Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 – 2025 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 1 KHTN 9 năm 2024 – 2025 tổng hợp 5 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 gồm 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề thi giữa kì 1 KHTN 9 năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi.
Bộ đề thi giữa kì 1 KHTN 9 năm 2024 – 2025
- 1. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Cánh diều
- 2. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức
- 3. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo
1. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 KHTN 9
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm). Khoanh tròn vào những chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính không có thiết bị nào sau đây:
A. Khe hình chữ F
B. Màn chắn
C. Gương phẳng
D. Thấu kính phân kì
Câu 2: Thông thường bài báo cáo một vấn đề khoa học có cấu trúc gồm mấy phần?
A. 3 phần
B. 4 phần
C. 6 phần
D. 8 phần
Câu 3: Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và tốc độ của vật.
B. Khối lượng và độ cao của vật.
C. Tốc độ và hình dạng của vật.
D. Độ cao và hình dạng của vật.
Câu 4: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc máy bay đang bay trên cao
B. Em bé đang ngồi trên xích đu
C. Ô tô đang đậu trong bến xe
D. Con chim bay lượn trên bầu trời
Câu 5: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị
A. gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. phản xạ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng khi nói về ánh sáng trắng.
A. Ánh sáng trắng được tạo từ bảy ánh sáng màu khác nhau.
B. Ánh sáng trắng được tạo từ ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương.
C. Ánh sáng trắng truyền qua lăng kính cho dải ánh sáng màu liên tục từ đỏ đến tím
D. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc có màu trắng.
Câu 7: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến chùm tia tới song song thành chùm tia gì?
A. Chùm tia phản xạ.
B. Chùm tia ló hội tụ.
C. Chùm tia ló phân kỳ.
D. Chùm tia ló song song khác.
Câu 8: Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì tia ló sẽ
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 9: Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Ánh kim.
B. Tính dẻo.
C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
D. Tính hiếm.
Câu 10: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. bạc.
B. vàng.
C. sắt.
D. thủy ngân.
Câu 11: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại và khí oxygen là
A. acid.
B. oxide.
C. base.
D. muối.
Câu 12. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.
Câu 13. Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?
A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba
B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
C. Mg, K, Fe, Al, Na
D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba
Câu 14. Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?
A. K2SO4
B. Na2SO4
C. MgSO4
D. CuSO4
Câu 15: Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể gọi là gì?
A. Tính trạng
B. Nhâ tố di truyền
C. Kiểu hình
D. Kiểu gene
Câu 16: Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng gọi là
A. tính trạng trội
B. tính trạng tương phản
C. cơ thể thuần chủng
D. dòng thuần
Câu 17: Nucleic acid là những phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố nào?
A. C, H, O, N, S
B. C, H, O, S, P
C. C, H, N, S, P
D. C, H, O, N, P
Câu 18: Trình tự các nucleotide trên một mạch của đoạn DNA như sau: – A – T – G – C – G – C – A – T –
Đoạn mạch bổ sung sẽ có các nucleotide được sắp xếp theo trình tự là:
A. – T – A – C – G – C – G – T – A –
B. – T – T – C – G – C – G – T – A –
C. – T – A – C – T – C – G – T – A –
D. – T – A – C – G – G – G – T – A –
Câu 19. Một gene có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotide của gene đó là
A. 700.
B. 1400.
C. 2100.
D. 1800.
Câu 20: Kết quả của quá trình tái bải DNA là:
A. Tạo ra 1 DNA mới giống DNA ban đầu
B. Tạo ra 1 RNA mới giống DNA ban đầu
C. Tạo ra 2 DNA mới giống DNA ban đầu
D. Tạo ra 2 RNA mới giống DNA ban đầu
Phần II. Tự luận (5 điểm):
Câu 21 (1 điểm):
a. Hình bên biểu diễn một con lắc đơn đang dao động (bỏ qua mọi lực cản, lực ma sát). Vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất và vị trí nào con lắc có động năng lớn nhất?
b. Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Hãy tính công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m.
Câu 22 (2 điểm):
a. Một tia sáng đơn sắc chiếu từ không khí vào mặt thủy tinh dưới góc tới 60° thì góc khúc xạ trong thủy tinh là 35°, tính chiết suất của tấm thủy tinh
b. Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất √3 đến mặt phân cách với môi trường khác có chiết suất n. Để tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc i ≥ 60o sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì chiết suất n phải thoả mãn điều kiện nào?
c. Hãy giải thích vì sao vào ban ngày, ta thấy lá cây màu xanh?
d. Cho hình vẽ có trục chính xy của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S qua một thấu kính.
– Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?
– Thấu kính đã cho hội tụ hay phân kì?
Câu 23 (1 điểm).
a. Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Hãy cho biết kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch ZnCl2: Ba, Cu, Mg, Zn. Viết PTPƯ (nếu có)
b. Hãy đề xuất phương pháp hóa học phân biệt Na và Ag. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
Câu 24 (1, 5 điểm):
a. Muốn xác định kiểu gene của một cơ thể, người ta sử dụng phép lai nào? Nêu nội dung của phép lai đó.
b. Giải thích vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9
Phần I. Trắc nghiệm: Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
D |
A |
C |
A |
C |
B |
B |
D |
A |
Câu hỏi |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
A |
B |
D |
A |
B |
C |
Phần II. Tự luận (5 điểm):
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
21 (1 điểm) |
a. Thế năng của con lắc lớn nhất khi vật nặng nằm ở vị trí cao nhất, là vị trí 1 và 4 (do bỏ qua ma sát, lực cản nên 2 vị trí này có độ cao bằng nhau). Động năng của con lắc lớn nhất khi vật nặng ở vị trí thấp nhất, là vị trí 3. b. Công của lực kéo vật: A = F.s.cosα = 50.6.cos(30) = 260 (J) |
0,5 0,5 |
22 (2 điểm) |
Để góc tới i ≥ 60o luôn có phản xạ toàn phần thì n ≤ 1,5 c. Vì vào ban ngày, ta thấy lá cây màu xanh là do lá cây hấp thụ các ánh sáng màu từ ánh sáng mặt trời chiếu tới và chỉ cho phản xạ ánh sáng màu xanh d. – S’ là ảnh thật vì S’ và S cùng nằm khác phía đối với trục chính của thấu kính. – S’ là ảnh thật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ. (chỉ thấu kính hội tụ mới có thể cho ta ảnh thật) |
0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 |
23 (1 điểm) |
a. Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại dùng làm sạch dung dịch ZnCl2 là: Zn. Do có phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu b. Thả 2 kim loại trên vào nước, kim loại tan trong nước là Na, Ag không tan trong nước. Phương trình: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
24 (1 điểm) |
a. Muốn xác định kiểu gene của một cơ thể, người ta sử dụng phép lai phân tích Nội dung của phép lai phân tích: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gene với cá thể mang tính trạng lặn. b. DNA cấu trúc đa phân, từ 4 loại nucleotide sắp xếp theo trình tự khác nhau tạo nên sự đa dạng cho các phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide. |
0,25 0,25 0,5 |
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 KHTN 9
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN….. TRƯỜNG THCS……. (Đề gồm 03 trang) |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: KHTN – LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (25 câu – 5 điểm)
Câu 1: Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là hiện tượng:
A. Biến dị.
B. Di truyền.
C. Biến đổi.
D. Di chuyển.
Câu 2: Tính trạng tương phản là
A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. những tính trạng số lượng và chất lượng.
C. tính trạng do một cặp allele quy định.
D. các tính trạng khác biệt nhau.
Câu 3: Kết quả của quá trình tái bản DNA là
A. Phân tử DNA con được đổi mới so với DNA mẹ.
B. Phân tử DNA con giống nhau và giống hệt DNA mẹ.
C. Phân tử DNA con dài hơn DNA mẹ.
D. Phân tử DNA con giống nhau và khác DNA mẹ.
Câu 4: Kết quả của quá trình dịch mã là
A. Tạo ra phân tử mRNA.
B. Tạo ra phân tử tARN.
C. Tạo ra phân tử rRNA.
D. tạo ra chuỗi pôlipeptide.
Câu 5: Nucleic acid là hợp chất đa phân được cấu tạo từ các đơn phân là
A. Acid amin.
B. Glucose.
C. Nucleotide.
D. Peptide.
Câu 6: Loại nucleotide có ở RNA và không có ở DNA là
A. Adenine.
B. Thymine.
C. Uracil.
D. Guanine.
Câu 7: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. DNA và RNA.
B. Protein.
C. RNA.
D. DNA.
Câu 8: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. AA × AA.
B. AA × aa.
C. aa × AA.
D. aa × aa.
Câu 9: (NB) Kim loại có khả năng dẫn diện tốt nhất là
A. Ag.
B. Al.
C. Cu.
D.Au.
