Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 43 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án + Ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 43 Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 10 Cánh diều gồm 44 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Công nghệ. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 43 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc truyện ngắn sau
MÂY TRẮNG CÒN BAY
– Bảo Ninh –
Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.
Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.
– Mây ngay ngoài, các bác kìa! – bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.
Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.
– Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được – Bà cụ nói – Y thể cây lá ngoài vườn.
Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.
– Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?
Tay nọ làm thinh.
– Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?
Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.
– Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc – bà cụ nói – Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.
Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:
– Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?
– Dạ thưa – Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay – Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.
– Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.
– Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.
Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.
Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.
Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.
– Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!
Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.
– Này, cô kia, cô nhân viên! – Y sang trọng đứng dậy mắng – Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?
– Van bác… – Bà cụ sợ sệt – Bác ơi, van bác… Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.
Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.
Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.
Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.
Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Người kể chuyện trong văn bản là ai?
A. Người kể hạn tri, ngôi kể thứ 1
B. Người kể toàn tri, ngôi kể thứ 1
C. Người kể hạn tri, ngôi kể thứ 3
D. Người kể toàn tri, ngôi kể thứ 3
Câu 2: Truyện đề cập đến đề tài nào dưới đây?
A. Câu chuyện gia đình
B. Thiên nhiên đất nước
C. Cuộc sống thời hậu chiến
D. Sự vô cảm
Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa mà nhan đề văn bản gợi ra?
A. Hình ảnh thực tạo không gian bồng bềnh, hư ảo.
B. Mang ý niệm sự chảy trôi của thời gian và cuộc đời.
C. Nhắc nhở về quá khứ chưa ngủ yên, nỗi đau còn mãi.
D. Sự bất tử của đất trời và sự hữu hạn của đời người.
Câu 4: Truyện khắc hoạ hai nhân vật có tính chất đối sánh đó là?
A. Tôi và bà cụ
B. Nữ tiếp viên và bà cụ
C. Tay vận Comple và bà cụ
D. Hành khách và bà cụ
Câu 5: Thái độ của tay vận Comple trước những thắc mắc của bà cụ khi nhìn thấy những đám mây?
A. Im lặng, không quan tâm
B. Cáu bẳn, lớn tiếng
C. Vô cảm, lạnh nhạt
D. Khinh miệt, bất lực
Câu 6: Câu nói nào của bà cụ hé lộ mục đích tham gia chuyến bay?
A. Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc
B. Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được
C. Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?
D. Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?
Câu 7: Tình huống truyện được đẩy lên cao trào nhờ sự kiện nào?
A. Bà cụ thắc mắc khi nhìn ngắm mây bay bên ngoài cửa sổ.
B. Bà cụ xin một cốc nước lúc cô tiếp viên mang đồ đến phục vụ.
C. Tay comple quát nạt bà cụ vì bà bày biện đồ cúng trên máy bay.
D. Sàn khoang dốc lên, cái bàn thờ bé bỏng của bà cụ hơi nghiêng đi.
Câu 8: Chi tiết người nữ tiếp viên “Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn” và nhân vật tôi “xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh” thể hiện điều gì?
Câu 9: Đánh giá của anh/chị về nhân vật tay vận Comple.
Câu 10: Nhận xét về phần kết thúc của truyện.
