Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 6 Đề kiểm tra Tin học 10 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi Tin học giữa kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 bao gồm 6 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận đề thi. Thông qua đề thi giữa kì 1 Tin học 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Tin học 10 bao gồm đề thi sách Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 Tin học 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 10, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10.
Đề thi giữa kì 1 Tin học 10 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Tin học 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1 (NB A.1): Em đọc thông tin dòng chữ viết trên bảng tin nhà trường. Lúc đó nội dung dòng chữ là:
A. Thông tin
B. Dữ liệu
C. Vừa là thông tin vừa là dữ liệu
D. Vật mang tin
Câu 2 (NB A.1): 1 byte bằng nhiêu bit
A. 10
B. 2
C. 3
D. 8
Câu 3 (NB A.1): Biển báo sau chứa dữ liệu dạng gì?
A. Dạng hình ảnh
B. Dạng chữ
C. Dạng hình ảnh, chữ và số
D. Dạng số
Câu 4. (TH A.1): Theo bảng chỉ dẫn trên Google Map, Ngân biết được vị trí mà mình đang đứng để đến được Siêu Thị thì cần rẽ phải sau đó đi thẳng. Điều Ngân nhận biết được gọi là
A. vật mang tin
B. dữ liệu
C. thông tin
D. vật mang tin, thông tin, dữ liệu
Câu 5. (TH A.1): Trên một thẻ nhớ có ghi dung lượng 16GB. Mỗi bức ảnh Lan chụp bằng máy ảnh có dung lượng khoảng 12MB. Lan đang thắc mắc liệu thẻ nhớ có thể chứa tối đa bao nhiêu bức ảnh?
A. Khoảng dưới 1300 bức ảnh
B. Khoảng 1420 bức ảnh
C. Khoảng 1356 bức ảnh
D. Khoảng 1365 bức ảnh
Câu 6. (TH A.1): Cây đàn organ điện tử có các nút điều khiển, có thể thay thế nhiều nhạc cụ khác nhau. Hãy chọn khẳng định đúng?
A. Đàn organ điện tử không phải là thiết bị số mà là nhạc cụ.
B. Đàn organ điện tử là thiết bị số.
C. Đàn organ điện tử vừa là thiết bị thông minh vừa là nhạc cụ.
D. Đàn organ điện tử là thiết bị thông minh.
Câu 7 (NB A.2): Trong danh sách các thiết bị dưới đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh, thiết bị nào không nên thêm hai chữ thông minh?
(1). Đồng hồ lịch vạn niên;
(2) Robot hút bụi
(3) Người máy
(4) Camera nhận dạng khuôn mặt
A. (1); (2); (4)
B. (1); (3)
C. (2); (3); (4)
D. (2); (4)
Câu 8 (NB A.2): Chọn đáp án KHÔNG ĐÚNG trong các phát biểu sau?
A. Công nghệ thông tin giúp con người rất hiệu quả trong việc trích xuất thông tin từ dữ liệu.
B. Khai thác tri thức là việc tạo ra tri thức từ các nguồn dữ liệu và thông tin.
C. Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học nhằm tạo ra các hệ thống thông minh, góp phần làm nên các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.
D. Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử không thể hoạt động tự chủ khi không có sự can thiệp của con người.
Câu 9 (NB A.2): Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Internet, máy tìm kiếm, mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo làm thay đổi xã hội loài người.
B. Internet là một thành tựu vĩ đại làm thay đổi tính khí một người.
C. Trí tuệ nhân tạo thật nguy hiểm cho xã hội loài người.
D. Máy tính có khả năng ưu việt có thể thay thế con người trong mọi lĩnh vực.
Câu 10 (TH A.2): Phát biểu nào SAI khi nói về 4 trụ cột để phát triển kinh tế tri thức:
A. Giáo dục và đào tạo: Tạo ra nguồn nhân lực có học vấn và tay nghề cao để sử dụng tri thức sáng tạo.
B. Công nghệ thông tin và truyền thông: có cơ sở hạ tầng thông tin năng động, tạo thuận lợi cho việc phổ biến và xử lý thông tin một cách hiệu quả.
C. Khoa học và công nghệ: Khai thác tri thức toàn cầu, tiếp thu và vận dụng theo nhu cầu riêng, tạo ra tri thức mới, sáng tạo và đổi mới mang lại hiệu quả kinh tế.
D. Y tế: lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân từ hoạt động vệ sinh môi trường sống và làm việc, dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh.
