếp viên “Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn” và nhân vật tôi “xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh” thể hiện điều gì?
Câu 9: Đánh giá của anh/chị về nhân vật tay vận Comple.
Câu 10: Nhận xét về phần kết thúc của truyện.
Phần 2: Làm văn (4.0 điểm)
Phân tích nhân vật bà cụ trong truyện ngắn trên của nhà văn Bảo Ninh.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
A |
0.5 |
|
2 |
C |
0.5 |
|
3 |
D |
0.5 |
|
4 |
C |
0.5 |
|
5 |
D |
0.5 |
|
6 |
C |
0.5 |
|
7 |
C |
0.5 |
|
8 |
– Chi tiết người nữ tiếp viên “ Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn” và nhân vật tôi “ xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh” thể hiện: + Sự cảm thông, thấu hiểu trước hành động của bà cụ + Trân trọng, biết ơn sự hy sinh của người lính + Sự xót xa trước nỗi đau chiến tranh còn dai dẳng + Góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm HS trả lời được 1 ý cho 0.25 đ |
1.0 |
|
9 |
– Đánh giá của anh/chị về nhân vật tay vận Comple: + Người hiện đại nhưng ích kỉ, thiếu lịch sự, khinh miệt và xem thường người nghèo khổ + Sống trong hoà bình nhưng vô tâm, lạnh nhạt với quá khứ đau thương của dân tộc. Chấp nhận những cách đánh giá riêng nhưng hợp lí của HS HS trình bày đầy đủ 0.5đ; hs trả lời được 1 ý 0.25đ |
0.5 |
|
10 |
– Nhận xét về kết thúc truyện: + Kết thúc giàu chất thơ đem lại cảm xúc ấm áp, thành kính, thiêng liêng… + Kết thúc ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trước hy sinh vĩ đại của người lính + Mang âm hưởng bi tráng thiện hiện niềm tin vào sự bất tử của người lính phi công. Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau. HS trả lời được 1 ý cho 0.5 đ, 2/3 ý cho điểm tối đa |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề . Nhân vật bà cụ trong truyện ngắn của Bảo Ninh |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể cảm nhận và trình bày theo cách riêng. Dưới đây là 1 số định hướng – Giới thiệu khái quát về nhân vật: + Ngoại hình: Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắc hoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ + Bà lão không tên – hiện thân cho biết bao bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh. – Bà lão quê mùa: + Chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, + Bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng – Mang trong mình nỗi đau mất mát hy sinh: + Bà bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước. + Dáng vẻ sợ sệt, van lơn, khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet. + Sự cố gắng hỏi han, cố gắng tìm đến vùng trời mà con trai mình đã hi sinh để một lần được thắp cho con nén hương còn cho thấy tình mẫu tử cao đẹp. – Nhận xét, đánh giá về nhân vật: + Bà cụ có con hi sinh trong chiến tranh vẫn mang nỗi đau khi đất nước hoà bình. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống; quan sát, miêu tả tinh tế; ngôn ngữ giản dị; giọng điệu thân mật, gần gũi. – Từ nhân vật, liên hệ và nêu cảm nghĩ về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật: cảm thông, sẻ chia nỗi đau của người mẹ, biết ơn sự hy sinh của người lính, cuộc sống đởi thay cũng không quên quá khứ. |
0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
|||
0.5 |
|||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Truyện ngắn |
4 |
0 |
2 |
2 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận văn học phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10 – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10
SỞ GD&ĐT………… TRƯỜNG THPT…… (Đề gồm có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Câu chuyện Kiến giết Voi
Trong một khu rừng rậm có một con voi rất hung dữ. Gặp bất kì loài vật nào, Voi cũng dùng đôi ngà ghê gớm của mình húc chết. Voi chưa chịu thua một loài vật nào. Vì vậy, càng ngày Voi càng kiêu ngạo .
Một hôm, Voi đang nghênh ngang đi dạo thì gặp một đàn kiến vàng bò qua đường. Cho rằng đàn Kiến bé nhỏ láo xược, Voi quát:
– Đàn Kiến ranh con kia! Chúng bay không biết tao là ai hay sao mà chúng bay dám bò ngang qua đường tao đi? Tao chỉ khẽ dẫm lên lên một cái là chúng mày chết cả nút . Chúng mày không biết thân biết phận tí nào cả.