Câu 10: (NB) Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, đàn hồi.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt đàn hồi, trạng thái rắn.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, không có ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
Câu 11: (NB)Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:
A. K, Al, Mg, Cu, Fe
B. Cu, Fe, Mg, Al, K
C. Cu, Fe, Al, Mg, K
D. K, Cu, Al, Mg, Fe
Câu 12: (NB) Cho các kim loại Mg, Al, Fe, Cu. Kim loại nào không tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 13: (NB) Aluminium thường được điều chế từ loại quặng nào?
A. Hematite.
B. Sphalerite.
C. Bauxite.
D.Manhetite.
Câu 14: (NB) Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm về quang học?
A. Đèn laser.
B. Lăng kính.
C. Thấu kính.
D. Dây điện trở.
Câu 15: Trong quá trình viết báo cáo khoa học, mục “Phương pháp” mô tả điều gì?
A. Tóm tắt nội dung nghiên cứu.
B. Kết quả thu được của thí nghiệm.
C. Phân tích và giải thích kết quả.
D. Quá trình thực hiện thí nghiệm.
Câu 16: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
A. 4,5 J.
B. 12 J.
C. 24 J.
D. 22 J.
Câu 17: Trong các vật sau,vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn
B. Máy bay đang bay
C. Viên bi lăn trên sàn nhà
D. Viên đạn đang bay
Câu 18: Đơn vị nào dưới đây để đo công suất?
A. Niuton (N)
B. Oát (W)
C. Jun (J)
D. Kilogam (kg)
Câu 19: Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi nào?
A. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất bằng nhau.
B. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
C. Ánh sáng đi trong hai môi trường có chiết suất rất lớn.
D. Ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
Câu 20 : Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:
A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
B. tia khúc xạ và tia tới.
C. tia khúc xạ và mặt phân cách.
D. tia khúc xạ và điểm tới.
Câu 21: Một tia sáng chiếu xiên góc từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn với góc tới i thì tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc khúc xạ r. Khi tăng góc tới i(với sini< n2/n1) thì góc khúc xạ r
A. tăng lên và r > i.
B. tăng lên và r < i.
C.giảm xuống và r > i.
D.giảm xuống và r < i.
Câu 22: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 1,333. Giá trị của r là
A. 37,97°.
B. 22,03°.
C. 40,52°.
D. 19,48°.
Câu 23: Trong các câu sau đây, câu nào sai? Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với một môi trường có chiết suất n2 < n1 thì
A. có tia khúc xạ đối với mọi phương của tia tới.
B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
C. tỉ số giữa sin i và sin r là không đổi khi cho góc tới thay đổi.
D. góc khúc xạ thay đổi từ 0 tới 90° khi góc tới i biến thiên.
Câu 24: Một động cơ có công suất 720W nâng thùng hàng lên cao 8m trong thời gian 1 phút. Thùng hàng này có khối lượng là bao nhiêu?
A. 180 kg
B. 360 kg
C. 540 kg
D. 720 kg
Câu 25: Một máy cơ trong 1h thực hiện một công là 330 kJ, công suất của máy cơ đó là
A. 92,5 W.
B. 97,5 W.
C. 91,7 W.
D. 90,2 W.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Cho 9,6 gam kim loại Mg vào 120 gam dung dịch HCl (vừa đủ). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Câu 2: (0.5 điểm) Quan sát Hình 19.2, mô tả hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 3: (1,0 điểm):
a. Thế nào là phép lai phân tích? Nêu vai trò của phép lai phân tích?
b. Trình tự các nucleotide trên một đoạn của DNA như sau:
…A-T-C-T-G-A-G-G-T-C-C-T-A…
Hãy xác định trình tự các nucleotide trên mạch bổ sung với mạch trên.
Câu 4:(0.5 điểm) Một tia sáng truyền từ không khí vào một khối thủy tinh có chiết suất là 1,5 với góc tới là 45°. Tính góc khúc xạ của tia sáng khi vào thủy tinh. Biết không khí có chiết suất là 1.
Câu 5: (2.0 điểm) . Một vật có khối lượng 4 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s. .
a) Tính động năng của vật khi vừa được ném lên.
b) Tính thế năng của vật ở độ cao cực đại .
c) Vận tốc của vật khi rơi xuống đến độ cao 2 m là bao nhiêu m/s.
d) Chiều cao cực đại mà vật đạt được là bao nhiêu m.
Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 9
ỦY BAN NHÂN DÂN……. TRƯỜNG THCS……… |
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: KHTN – LỚP 9 |
i. PHẦN TRẮC NGHIỆM
25 câu – 5 điểm. Mỗi đáp án đúng được 0,2 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
ĐA |
B |
A |
B |
D |
C |
C |
C |
D |
A |
D |
C |
D |
C |
Câu |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
|
ĐA |
D |
D |
D |
D |
B |
D |
A |
A |
C |
A |
C |
C |
…………
Xem đầy đủ đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 9
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Tổng điểm (%) |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
||
1. Chủ đề 1:Mở đầu. (3 tiết) |
1 câu (0,2đ) |
1 câu (0.2đ) |
2 |
0,4đ |
|||||||
2. Chủ đề 2 : Năng lượng cơ học. (6 tiết) |
2 câu (0,4đ) |
1 ý (0.5 đ) |
1 ý (0.5 đ) |
3 câu (0,6đ) |
2 ý (1 đ) |
1 |
5 |
3.đ |
|||
3. Phản xạ và khúc xạ ánh sáng(4 tiết) |
2 câu (0,4đ) |
2 câu (0,4đ) |
1 câu (0.5đ) |
1 câu (0.2đ) |
1 |
5 |
1,5đ |
||||
4. Chủ đề 6: Kim loại. – Tính chất chung của kim loại – Dãy hoạt động hóa học -Tách kim loại. Sử dụng kim loại |
2 Câu (0,4 đ) 2 Câu(0,4đ) 1 Câu (0,2đ) |
1 câu (1đ) 1Câu(0.5đ) |
2 |
5 |
2.5đ |
||||||
5. Chủ đề 11: Di truyền học Menđel, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền (07 tiết) – Khái quát về di truyền học – Các quy luật di truyền của Menđel – Nucleic acid và gene – Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA – Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng |
1 câu (3.1) (0,5đ) |
2 Câu (0,4đ) 1 Câu (0,2đ) 1 Câu (0,2đ) 1 Câu (0,2đ) |
1 ý (3.2) (0.5đ) |
1 Câu (0,2đ) 1 Câu (0,2đ) |
1Câu (0,2 đ) |
2,6 điểm |
|||||
Tổng câu |
15 |
5 |
5 |
||||||||
Tổng điểm |
0.5đ |
3đ |
2đ |
1.5đ |
1đ |
1đ |
1đ |
10 điểm |
|||
% điểm số |
35% |
35% |
20% |
10% |
70% |
30% |
100% |
Xem thêm bản đặc tả chi tiết trong file tải về
3. Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 KHTN 9
UBND HUYỆN …….. TRƯỜNG PTDTNT THCS………. (Đề thi gồm 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2024 – 2025 Môn Khoa học tự nhiên Lớp 9 Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 Điểm)
Câu 1. Khi sử dụng các hóa chất nguy hiểm như H2SO4 đặc ta cần làm gì?
A. Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ đầy đủ.
B. Mở cửa phòng khi làm thí nghiệm.
C. Chỉ nên làm thí nghiệm vào ban ngày.
D. Đổ H2SO4 thừa vào hệ thống nước thải chung.
Câu 2. Phần đầu tiên của bài báo cáo một vấn đề khoa hoa học là:
A. Tiêu đề.
B. Giới thiệu.
C. Tóm tắt.
D. Phương pháp.
Câu 3. Đồng hồ đo điện đa năng không đo được đại lượng nào sau đây:
A. Cường độ dòng điện.
B. Công suất.
C. Hiệu điện thế.
D. Điện trở.
Câu 4. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính không có thiết bị nào sau đây:
A. Thấu kính phân kì.
B. Gương phẳng.
C. Màn chắn.
D. Khe hình chữ F.
Câu 5. Trong hệ SI, đơn vị đo thế năng trọng trường là gì?
A. Mét trên giây bình phương (m/s2).
B. Oát (W).
C. Jun (J).
D. Niutơn (N).
Câu 6. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?
A. CH3Cl.
B. CH4
C. CO
D. CH3COONa.
Câu 7. Alkane là những hydrocarbon mạch hở, phân tử chỉ chứa
A. các nguyên tố
O. B. các liên kết đôi.
C. các liên kết ba.
D. các liên kết đơn.
Câu 8. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là
A. tính trạng lặn.
B. tính trạng tương ứng.
C. tính trạng trung gian.
D. tính trạng trội.
Câu 9. Tính trạng tương phản là:
A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. những tính trạng số lượng và chất lượng.