Câu 11 (TH A.2): Sau nhiều năm để dành tiền tiết kiệm, Lan được bố mẹ dẫn đi mua máy tính. Theo em để xác định được tốc độ vi xử lý của máy tính, Lan cần dựa vào:
A. giá tiền.
B. hãng sản xuất.
C. độ lớn của màn hình.
D. các thông số của máy tính.
Câu 12 (TH A.2): Môt thiết bị lưu trữ có dung lượng 8 GB. Một cuốn sách chiếm 35MB. Vậy thiết bị lưu trữ được tối đa bao nhiêu cuốn sách.
A. 720
B. 324
C. 234
D. 157
Câu 13 (NB B.1): Phát biểu nào sau đây về các thiết bị trong hệ thống IoT là Sai?
A. Được gắn cảm biến để tự cảm nhận môi trường xung quanh.
B. Là những cảm biến được kết nối mạng với nhau thành một hệ thống.
C. Được kết nối mạng Internet để phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống tự động.
D. Được trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) để có khả năng tự thực hiện công việc.
Câu 14 (NB B.1): Đâu không phải là loại hình dịch vụ lưu trữ?
A. Google Drive
B. Gmail
C. Dropbox
D. iCloud
Câu 15 (NB B.1): IoT có thành phần nào sau:
A. Giao thông thông minh
B. Nhà thông minh
C. Y tế thông minh
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 16 (NB B.1): Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của điện toán đám mây?
A. Giảm chi phí
B. Dễ sử dụng, tiện lợi
C. Tăng lao động
D. An toàn dữ liệu
Câu 17 (NB B.1): Phương án nào sau đây nêu đúng các thành phần của Dịch vụ đám mây bao gồm?
A. Nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng
B. Phần mềm, phần cứng, cơ sở hạ tầng
C. Nền tảng, phần cứng, cơ sở hạ tầng
D. Phần cứng, nền tảng, phần mềm
Câu 18 (TH B.1): Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính an toàn khi sử dụng Internet, em không nên làm gì?
A. Cài phần mềm diệt virus
B. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành
C. Mở các tệp đính kèm từ mail của người lạ gửi đến.
D. Bật chức năng tường lửa của máy tính.
Câu 19 (TH B.1): Những tờ tiền giấy có thể bị bẩn, bị rách hoặc bị làm giả. Ứng dụng nào sau đây của Internet giúp khắc phục những hạn chế đó?
A. E-Payment
B. Mạng xã hội
C. E-Government
D. E-Laerning
Câu 20 (TH B.1): Phát biểu nào sau đây nêu ĐÚNG về mạng Internet?
A. Mạng Internet có bán kính nhỏ hơn mạng LAN.
B. Mạng Internet là mạng có kết nối máy tính với khoảng cách trong toàn thành phố.
C. Mạng Internet là mạng toàn cầu, kết nối máy tính trong phạm vi toàn cầu.
D. Mạng Internet là mạng kết nối máy tính trong phạm vi một quốc gia.
Câu 21 (TH B.2): Mạng nào sau đây có bán kính lớn nhất?
A. Mạng LAN
B. Mạng Internet
C. Mạng WAN
D. Mạng MAN
Câu 22 (TH B.2): Một mật khẩu mạnh cần có những thành phần nào?
A. Các chữ số và chữ cái thường.
B. Các chữ cái thường và chữ cái viết hoa.
D. Các chữ cái hoa, kí tự đặc biệt và chữ số.
D. Chữ hoa, chữ thường, chữ số và ký tự đặc biệt.
Câu 23 (NB D.1): Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hóa khi sử dụng mạng?
A. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng.
B. Mua bản quyền phần mềm.
C. Bắt nạt qua mạng.
D. Ứng xử thiếu văn hóa.
Câu 24 (NB D.1): Trên các đồ dùng đã được công nhận bản quyền sẽ có kí hiệu nào?
A. ®
B. ©
C. Ф
D. @
Câu 25 (NB D.1): Vấn đề tiêu cực nào sau đây có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng Internet?
A. Đăng tải thông tin cần thiết.
B. Gửi thư điện tử.
C. Bắt nạt qua mạng.
D. Tham gia khóa học trực tuyến.
Câu 26 (NB D.1): Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm bản quyền?
A. Tải một bản nhạc miễn phí để nghe.
B. Thay đổi mật khẩu cho thư điện tử cá nhân.
C. Không mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.
D. Sử dụng một phần mềm diệt virus đã mua bản quyền.
Câu 27 (TH D.1): Theo em biện pháp nào không giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
A. Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
B. Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng.