Trái với Voi nghĩ, đàn kiến bé nhỏ đã cứng cỏi đáp lại:
– Này bác Voi, chúng tôi là những người biết mình biết người. Chúng tôi không bao giờ kiêu ngạo với ai cả. Nhưng nếu bác cậy sức muốn đánh nhau với chúng tôi thì chúng tôi cũng không sợ. Chúng tôi cũng không chịu lùi bước trước một sức mạnh nào đâu.
Nghe đàn Kiến trả lời như vậy, Voi nổi giận điên người. Voi lồng lên, định dẫm đàn kiến chết tan xác dưới bàn chân to lớn của mình. Đàn kiến nhỏ bé đã nhanh nhẹn tản ra, bám ngay lấy chân Voi mà leo lên lưng Voi. Đàn kiến bảo nhau xúm cả vào hai mắt Voi mà cắn, khiến Voi không sao mở được mắt nữa. Trong khi hai mắt Voi còn cay xè thì đàn kiến lại bảo nhau chui vào hai tai Voi mà đục thủng màng nhĩ . Voi đau buốt đến tận óc.
Voi cố lấy vòi để thổi và quét đàn kiến xuống đất nhưng không xuể vì đàn kiến đông quá. Đàn Kiến lại chui vào vòi Voi mà đốt, mà cắn. Voi không tài nào chịu nổi, ngã lăn ra, kêu khóc, giãy giụa ầm trời. Đàn Kiến đã đi báo thêm cho nhau biết và kéo tới mỗi lúc một nhiều, xúm vào đốt Voi cho tới chết mới chịu buông tha.
Từ đấy, họ hàng nhà voi bảo nhau phải tránh xa giống kiến nhỏ bé nhưng ghê gớm. Trước khi ăn gì, họ hàng nhà voi đều cuốn thức ăn vào vòi, giũ thật sạch để không còn Kiến nữa rồi mới dám ăn. Và voi cũng hết sức để ý, không bao giờ để cho kiến leo được lên trên người mình.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả đặc điểm của con voi?
A. Con voi hiền lành và thân thiện với mọi loài vật.
B. Con voi rất hung dữ và luôn dùng đôi ngà ghê gớm để húc chết bất kỳ loài vật nào.
C. Con voi là loài vật cực kỳ nhút nhát và sợ hãi trước các động vật khác.
D. Con voi luôn biết kính trọng và tôn trọng các loài vật khác.
Câu 3: Đàn kiến đã đáp lại Voi như thế nào khi Voi chê bai đàn Kiến bé nhỏ?
A. Đàn Kiến nhỏ nhẹ bày tỏ sự sợ hãi và nể phục Voi.
B. Đàn Kiến bé nhỏ bất ngờ và thất vọng trước sự kiêu ngạo của Voi.
C. Đàn Kiến bé nhỏ tỏ ra lạnh lùng và không quan tâm đến Voi.
D. Đàn Kiến nhỏ bé đã đáp lại Voi một cách kiên quyết và cứng rắn.
Câu 4: Đàn kiến đã đánh bại con voi bằng cách nào?
A. Chúng tấn công Voi và cắn chết nó.
B. Chúng đâm Voi bằng các mũi đinh sắc nhọn.
C. Chúng cào xé Voi bằng móng vuốt sắc nhọn.
D. Chúng tấn công Voi bằng cách đâm vào những điểm yếu của nó.
Câu 5: Đàn kiến đã làm gì khi Voi định dẫm đàn kiến chết?
A. Chúng đã chạy trốn
B. Chúng đã đuổi theo Voi
C. Chúng đã leo lên lưng Voi
D. Chúng đã bám vào vòi của Voi
Câu 6: Họ hàng nhà voi đã học được bài học gì sau sự việc này?
A. Họ đã học cách chống lại đàn kiến.
B. Họ đã học cách tránh xa đàn kiến.
C. Họ đã học cách ăn thức ăn mà không bị đàn kiến tấn công.
D. Họ đã học cách kiểm soát sự kiêu ngạo của mình.
Câu 7: Tại sao Voi lại cảm thấy kiêu ngạo và xem thường đàn kiến?
