Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 3 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 3 Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Lịch sử 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 – Đề 1
1.1 Đề thi giữa kì Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 – 2024 Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 Thời gian làm bài: …. phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi – líp – pin thông qua linh mục người
A. Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha
C. Pháp
D. Thổ Nhĩ Kì
Câu 2: Văn hoá của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng hưởng nhiều nhất của nền văn hoá nào?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Triều Tiên
D. Nhật Bản
Câu 3: Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. Nam Á, Việt – Mường, Tày – Thái, Mông – Dao
B. Nam Á, Nam Đảo, Mông – Dao, Tạng – Miến
C. Nam Á, Thái – Ka – đai, Nam Đảo, Mông – Dao, Hán – Tạng
D. Mông – Dao, Hán – Tạng, Tày – Thái, Ka – đai
Câu 4: Kinh đô của nhà nước Văn Lang ở
A. Thăng Long (Hà Nội)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cổ Loa (Hà Nội)
D. Vạn Xuân (Huế)
Câu 5: Đâu là trang phục truyền thống của nam giới thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
C. Áo dài, khăn xếp, chân đi guốc.
B. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
D. Áo ngắn, quần ngắn, đi chân đất.
Câu 6: Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm – pa là
A. những người nói tiếng Thái và tiếng Môn – Khơ-me
B. sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt
C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo
D. cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo với cư dân từ bên ngoài.
Câu 7: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm – pa?
A. Lễ hội Ka – tê
B. Lễ hội Oóc Om Bóc
C. Lễ hội Cơm mới
D. Lễ hội Lồng tồng
Câu 8: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam
B. Các tỉnh miền núi và Tây Nguyên Việt Nam
D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam
Câu 9: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam thời kì nào sau đây?
A. Thời kì Bắc thuộc
B. Thời kì phong kiến độc lập (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX)
C. Từ đầu Công nguyên đến giữa thế kỉ XIX
D. Từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 10: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn nổi bật với
A. tính đa dạng
B. tính bản địa
C. tính vùng miền
D. tính thống nhất
Câu 11: Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ vị trí thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV – XIX?
A. Phật giáo
B. Công giáo
C. Nho giáo
D. Đạo giáo
Câu 12: Một trong những tác phẩm y học tiêu biểu của văn minh Đại Việt được biên soạn trong giai đoạn từ thế kỉ XV – XVIII là
A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
C. Nam dược thần hiệu
B. Hồng Nghĩa giác tư y thư
D. Y thư lược sao
Câu 13: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Khuvực Đông Nam Á được coi như “ngã tưđường”, là trungtâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa
Câu 14: Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.
B. Có cảnh thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.
C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại, …
D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á
Câu 15: Sự kiện nhà Lý cho xây dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến?
A. Trọng nông
B. Trọng thương
C. Bế quan toả cảng
D. Ức thương
Câu 16: Nội dung nào là hiện tượng đặc biệt về tư tưởng – tôn giáo ở Đại Việt trong thế kỉ XI – XIII?
A. Phật giáo – đạo giáo hòa vào các tín ngưỡng dân gian
B. Nho giáo được độc tôn
C. Tam giáo đồng nguyên
D. Phật giáo trở thành tôn giáo của nhân dân
Câu 17: Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” cho ta biết tục lệ gì của người Văn Lang?
A. Ăn nhiều đồ nếp
B. Thờ cúng tổ tiên
C. Thờ thần sông, thần núi
D. Tổ chức lễ hội
Câu 18: Đâu là điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 19: Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và Champa, Phù Nam là
A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công
B. Bắt đầu xuất hiện phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp
C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài
D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển
Câu 20: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là
A. Thành Thăng Long (Hà Nội)
C. thành Tây Đô
B. quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế
D. phố cổ Hội An
Câu 21: Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh “Đông Nam Á là khu vực thống nhất và đa dạng” qua tiêu chí điều kiện địa lí, văn hoá vật chất và tinh thần.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10
1.B |
2.A |
3.C |
4.B |
5.B |
6.C |
7.A |
8.C |
9.B |
10.D |
11.C |
12.A |
13.A |
14.A |
15.A |
16.C |
17.B |
18.C |
19.A |
20.B |
Câu 21 (VDC):
Đông Nam Á là khu vực có sự thống nhất trong đa dạng được thể hiện qua các yếu tố như sau:
1. Sự thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện địa lí
– Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia trong đó gồm 2 phần là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
– Do nằm trong vành đai nóng của địa cầu nên Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm.
– Đông Nam Á có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, với các hệ thống sống lớn như Mê công, sông Hồng, Sông Mênam, sông Iraoadi… tạo nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, trong đó cây lúa nước với những điều kiện sinh trưởng thích hợp trở thành cây trồng chủ yếu trong nền nông nghiệp của dân cư Đông Nam Á. Đây cũng là một nét thống nhất của khu vực Đông Nam Á, nhưng tuy mỗi vùng của quốc gia, tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà cây lúa có nhiều chủng loại và chất lương khác nhau.
– Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng mỗi quốc gia ở Đông Nam Á lại có những điểm khác nhau về mặt điều kiện tự nhiên.
2. Sự thống nhất trong đa dạng về mặt văn hoá
*Văn hoá vật chất: Cuộc sống của cư dân Đông Nam Á luôn gắn liền với những hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đó những phong tục, tập quán của các quốc gia Đông Nam Á gắn bó chặt chẽ với
nền nông nghiệp lúa nước và mang tính bản địa sâu sắc. Điều này đã tạo nên sự thống nhất trong văn hoá của khu vực Đông Nam Á và cũng hình thành nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hoá của từng quốc gia. Ví dụ như:
– Trong ăn uống: Gạo là thực phẩm chính trong bữa cơm của các nước Đông Nam Á nhưng mỗi nước lại có cách chế biến khác nhau kết hợp cùng các loại thức ăn, gia vị trong mỗi bữa ăn, tạo nên những nét riêng biệt và đặc sắc.
– Trong trang phục: Vì ảnh hưởng của khí hậy nên đặc điểm chung của trang phục các nước Đông Nam Á là thoáng nhẹ, thoải mái, nam thường cởi trần, đóng khố. Tuy nhiên, tuỳ vào truyền thống của từng dân tộc,
mỗi quốc gia lại có những trang phục truyền thống khác nhau.
– Nhà ở: Họ chủ yếu ở nhà sàn, nhưng cách thiết kế, bài trí, kiến trúc lại đa dạng, phong phú.
– Phương tiện đi lại: Chủ yếu dùng thuyền bè để giao lưu văn hoá.
* Văn hoá tinh thần: Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia ở Đông Nam Á bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa của hai nền văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ, họ còn xây dựng nên nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của mình. Điều này thể hiện qua các thành tựu văn hoá nổi bật (HS chứng minh).
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 – Đề 2
2.1 Đề thi giữa kì Lịch sử 10
PHÒNG GD&ĐT…… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 – 2024 Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 Thời gian làm bài: …. phút (không kể thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?
A. Khu vực duy nhất ở châu Á không tiếp giáp với biển.
B. Là cầu nối giữa Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương.
C. Là cầu nối giữa các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
D. Là giao điểm của nhiều tuyến đường giao thông quốc tế.
Câu 2. Khu vực Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, với sự hiện diện của nhiều dòng sông lớn, ngoại trừ
A. Sông Mê Công.
B. Sông I-ra-oa-đi.
C. Sông Ơ-phrát.
D. Sông Hồng.
Câu 3. Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á mang đặc điểm của cả hai đại chủng nào?
A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.
B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.
D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á.
B. Phật giáo giữ địa vị độc tôn ở mọi quốc gia Đông Nam Á.
C. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu và sùng mộ Thiên Chúa giáo.
D. Cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng từ chữ Hán.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á?
A. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạnh giá, ít mưa.
C. Ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
D. Thành phần dân cư thống nhất, đơn giản về sắc tộc.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tổ chức xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á?
A. Mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.
B. Có lịch sử lâu đời và sức sống mạnh mẽ.
C. Đề cao tính cá nhân và biệt lập, khép kín.
D. Có sự tiếp biến với văn minh bên ngoài.
Câu 7. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được truyền bá tới Đông Nam Á ngay từ đầu Công nguyên?
A. Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
B. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Hồi giáo và Đạo giáo.
Câu 8. Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (từ đầu Công nguyên) để sáng tạo ra loại chữ viết nào?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Pali.
D. Chữ Kanji.
Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn hóa Đông Nam Á
A. Phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ.
B. Có sự giao thoa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
C. Bộc lộ những dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng.
D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về nghệ thuật kiến trúc của các quốc gia Đông Nam Á?
A. Thiếu tính sáng tạo, sao chép nguyên bản các văn hóa bên ngoài.
B. Kiến trúc và điêu khắc hài hòa, tạo nên những kiệt tác nghệ thuật.
C. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo.
D. Tiếp thu văn hóa bên ngoài nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo.
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là gì?
A. Mang tính cá nhân và sự biệt lập, khép kín.
B. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
C. Không có sự giao lưu với bên ngoài.
D. Không mang tính bản địa.
Câu 12. Các Tháp Chăm (ở Việt Nam) và đền Ăng-co Vát (ở Campuchia) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách nghệ thuật kiến trúc nào?
A. Kiến trúc Hồi giáo.
B. Kiến trúc Hin-đu giáo.
C. Kiến trúc phương Tây.
D. Kiến trúc Phật giáo.
Câu 13. Trong đời sống thường nhật, phụ nữ Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc mặc trang phục như thế nào?