C. Thay đổi mật khẩu các tài khoản mạng sau một thời gian sử dụng.
D. Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng https://…
Câu 28 (TH D.1): Trong các hành vi sau, những hành vi nào là vi phạm bản quyền?
A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.
B. Một người bạn của em mua tài khoản học một khóa Tin học trực tuyến. Em mượn tài khoản để cùng học.
C. Phá khóa phần mềm chỉ để thử khả năng phá khóa chứ không dùng.
D. Cả ba đáp án A, B và C
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Bài 1: (VD B.2) (2 điểm) Trình bày một phương thức để kết nối thiết bị thông minh với mạng Internet mà em biết? Cho biết đặc điểm, ưu và nhược điểm của phương thức kết nối này? Em có thể sử dụng thiết bị này phục vụ học tập như thế nào?
Bài 2: (VDC D.1) (1 điểm) Trong giờ học thực hành tin học bạn A phát hiện bạn B đang sử dụng tài khoản Facebook của một bạn khác để nhắn tin chọc phá các bạn trong lớp (do quên thoát tài khoản ở tiết học trước). Nếu em là học sinh A thì em phải làm gì phù hợp pháp luật và văn hóa ứng xử trên không gian mạng?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin học 10
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
A |
D |
D |
C |
B |
B |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
A |
C |
B |
D |
B |
B |
C |
C |
D |
D |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Nội dung thực hành |
Điểm |
Câu 1 (Vận dụng) (2 điểm) |
|
Kể tên được 1 phương thức kết nối |
0.5 |
Giải thích được đặc điểm của phương thức kết nối này, ưu nhược điểm |
1.0 |
Sử dụng thiết bị thông minh vào công việc học tập |
0.5 |
Câu 2 (Vận dụng cao) (1 điểm) |
|
Bạn A có trách nhiệm nhắc nhở bạn B. – Bạn B vi phạm nguyên tắc ứng xử trong không gian mạng. – Bạn B nên báo lại bạn học sinh quên đăng xuất để bạn học sinh này biết cách bảo vệ tài khoản của mình. Học sinh giải thích được tại sao vi phạm, ý thức bảo vệ thông tin cá nhân trong khi tham gia môi trường số. |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 10
Lưu ý:
– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
– Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.
– Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.
Đề thi giữa học kì 10 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 Tin học
TRƯỜNG THPT ………. . Tổ: Toán – Tin |
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Tin học 10 Năm học 2023 – 2024 |
Phần I: Trắc nghiệm (7điểm)
Câu 1 (NB_1): Phát biểu nào sau đây đúng?
a. Dữ liệu chỉ có trong máy tính.
b. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
c. Dữ liệu được thể hiện dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh.
d. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có
Câu 2 (NB_1): Chúng ta gọi dữ liệu hay lệnh được gõ vào máy tính là gì?
a. Thông tin máy tính.
b. Thông tin vào.
c. Thông tin ra.
d. Dữ liệu được lưu trữ
Câu 3 (NB_1): Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?
a. Mặc đồng phục.
b. Đi học mang theo áo mưa.
c. Ăn sáng trước khi đến trường
d. Đi học mang theo ô mũ
Câu 4 (NB_1): Thông tin có thể giúp con người những gì?
a. Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt.
b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
c. Biết được các tin tức và xã hội xảy ra trong xã hội.
d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Câu 5 (NB_2): Quá trình xử lý thông tin của máy tính gồm mấy bước:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 6 (NB_2): Theo phạm vi địa lý người ta chia ra thành mấy loại mạng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 7 (NB_2): Phạm vi sử dụng của internet là?
a. Chỉ trong gia đình.
b. Chỉ trong cơ quan.
c. Chỉ trong thành phố.
d. Toàn cầu
Câu 8 (NB_2): Khi tham gia trên mạng internet những nguy cơ nào có thể xảy ra?
a. Kết bạn.
b. Xem tin tức
c. Tải phần mềm.
d. Tất cả đều có thể thực hiện.
Câu 9 (NB_3): Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
a. Cho bạn bè biết mật khấu để nếu quên thì hỏi bạn.
b. Đặt mật khẩu dễ đoán để không bị quên.
c. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết.
d. Đặt 1 mật khẩu cho tất cả các tài khoản cá nhân
Câu 10 (NB_3): Em nhận được một lời mời kết bạn từ một người không quen trên Facebook em sẽ làm gì?
a. Chấp nhận kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
b. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.
c. Nhắn tin hỏi xem là ai có phải người quen không rồi chấp nhận kết bạn.
d. Vào xem thông tin, xem ảnh của họ nếu quen kết bạn, không thì thôi.