A. Voi đã thắng mọi trận đánh với các loài vật khác trong rừng.
B. Voi cho rằng đàn kiến nhỏ bé không thể đe dọa mình.
C. Voi cho rằng đàn kiến không có sức mạnh để tấn công mình.
D. Voi đã thấy đàn kiến chạy trốn khi gặp mình trước đó.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Anh/chị hãy nêu chủ để của câu chuyện “Kiến giết voi”
Câu 9: Theo anh/chị việc xây dựng nhân vật có phần đối lập ngoại hình,tính cánh,kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá ,ẩn dụ có tác dụng gì?
Câu 10: Anh chị rút ra được bài học,thông điệp gì sau khi đọc văn bản?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | D | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 |
– Chủ đề của truyện: khuyên mỗi người không nên có tính kiêu ngạo, coi thường người khác và hiếp đáp kẻ yếu hơn mình. – S ức mạnh không phải là mọi thứ và cả những sinh vật bé nhỏ có thể đánh bại được những con vật to lớn và hung dữ nếu chúng tận dụng được sức mạnh của mình. Nó cũng nói lên tầm quan trọng của việc tôn trọng mọi loài vật và không đánh bại chúng chỉ vì tự cho mình mạnh mẽ. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được |
0,5 |
|
9 |
HS có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phù hợp và không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. có thể theo gợi ý: -Việc xây dựng nhân vật trong câu chuyện “Kiến giết voi” với phần đối lập ngoại hình, tính cách và sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ có tác dụng tạo sự thu hút cho người đọc và giúp tác giả truyền tải thông điệp sâu sắc hơn đến độc giả. Trong truyện, tác giả xây dựng hai nhân vật đối lập nhau: kiến và voi. Kiến là một loài côn trùng nhỏ bé, yếu đuối, nhưng lại rất thông minh, tinh quái và quyết đoán. Với tính cách đó, kiến đã chiến thắng được con voi, một loài động vật lớn mạnh hơn nhiều lần nhưng lại tỏ ra ngớ ngẩn và ngây ngô. -Sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, tác giả đã tạo ra những tình huống khá hài hước và lời thoại hấp dẫn của các nhân vật, giúp tác phẩm trở nên cuốn hút hơn. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
1,0 |
|
10 |
Thông điệp tích cực thông qua văn bản: HS tự rút ra thông điệp cho mình, miễn là phù hợp, tích cực. Có thể gợi ý các thông điệp sau: Từ câu chuyện của Voi và Kiến, tác giả dân gian đã gửi gắm thông điệp đến những người trong xã hội sống kiêu ngạo, huênh hoang cuối cùng sẽ nhận cái kết cay đắng. Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 1,0 điểm. – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Tác giả:Dân gian Tác phẩm:Thuộc kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam. Vd:Trong các thể loại tự sự dân gian, có lẽ truyện ngụ ngôn là thể loại có mục đích giáo huấn nhiều hơn cả bởi lẽ từ một câu chuyện được kể, người ta có thể rút ra nhiều bài học khác nhau. Tìm hiểu truyện Kiến giết voi chúng ta sẽ rõ hơn điều đó. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong câu truyện trên” Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn – Đặc trưng thể loại truyện ngụ ngôn: dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật để hướng đến cho người đọc một chủ đề, triết lý nhân sinh, bài học cuộc sống, khuyên nhủ, răn dạy con người. -Truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học phổ biến, đặc biệt ở các nước phương Tây, với mục đích truyền tải những giá trị đạo đức, triết học, tâm lý học, xã hội học qua các câu chuyện tưởng tượng. Trong các truyện ngụ ngôn, những nhân vật và tình huống được mô tả bằng những hình ảnh, tượng trưng cho các khái niệm và ý nghĩa sâu sắc. * Khái quát chủ đề của truyện Chủ đề của truyện “Kiến giết voi” là sự thông minh và khôn khéo của con người có thể vượt qua sức mạnh vật chất. Truyện thể hiện rõ ràng thông điệp rằng bản thân tài năng và sự khéo léo trong tư duy sẽ giúp con người vượt qua khó khăn, thậm chí là vượt qua sức mạnh của những kẻ đối đầu. Chủ đề này đã được thể hiện qua câu chuyện về một đàn kiến nhỏ bé vô cùng tinh thông và linh hoạt, đã vượt qua được sức mạnh của một con voi khổng lồ và cứu lấy đàn mình. * Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật Trong “Kiến giết voi”, có hai nhân vật tiêu biểu là Kiến và Voi, họ đại diện cho hai giá trị trái ngược nhau. Kiến là