Phần 2: Làm văn (4.0 điểm)
Phân tích nhân vật bà cụ trong truyện ngắn trên của nhà văn Bảo Ninh.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
A |
0.5 |
|
2 |
C |
0.5 |
|
3 |
D |
0.5 |
|
4 |
C |
0.5 |
|
5 |
D |
0.5 |
|
6 |
C |
0.5 |
|
7 |
C |
0.5 |
|
8 |
– Chi tiết người nữ tiếp viên “ Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn” và nhân vật tôi “ xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh” thể hiện: + Sự cảm thông, thấu hiểu trước hành động của bà cụ + Trân trọng, biết ơn sự hy sinh của người lính + Sự xót xa trước nỗi đau chiến tranh còn dai dẳng + Góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm HS trả lời được 1 ý cho 0.25 đ |
1.0 |
|
9 |
– Đánh giá của anh/chị về nhân vật tay vận Comple: + Người hiện đại nhưng ích kỉ, thiếu lịch sự, khinh miệt và xem thường người nghèo khổ + Sống trong hoà bình nhưng vô tâm, lạnh nhạt với quá khứ đau thương của dân tộc. Chấp nhận những cách đánh giá riêng nhưng hợp lí của HS HS trình bày đầy đủ 0.5đ; hs trả lời được 1 ý 0.25đ |
0.5 |
|
10 |
– Nhận xét về kết thúc truyện: + Kết thúc giàu chất thơ đem lại cảm xúc ấm áp, thành kính, thiêng liêng… + Kết thúc ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trước hy sinh vĩ đại của người lính + Mang âm hưởng bi tráng thiện hiện niềm tin vào sự bất tử của người lính phi công. Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau. HS trả lời được 1 ý cho 0.5 đ, 2/3 ý cho điểm tối đa |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề . Nhân vật bà cụ trong truyện ngắn của Bảo Ninh |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể cảm nhận và trình bày theo cách riêng. Dưới đây là 1 số định hướng – Giới thiệu khái quát về nhân vật: + Ngoại hình: Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắc hoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ + Bà lão không tên – hiện thân cho biết bao bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh. – Bà lão quê mùa: + Chẳng dám ăn đồ ăn trên máy bay vì sợ tốn tiền, + Bà nhờ cô tiếp viên mở giúp cái cửa sổ máy bay cho thoáng – Mang trong mình nỗi đau mất mát hy sinh: + Bà bày đồ cúng cho con trên máy bay, trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần 30 năm trước. + Dáng vẻ sợ sệt, van lơn, khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet. + Sự cố gắng hỏi han, cố gắng tìm đến vùng trời mà con trai mình đã hi sinh để một lần được thắp cho con nén hương còn cho thấy tình mẫu tử cao đẹp. – Nhận xét, đánh giá về nhân vật: + Bà cụ có con hi sinh trong chiến tranh vẫn mang nỗi đau khi đất nước hoà bình. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống; quan sát, miêu tả tinh tế; ngôn ngữ giản dị; giọng điệu thân mật, gần gũi. – Từ nhân vật, liên hệ và nêu cảm nghĩ về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật: cảm thông, sẻ chia nỗi đau của người mẹ, biết ơn sự hy sinh của người lính, cuộc sống đởi thay cũng không quên quá khứ. |
0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
|||
0.5 |
|||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Truyện ngắn |
4 |
0 |
2 |
2 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận văn học phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Hóa học 10
2.1 Đề thi giữa kì 2 Hóa 10
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
C. Tính khử của ion Br– lớn hơn tính khử của ion Cl–.
D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. Ag, CaCO3, CuO.
B. FeS, BaSO4, KOH.
C. AgNO3, (NH4)2CO3, Cu.
D. Mg(HCO3)2, AgNO3, CuO.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 4: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.
Câu 5: Khi cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây sẽ cho kết tủa màu vàng đậm nhất?
A. Dung dịch HI.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch HBr.
D. Dung dịch HF.
Câu 6: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO, clo đóng vai trò
A. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
B. là chất oxi hóa.
C. là chất khử.
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HF không được bảo quản trong bình làm bằng chất liệu nào?
A. Nhựa.
B. Gốm sứ.
C. Thủy tinh.
D. Polime.
Câu 8: Cho 5,4 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng, dư thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)?
A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 7,84 lít.
Câu 9: Cho 0,1 mol KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (ở đktc) là
A. 0,56 lít.
B. 5,6 lít.
C. 2,24 lít.
D. 0,112 lít.
Câu 10: Khi cho mẩu quỳ tím ẩm vào bình đựng khí Cl2, hiện tượng thu được là
A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. quỳ tím không chuyển màu.
C. quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu.
D. quỳ tím chuyển sang màu xanh.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt các dd sau chứa trong các lọ riêng biệt mất nhãn: MgCl2, KBr, KCl.