Câu 11 (NB_3): Đâu là hành vi xấu khi giao tiếp trên mạng?
a. Đưa thông tin không phù hợp lên mạng.
b. Thường xuyên spam (gửi tin nhắn rác) lên mạng.
c. Lừa đảo qua mạng
d. Tất cả các hành vi trên.
Câu 12 (NB_3): Khi sử dụng thông tin trên mạng cần lưu ý đến các vấn đề là:
a. Các từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm.
b. Địa chỉ trang Web
c. Bản quyền.
d. Các từ khóa liên quan trang web
Câu 13 (TH_1): Ưu điểm của thiết bị số khi lưu trữ thông tin?
a. Thiết bị đẹp.
b. Thiết bị nhỏ, gọn.
c. Thiết bị nhỏ, gọn, lưu trữ lượng dữ liệu lớn.
d. Lưu trữ nhiều dữ liệu
Câu 14 (TH_1): Định nghĩa nào vè Byte là đúng?
a. Là một ký tự.
b. Là một đơn vị dữ liệu 8 bít.
c. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.
d. Là dãy 8 chữ số.
Câu 15 (TH_1): Thành tựu của Tin học được nhìn nhận trên phương diện:
a. Các thành tựu về ứng dụng, thành tựu về sự phát triển của nghành Tin học
b. Các công trình khoa học.
c. Các tòa nhà cao tầng.
d. Số lượng máy tính ngày càng nhiều.
Câu 16 (TH_1): Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị thông minh?
a. Đông hồ vạn niên
b. Điện thoại Ip 11
c. Đồng hồ kết nối điện thoại
d. Camera có kết nối wifi
Câu 17 (TH_2): Điện thoại thông được kết nối với internet bằng cách nào?
a. Qua dịch vụ 3G, 4G, 5G
b. Kết nối gián tiếp qua Wife.
c. A và B đều được.
d. A và B không được.
Câu 18 (TH_2): Các dịch vụ đám mây cơ bản chủ yêu liên quan đến:
a. Cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng.
b. Cho thuê các dịch vụ Tin học
c. Cho thuê máy tính
d. Thuê người lập trình viết chương trình.
Câu 19 (TH_2): Lợi ích của dịch vụ đám mây:
a. Tính mềm dẻo và độ sẵn sàng cao.
b. Chất lượng cao.
c. Kinh tế hơn.
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 20 (TH_2): IoT được định nghĩa là
a. Điện thoại thông minh phát tín hiệu.
b. Liên kết các điện thoại thông minh.
c. Liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu nhập, trao đổi xử lý dữ liệu.
d. Liên kết các máy tính.
Câu 21 (TH_2): Phần mềm độc hại là phần mềm
a. Viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.
b. Phần mềm ứng dụng được chia sẻ trên mạng.
c. Phần mềm hệ thống chia sẻ trên mạng.
d. Các trò trơi điện tử trên mạng.
Câu 22 (TH_3): Một số quy định pháp lý đối với người dùng trên mạng:
a. Các văn bản quy định pháp luật
b. Các văn bản quy định pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Nhà nước không có quy định gì về việc sử dụng thông tin trên mạng.
Câu 23 (TH_3): Do mâu thuẫn trên mạng dẫn đến va chạn giữa 1 nhóm các bạn nữ và 1 bạn nữ. Em làm gì trong tình huống này?
a. Lấy điện thoại ra quay.
b. Đứng xem.
c. Vào can ngăn nhóm bạn nữ
d. Thông báo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
Câu 24 (TH_3): Những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng?
a. Tranh luận trên Facebook
b. Gửi thư điện tử.
c. Chia sẻ thông tin sai sự thật.
d. Sử dụng hình ảnh của người khác
Câu 25 (TH_3): Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định về:
a. Cấm “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số”
b. “Chia sẻ các thông tin trên mạng”
c. “Bản quyền tác giả”
d. “Vai trò thông tin số”
Câu 26 (VDT_3):
Do mâu thuẩn trên mạng dẫn đến va chạn giữa 1 nhóm các bạn nữ và 1 bạn nữ. Em làm gì trong tình huống này?
a. Lấy điện thoại ra quay.
b. Đứng xem.
c. Vào can ngăn nhóm bạn nữ
d. Thông báo, nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.