một con vật nhỏ bé, yếu đuối nhưng thông minh và cần cù, trong khi Voi là một con vật to lớn, mạnh mẽ nhưng ngu ngốc và tự mãn. Mối quan hệ giữa hai nhân vật này được thể hiện qua câu chuyện mà Kiến tìm cách giết Voi bằng cách lấy sự giúp đỡ từ các con kiến khác và sử dụng chiến thuật và trí thông minh của mình. Tuy nhiên, đến cuối câu chuyện, Kiến nhận ra rằng Voi là người bạn thật sự của mình, họ đều là những sinh vật sống trên trái đất và cần phải giúp đỡ lẫn nhau. * Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện –Nhân vật Kiến đóng vai trò chính trong việc thể hiện chủ đề của truyện, đó là sự tôn trọng giá trị của mỗi sinh vật. Nhân vật Kiến thông minh và cần cù, và sử dụng những phẩm chất tích cực này để đánh bại con Voi lớn hơn. Điều này cho thấy rằng kích cỡ không quan trọng bằng trí tuệ và nghị lực. –Trong khi đó, nhân vật Voi đóng vai trò đối lập, cho thấy rằng sự tự mãn và tự tin không đồng nghĩa với sự thông minh và tôn trọng giá trị của người khác. * Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống “Kiến giết voi” là một truyện ngụ ngôn với chủ đề chính là sự quan trọng của tinh thần đoàn kết và sức mạnh của sự đoàn kết trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Truyện cho thấy rằng khi mọi người hợp tác với nhau, họ có thể vượt qua các khó khăn lớn và đạt được những thành công đáng kể. Nhân vật chính của câu chuyện là một chú voi khổng lồ, tượng trưng cho sự quyền lực và uy quyền. Tuy nhiên, dù có sức mạnh đến đâu thì khi thiếu tinh thần đoàn kết, một con voi đơn độc vẫn không thể đánh bại được một đàn kiến. Nhân vật kiến là biểu tượng cho sự đoàn kết và lòng trách nhiệm, cho thấy rằng mỗi cá nhân đều có thể đóng góp một phần trong quá trình giải quyết vấn đề và đạt được sự thành công. -Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện là sự đối lập giữa sức mạnh đến từ quyền lực và uy quyền, và sự đoàn kết đến từ tinh thần và trách nhiệm. Nhân vật chính, con voi, tuy có sức mạnh và quyền lực nhưng lại thiếu lòng tin tưởng và không thể đánh bại được những con kiến. Ngược lại, các kiến lại hợp tác và đoàn kết với nhau để đạt được mục đích của mình, tuy kích thước nhỏ bé nhưng lại thành công vượt trội bởi tinh thần đoàn kết. -Từ đó, ta có thể rút ra ý nghĩa cho cuộc sống là sức mạnh của sự đoàn kết và trách nhiệm cá nhân trong việc đóng góp vào một mục tiêu chung. Dù có mạnh mẽ đến đâu, nếu không có sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm thì một người không thể làm được mọi việc. Chúng ta cần học cách hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung, vượt qua những khó khăn và thăng tiến trong cuộc sống. |
2,0 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
||
I + II |
10,0 |
2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc |
Truyện ngắn |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
|
2 |
Viết |
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
|
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
|||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
||||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/ Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận Dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
1. Đọc hiểu |
Nhận biết – Nhận biết được: Phương thức biểu đạt, thể loại văn bản, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. – Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện. – Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu – Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. – Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
4 câu TN |
3 câu TN 01 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
|
2 |
Viết |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm trên. |
1* |
1* |
1* |
1 câu TL |
Chú thích:
– Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng)
– Các chuẩn / tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản tiểu thuyết hoặc truyện ngắn trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Cánh Diều.(Bài 6)
– Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động viết: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Cánh Diều (Bài 5)
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 8 Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.