Câu 2 ( 2 điểm): Cho m gam hỗn hợp G gồm: CaCO3 và Al vào một lượng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 8,96 lít khí B ở đktc. Cô cạn A thu được 37,8 gam muối khan.
1/ Xác định % khối lượng của các chất trong G.
2/ Tính CM của các chất trong A.
Câu 3 ( 2 điểm): Cho 5,965 gam hỗn hợp A gồm: NaX, NaY (X,Y là hai halogen liên tiếp, nguyên tử khối của X < Y) vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 1,435gam kết tủa. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Câu 4 ( 1 điểm): Sục V lít Cl2 ở đktc vào 100ml dung dịch C gồm: NaF 1M; NaBr 3M và KI 2M thu được dung dịch D. Cô cạn D thu được 41,1 gam chất rắn khan E. Xác định V.
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 10
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | D | B | D | A | D | C | C | B | C |
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử. (0,5 điểm)
Dùng dd NaOH nhận ra MgCl2 nhờ kết tủa trắng (0,5 điểm)
PTHH: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 (↓) + 2NaCl.
Dùng dd AgNO3 nhận ra KCl (kết tủa trắng), KBr (kết tủa vàng nhạt). (0,5 điểm)
PTHH: (0,5 điểm)
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3.
(viết đúng mỗi PTHH 0,25 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm):
1. Gọi số mol CaCO3 = x; số mol Al = y; tính số mol khí = 0,4 mol. (0,25 điểm)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (0,5 điểm)
x → x (mol)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
y → 1,5y (mol)
(mỗi PTHH đúng 0,25 điểm)
Lập hệ: (0,25 điểm)
Giải hệ: x = 0,1; y = 0,2
Tính được %mCaCO3 = 64,935%; %mAl = 35,065%.
2. Tính số mol HCl pư = 0,8 mol và tính V = 0,4 lít. (0,25 điểm)
Tính số mol các chất tan trong A: CaCl2 0,1 mol và AlCl3 = 0,2 mol. (0,25 điểm)
Tính được: CMCaCl2 = 0,1:0,4 = 0,25M; CMAlCl3 = 0,2:0,4 = 0,5M. (0,25 điểm)
Câu 3 ( 2 điểm):
Trường hợp 1: X là Flo và Y là Clo. Ta có PTHH: (0,25 điểm)
Tính được số mol AgCl = 0,01 mol
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 (0,5 điểm)
0,01 ← 0,01 (mol)
→ mNaCl = 0,01.58,5 = 0,585 < 5,965 (thỏa mãn) (0,25 điểm)
Trường hợp 2: X khác F gọi X, Y là E (điều kiện: 35,5 < ME < 127). Ta có PTHH: (0,25 điểm)
NaE + AgNO3 → AgE + NaNO3
Ta có số mol NaE = số mol AgE (0,5 điểm)
Giải PT → ME < 0 (loại). (0,25 điểm)
Câu 4 ( 1 điểm):
Các pư có thể xảy ra theo thứ tự: (0,25 điểm)
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1)
0,1← 0,2 → 0,2 (mol)
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (2)
0,3 → 0,3 (mol)
npư: x → 2x → 2x (mol)
Số mol các chất: NaF 0,1 mol; NaBr 0,3 mol; KI 0,2 mol
– Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 1. (0,25 điểm)
Theo pư 1: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaBr 0,3 mol
m1 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.103 = 50 gam.
– Giả sử Cl2 phản ứng vừa đủ ở phản ứng 2. (0,25 điểm)
Theo phản ứng 1,2: Chất rắn E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 0,3 mol
m2 = 0,1.42 + 0,2.74,5 + 0,3.58,5 = 36,65 gam.
Nhận xét: m2 < mE < m1 → Pư 2 mới xảy ra 1 phần
Gọi số mol Cl2 pư ở 2 là x mol: Theo pư 1,2: (0,25 điểm)
– E gồm: NaF 0,1 mol; KCl 0,2 mol; NaCl 2x mol; NaBr (0,3-2x) mol
Ptr: 0,1.42 + 0,2.74,5 + 2x.58,5 + (0,3-2x).103 = 41,1 x = 0,1
– Số mol Cl2 đã dùng = 0,1+x = 0,2 mol → V = 0,2.22,4 = 4,48 lít
3. Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 10
3.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Trong hệ thống kiểm soát chu kì tế bào, tế bào sẽ đưa ra “quyết định” có nhân đôi DNA để bước vào phân bào hay không tại điểm kiểm soát nào sau đây?