Câu 27 (VDT_3): Bạn A khi mở máy tính tại 1 quan nét có phát hiện 1 tài khoản facebook chưa đăng thoát. Bạn A vào sử dụng tài toàn đó, cụ thể nhắn tin vay tiền 1 vài người bạn trong nhóm.
Hành vi bạn A có vi phạm sử dụng thông tin trên mạng không?
a. Ban A không vi phạm.
b. Bạn A vi phạm.
c. Chủ quán nét vi phạm
d. Không ai phải chịu trách nhiệm.
Câu 28 (VDT_3): Nguyên tắc để nâng cao tính an toàn khi chia sẻ thông tin trên môi trường số:
a. Trước khi đăng tin cần kiểm tra tính xác thực thông tin.
b. Không chia sẻ tin bài vi phạm pháp luật.
c. Cân nhắc hậu quả, nhất là khía cạnh đạo đức khi đăng bất kỳ một thông tin lên mạng.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1đ):
a. Các phần mềm tin học văn phòng đã trở thành các phần mềm được dùng nhiều nhất. Em hãy nêu tác dụng của các phần mềm tin học văn phòng?
b. Kể tên một số phần mềm ứng dụng trong tin học mà e biết.
Câu 2: (1đ): Nêu các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng?
Câu 3: (1đ): Em hãy kể ra những trường hợp có thể bị nhiễm phần mềm độc hại?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Tin 10
I. Phần trắc nghiệm:(7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
c |
b |
d |
d |
b |
a |
d |
d |
c |
b |
d |
c |
c |
b |
Điểm |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
a |
a |
c |
a |
d |
c |
a |
c |
d |
a, c, d |
a |
d |
b |
d |
Điểm |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
0.25 |
II. Phần tự luận: (4 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
a. Tác dụng của các phần mềm tin học văn phòng – Với phần mềm soạn thảo văn bản việc làm tài liệu tiện lợi, lưu trữ, tìm kiếm dễ dàng, không nhất thiết phải để trên giấy. – Với phần mềm bảng tính có thể lưu trữ dữ liệu thuận lợi, tính toán tự động, sử dụng dễ dàng. – Với phần mềm trình chiếu có thể trình bày ý tưởng, báo cáo sinh động, không cần dùng bảng viết. b. Một số phần mềm ứng dụng: Microsoft word, zalo, facebooke,… |
0.5đ 0.5đ |
2 |
Các biện pháp bảo vệ thông tin các nhân – Không ghi chép thông tin cá nhân ở nhưng nơi mà người khác có thể đọc – Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phầng mềm gián điệp – Cẩn trọng khi truy cập mạng vào các trang web không rõ nguồn gốc. |
1đ |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Tin học 10
Cấp độ Tên Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||||
Chủ đề 1 Máy tính và xã hội tri thức |
– Phân biệt được thông tin và dữ liệu – Biết một số thiết bị thông minh thông dụng. |
– Hiểu sự ưu việt của việc lưu trữ và xử lý truyền thông tin bằng thiết bị số |
– Nêu được vai trò của Tin học đối với xã hội – Lấy ví dụ |
|||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4 1 10% |
4 1 10% |
1 1 10% |
9 3 30% |
||||||||
Chủ đề 2 Máy tính và internet |
– Nhận biết mạng LAN và internet – Biết các nguy cơ và tác hại khi tham gia các hoạt động trên Internet |
– Vai trò của internet trong cuộc sống – Một vài cách phòng vệ khi bị bắt nạt trên không gian mạng |
– Biết cách bảo vệ dữ liệu cá nhân |
– Sử dụng một số công cụ để phòng chống phần mềm xấu. |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 1 10% |
5 1. 25 12. 5% |
1 1 10% |
1 1 10% |
11 4. 25 42. 5% |
|||||||
Chủ đề 3 Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số |
– Những vấn đề nảy sinh về đạo đức, pháp luật và văn hóa khi giao tiếp qua mạng. |
– Một số nội dung pháp lí khi đưa tin lên mạng và vấn đề bản quyền |
Liên hệ các tình huống cụ thể |
|||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
4 1 10% |
4 1 10% |
3 0. 75 7. 5% |
11 2. 75 27. 5% |
||||||||
Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ % |
12 3 30% |
13 3. 25 32. 5% |
6 3. 75 37. 5% |
31 10 100% |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 6 Đề kiểm tra Tin học 10 giữa học kì 1 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.