C. tính trạng do một cặp allele quy định.
D. các tính trạng khác biệt nhau.
Câu 10. Trong phân tử DNA, số nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc:
A. G liên kết với T, A liên kết với c.
B. A liên kết với T, G liên kết với c.
C. A liên kết với G, T liên kết với c.
D. T liên kết với G, A liên kết với c.
Câu 11. Khi phân tích thành phần nucleotide của DNA, kết quả cho thấy:
A. A = c.
B. A = G và C = T.
C. A + c = G + T.
D. G + C = T + A
Câu 12. Phiên mã là quá trình tổng hợp:
A. DNA.
B. Protein.
C. tRNA.
D. RNA.
II. TỰ LUẬN (7,0 Điểm)
Câu 13 (2,0 điểm). Hãy viết công thức cấu tạo, thu gọn công thức cấu tạo của các alkene sau: C2H4; C3H8
Câu 14 (2,0 điểm). Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng cháy của methane (CH4); ethane (C2H6); propane (C3H7); butane (C4H10).
Câu 15 (2,0 điểm). Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
Câu 16 (1,0 điểm). Ở một loài thực vật, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa vàng. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng được F.1 rồi tiếp tục cho F.1 tự thụ phấn. Làm thế nào để biết được cây hoa đỏ ở F.2 là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích?
Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 9
i. TRẮC NGHIỆM (3,0 Điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | A | B | B | C | C |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | D | A | B | C | D |
ii. TỰ LUẬN (7,0 Điểm)
Câu |
Nội dung kiến thưc |
Điểm |
Câu 13 (2,0 điểm) |
=> CH2 = CH2 |
1,0 |
=> CH2 = CH – CH3 |
1,0 |
|
Câu 14 (2,0 điểm) |
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O |
0,5 |
C2H6 + 3,5O2 2CO2 + 3H2O |
0,5 |
|
C3H7 + 5O2 3CO2 + 4H2O |
0,5 |
|
C4H10 + 6,5O2 4CO2 + 5H2O |
0,5 |
|
Câu 15 (2,0 điểm) |
– Thùng hàng có khối lượng là 2500 kg nghĩa là nó có trọng lượng: P = 10.m = 2500.10 = 25000 (N) |
1,0 |
– Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12 m là: A = F.s = 25000.12 = 300000 (J) |
0,75 |
|
Vậy công thực hiện là: A= 300000 J |
0,25 |
|
Câu 16 (1,0 điểm) |
– Để biết được cây hoa đỏ ở F2 là thuần chủng hay không thuần chủng, ta cho lai phân tích hoặc tự thụ phấn . |
0,5 |
– Đem cây hoa đỏ ở F2 lai với cây hoa vàng, nếu kết quả cho được 100% toàn cây hoa đỏ thì cây hoa đỏ ở F2 là thuần chủng ( AA ), nếu kết quả cho được có cả cây hoa vàng và cây hoa đỏ thì cây hoa đỏ ở F2 không thuần chủng ( Aa ). |
0,5 |
|
Lưu ý: Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa! |
Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 9
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Tổng điểm (%) |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
V.dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Mở đầu. |
2 |
2 |
4 |
1,0 |
|||||||
2. Chương I – II. Năng lượng cơ học; Ánh sáng. |
1 |
1 |
1 |
1 |
2,25 |
||||||
Số câu/ số ý |
3 |
2 |
1 |
5 |
1 |
||||||
Điểm số |
0,75 |
0,5 |
2,0 |
1,25 |
2,0 |
||||||
Tổng số điểm |
0,75 |
0,5 |
2,0 |
3,25 |
3,25 |
||||||
3. Chương VII. Giới thiệu về h/c hữu cơ. Hydrocacrbon và nguồn nhiên liệu. |
2 |
1 |
2 |
1 |
2,5 |
||||||
4. Chương VIII. Ethylic alcohol và acetic acid. |
1 |
1 |
2,0 |
||||||||
Số câu/ số ý |
2 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||||||
Điểm số |
0,5 |
2,0 |
2,0 |
0,5 |
4,0 |
||||||
Tổng số điểm |
2,5 |
2,0 |
4,5 |
4,5 |
|||||||
4. Chương XI. Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. |
3 |
2 |
1 |
5 |
1 |
2,25 |
|||||
Số câu/ số ý |
3 |
2 |
1 |
5 |
1 |
||||||
Điểm số |
0,75 |
0,5 |
1,0 |
1,25 |
1,0 |
||||||
Tổng số điểm |
0,75 |
0,5 |
1,0 |
2,25 |
2,25 |
||||||
Tổng câu |
8 |
1 |
4 |
1 |
1 |
1 |
12 |
4 |
|||
Tổng điểm |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
3,0 |
7,0 |
10,0 |
||
% điểm số |
40% |
30% |
20% |
10% |
30% |
70% |
100% |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 KHTN 9
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 9 năm 2024 – 2025 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 9 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.