A. điểm G1/S
B. điểm G2/M
C. điểm kiểm soát thoi phân bào
D. điểm kiểm soát NST
Câu 2. Vi sinh vật không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là đa bào phức tạp.
B. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
C. Kích thước cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
Câu 3. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là?
A. CO2 + H2O + Năng lượng → (CHO) + O2.
B.CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2.
C. CO2 + H2O + Năng lượng → (CH2O) + O2
D. (CH2O) + O2→ CO2 + H2O + Năng lượng
Câu 4. Vi khuẩn nitrate hóa có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Hóa dị dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Quang tự dưỡng
Câu 5. Khi bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn mua 2 – 3 loại kháng sinh uống cho nhanh khỏi. Việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh.
B. Gây hiện tượng tiêu chảy.
C. Gây bệnh tiểu đường.
D. Gây bệnh tim mạch.
Câu 6. Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
A. Đường phân
B. Chu trình Calvin
C. Chuỗi truyền điện tử hô hấp
D. Chu trình Krebs
Câu 7. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 78. Số lượng tâm động trong một tế bào của loài này ở kì giữa của giảm phân II là bao nhiêu?
A. 48
B. 78
C. 156
D. 39
Câu 8. Ông bà ta thường “nuôi mẻ” để nấu canh chua Vậy môi trường nuôi cấy mẻ là môi trường nuôi cấy:
A. Trung tính
B. Liên tục
C. Không liên tục
D. Acid
Câu 9. Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, tại pha nào thì số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng?
A. Pha tiềm phát
B. Pha cân bằng
C. Pha lũy thừa
D. Pha suy vong
Câu 10. Khi sản xuất phomat, người ta dùng vi khuẩn lactic nhằm mục đích gì?
A. Để phân hủy protein trong sữa thành các amino acid và làm cho sữa đông lại.
B. Để lên men đường lactose có trong sữa, tạo độ pH thấp làm đông tụ sữa.
C. Để thủy phân k-casein trong sữa và làm cho sữa đông lại.
D. Để tạo enzyme rennin, nhằm thủy phân sữa thành các thành phần dễ tiêu hóa.
Câu 11. Trong quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 12. Chuỗi truyền electron hô hấp xảy ra tại:
A. tế bào chất
B. màng trong ti thể
C. màng sinh chất
D. chất nền ti thể
Câu 13. Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm lên men của nấm men Saccharomyces cerevisiae?
A. Bia
B. Pho mát
C. Rượu
D. Bánh mì
Câu 14. Sản phẩm nào của pha sáng không được sử dụng cho quá trình tổng hợp glucose trong pha tối?
A. NADPH
B. O2
C. RiDP
D. ATP
Câu 15. Kì đầu của giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Màng nhân xuất hiện
B. Nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
C. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi
D. Tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa các chromatide khác nguồn gốc
Câu 16. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn
B. Tảo đơn bào
C. Đông vật nguyên sinh
D. Rêu
Câu 17. Mục đích của việc ủ chua thức ăn cho vật nuôi là gì?
A. Phân hủy cellulose trong thức ăn thành đường.
B. Tăng hàm lượng protein, lipid cho thức ăn.
C. Lên men lactic để thức ăn được bảo quản lâu hơn.
D. Tăng hệ vi sinh vật kháng khuẩn cho vật nuôi.
Câu 18. Một loài sinh vật đơn bào có thời gian thế hệ là 60 phút. Người ta tiến hành nuôi cấy một nhóm cá thể của loài này trong 5 giờ, sau đó thu được số cá thể ở thế hệ cuối cùng là 256. Số cá thể trong quần thể ban đầu là:
A. 8
B. 4
C. 16
D. 32
Câu 19. Khi nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
B. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau.
C. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp
D. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
Câu 20. Mốc vàng hoa cau (Aspergillus oryzae) có vai trò gì trong sản xuất tương?
A. Tạo ra enzyme để thủy phân tinh bột và protein có trong đậu tương.
B. Lên men tạo vị chua cho tương.
C. Tạo độ pH thấp làm tương không bị thối.
D. Làm cho tương có màu vàng như màu của nấm mốc.
Câu 21. Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n = 28 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là:
A. 14 NST đơn
B. 28 NST đơn
C. 28 NST kép
D. 14 NST kép
Câu 22. Clo có khả năng diệt vi sinh vật có hại nên người ta thường sử dụng clo vào việc
A. thanh trùng nước máy, nước bể bơi.
B. thuốc uống diệt khuẩn ở người và động vật.
C. tẩy uế và ướp xác.
D. sát trùng vết thương sâu trong giải phẫu.
Câu 23. Ý nghĩa nào sau đây không phải là ý nghĩa của giảm phân?
A. Kết hợp với sự thụ tinh, giải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp trong sinh sản hữu tính.
B. Tăng nhanh số lượng tế bào giúp cơ thể lớn nhanh.
C. Tạo sự đa dạng di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
D. Tạo giao tử trong sinh sản.
Câu 24. Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.
C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
Câu 25. Trong nuôi cấy liên tục, pha tiềm phát chỉ diễn ra khi cho chất dinh dưỡng:
A. lần 2.
B. lần 3.
C. lần 4.
D. lần 1.
Câu 26. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng.
(2) Dựa vào khả năng chịu nhiệt, chia làm 2 nhóm vi sinh vật là vi sinh vật ưa ấm và vi sinh vật ưa nhiệt.
(3) Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh làm cho vi sinh vật gây bệnh ở người sẽ chết.
(4) Vi sinh vật kí sinh động vật thích hợp nhiệt độ từ 30oC – 40oC.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 27. Có 8 tế bào của loài ruồi giấm đều tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp. Số lượng tế bào được tạo ra sau nguyên phân là:
A. 16
B. 8
C. 32
D. 64
Câu 28. Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là gì?
A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
B. Thuộc nhiều giới: Nguyên sinh, Nấm và Động vật.
C. Kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet).
D. Chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1. Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa gì? Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì điều gì sẽ xảy ra khi các NST phân li ở kì sau?
Câu 2. Nêu những lợi ích và tác hại của quá trình phân giải các chất nhờ vi sinh vật.
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh 10
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1. B | 2. A | 3. B | 4. C | 5. A | 6. C | 7. D |
8. B | 9. A | 10. B | 11. B | 12. B | 13. B | 14. B |
15. D | 16. D | 17. C | 18. A | 19. B | 20. A | 21. D |
22. A | 23. B | 24. A | 25. D | 26. B | 27. D | 28. A |
II. Phần tự luận
Câu 1.
Các NST co xoắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì giữa có ý nghĩa là:
- Việc co ngắn giúp NST dễ dàng xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào hơn.
- Việc NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào: giúp tâm động của các NST kép dễ dàng tương tác đồng đều với các vi ống của thoi phân bào ở cả 2 phía. Nhờ đó, ở kì sau các NST đơn (thực chất là 2 chromatid tách rời nhau từ 1 NST kép) sẽ được phân chia đồng đều về 2 cực đối diện của tế bào theo sự co ngắn của vi ống.
Nếu các NST không co xoắn lại mà vẫn ở dạng sợi mảnh thì khi NST phân li ở kì sau, cấu hình này có thể cản trở sự phân li đồng đều của NST về 2 cực đối diện của tế bào. Kết quả nguyên phân sẽ là tạo ra tế bào con mang đột biến NST.
Câu 2.
Lợi ích: Góp phần khép kín vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên, được ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích như hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu.
Tác hại: Có thể gây hại đến lương thực, thực phẩm; làm các vật dùng, đồ gỗ bị hư hỏng và mất mỹ quan, …
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 43 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án + Ma trận) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.