A. Mặc áo, váy, yếm che ngực và đi chân đất.
B. Mặc áo, váy, đội nón quai thao, đi guốc mộc.
C. Mặc áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ, đi guốc mộc.
D. Mặc áo bà ba, quần lụa, đi dép làm bằng mo cau.
Câu 14. Phạm vi lãnh thổ của các nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tương ứng với khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Câu 15. Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết điều gì về đời sống của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.
B. Sử dụng trầu cau trong các dịp trọng đại, lễ tết.
C. Sự phát triển của kĩ thuật luyện kim (đúc đồng).
D. Đoàn kết để cùng làm thủy lợi, chống thiên tai.
Câu 16. Hoa văn nào trên trống đồng cho thấy đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc gắn liền với lễ hội?
A. Hình Mặt Trời và chim Lạc.
B. Hình người đang giã gạo.
C. Hình các vũ công đang nhảy múa.
D. Hình nhà sàn mái cong.
Câu 17. Người Chăm-pa đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở của
A. Chữ La-tinh.
B. Chữ Phạn.
C. Chữ Kanji.
D. Chữ Hangul.
Câu 18. Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?
A. Chữ Nôm.
N. Sử thi Đăm-săn.
C. Đền Bô-rô-bu-đua.
D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 19. Đường bờ biển dài với nhiều hải cảng đã tạo điều kiện cho cư dân Chăm-pa phát triển ngành kinh tế nào?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Luyện kim (đúc đồng).
C. Buôn bán đường biển.
D. Chế tác kim hoàn.
Câu 20. Điểm tương đồng trong đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ và Chăm-pa là gì?
A. Thịnh hành ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
B. Có tục ăn trầu cau, nhuộm răng đen.
C. Xây nhiều đền tháp để thờ thần Siva.
D. Sùng mộ Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 21. Bộ máy nhà nước Phù Nam được xây dựng theo mô hình nhà nước nào dưới đây?
A. Chiếm hữu nô lệ.
B. Dân chủ chủ nô.
C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.
D. Quân chủ lập hiến phương Đông.
Câu 22. Văn minh Phù Nam phát triển trên cơ sở của nền văn hóa nào dưới đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Hòa Bình.
D. Văn hóa Óc Eo.
Câu 23. Cư dân Phù Nam đã tiếp thu có sáng tạo những thành tựu văn minh Ấn Độ để làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện thông qua việc
A. Hình thành tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phồn thực.
B. Xây dựng hệ thống chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.
C. Hình thành tập tục ăn trầu cau và hoả táng người chết.
D. Sáng tác ra sử thi Riêm Kê trên cơ sở sử thi Ramayana.
Câu 24. Văn minh Ấn Độ được truyền bá tới Phù Nam thông qua con đường nào?
A. Buôn bán và chiến tranh thôn tính.
B. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.
C. Buôn bán và truyền giáo.
D. Chiến tranh xâm lược.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được lựa chọn để giới thiệu với bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra điểm tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh: Văn Lang – Âu Lạc; Chăm-pa; Phù Nam.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì Lịch sử 10
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D |
2-C |
3-D |
4-A |
5-A |
6-C |
7-C |
8-A |
9-A |
10-A |
11-B |
12-B |
13-A |
14-A |
15-A |
16-C |
17-B |
18-D |
19-C |
20-A |
21-C |
22-D |
23-B |
24-C |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
(*) Lưu ý:
– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân;
– Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.
(*) Tham khảo:
– Lựa chọn giới thiệu các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á. Vì:
+ Những công trình kiến trúc cho thấy sức lao động và khả năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Đông Nam Á.
+ Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo, nhưng vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Câu 2 (2,0 điểm):
– Cơ sở về điều kiện tự nhiên:
+ Có các dòng sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.
+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Tiếp giáp với biển.
– Cơ sở kinh tế:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính.
+ Ngoài ra, cư dân còn có các hoạt động kinh tế khác, như: chăn nuôi, đánh bắt cá,…
– Cơ sở xã hội:
+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam
+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.
2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 sử 10
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
1 |
Chương 4. Văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại |
Bài 13. Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại |
3 (0,75) |
3 (0,75) |
||||||
Bài 14. Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại |
3 (0,75) |
3 (0,75) |
1 (2,0) |
|||||||
2 |
Chương 5. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) |
Bài 15. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc |
2 (0,5) |
2 (0,5) |
||||||
Bài 16. Văn minh Chăm-pa |
2 (0,5) |
2 (0,5) |
||||||||
Bài 17. Văn minh Phù Nam |
2 (0,5) |
2 (0,5) |
1 (2,0) |
|||||||
Tổng số câu hỏi |
12 (3,0) |
0 |
12 (3,0) |
0 |
0 |
1 (2,0) |
0 |
1 (2,0) |
||
Tỉ lệ |
30% |
30% |
20% |
20% |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sử 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 10 (Có đáp án, ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.