Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023 – 2024 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 7 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 9 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 7 Đề thi GDCD 9 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm trắc nghiệm kết hợp với tự luận có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 7 đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 9, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9.
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 9 – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9
PHÒNG GD&ĐT QUẬN …….. TRƯỜNG THCS ……. Năm học: 2023- 2024 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Ngày kiểm tra: …./……/2023 Thời gian: 45 phút |
Phần I/Trắc nghiệm (7 điểm)
Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Trong buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được nghe ý kiến của nhân viên.
A. Để cán bộ quyết định
B. Sôi nổi đề xuất ý kiến
C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
D. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
Câu 2. Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ. B. Luôn biết lắng muốn.
B. Tự chủ là chìa khoá của thành công.
C. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ.
D. Tự chủ giúp mỗi người dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?
A. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
B. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
C. Được quyền làm những điều mình thích.
D. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?
A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình.
B. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
C. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.
D. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ?
A. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Tôn trọng ý kiến của tập thể.
B. Để cán bộ lớp quyết định.
C. Tích cực tham gia các hoạt động
D. Sôi nổi đề xuất ý kiến.
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
A. Vội vàng quyết định mọi việc.
B. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn.
C. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi.
D. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh
Câu 7. Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?
A. Nghĩ cách để trả thù lại các bạn đã trêu mình.
B. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi.
C. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc.
D. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn.
Câu 8. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về chí công vô tư?
A. Chỉ những người có chức quyền mới cần chí công vô tư.
B. Sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình.
C. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người.
D. Cán bộ, công chức được phép nhận quà biếu từ nhân viên cấp dưới.
Câu 9. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của
A. những nước đang phát triển.
B. tất cả các quốc gia trên thế giới.
C. những nước đang có chiến tranh.
D. chỉ những nước lớn.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
B. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.
C. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
D. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
Câu 11. Người chí công vô tư là người
A. công bằng, giải quyết công việc theo lẽ phải.
B. đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.
C. vươn lên không bằng tài năng, sức lực của bản thân.
D. im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân.
Câu 12. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ
A. thêm phiền phức cho bản thân.
B. bị ghét bỏ do quá thẳng thắn.
C. được mọi người tin cậy, kính trọng.
D. luôn sống trong lo âu, sợ hãi.
Câu 13. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?
A. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
B. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
C. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
D. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
Câu 14. Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp?
A. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hóa giải.
B. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó.
C. Tham gia đánh, cải nhau để bênh vực là phải.
D. Đứng ngoài cổ vũ bền mạnh hơn.
Câu 15. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về chí công vô tư?
A. Chí công vô tư không còn phù hợp trong xã hội hiện nay.
B. Sống chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân.
C. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.
D. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện chí công vô tư.
Câu 16. Người tự chủ là người biết làm chủ
A. hành vi của mình và của người khác.
B. tình cảm của mình để chi phối người khác.
C. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
D. suy nghĩ của mình và của người khác.
Câu 17. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
C. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
D. Chỉ làm những việc đã được phân công.
Câu 18. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
Câu 19. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện sự thiếu tự chủ?
A. Hay nổi nóng, cãi vã, gây gổ với mọi người xung quanh.
B. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
C. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
D. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
Câu 20. Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư?
A. Đem lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.
B. Góp phần làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Đem lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.
D. Là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội.
Câu 21. Biểu hiện của người biết tự chủ là
A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.
B. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
C. luôn làm theo ý kiến của người khác.
D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.
Câu 22. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
C. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
D. Dành phần việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 23. Người tự chủ là người
A. luôn hành động theo ý mình.
B. làm việc gì cũng đúng.
C. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.
D. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
A. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.
B. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
C. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
Câu 25. Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có ý nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?
A. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
B. Báo cáo cô giáo.
C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.
Câu 26. Người chí công vô tư là người luôn sống
A. ích kỷ, hẹp hòi.
B. công bằng, chính trực.
C. mánh khoé, vụ lợi.
D. gió chiều nào, xoay chiều nấy.
Câu 27. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp.
B. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thế là thiếu tôn trọng bạn.
C. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình.
D. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp.
Câu 28. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
A. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
B. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
C. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
D. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
Phần II/ Tự luận (3 điểm)
Câu hỏi: Hồ Chí Minh đã nói: “ Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”. Câu nói trên nhắc đến phẩm chất đạo đức nào? Bằng kiến thức đã học em hãy làm nổi bật phẩm chất đạo đức đó?
Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 9
I/Trắc nghiệm: 7 điểm ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1B |
2A |
3C |
4D |
5A |
6D |
7C |
8C |
9B |
10B |
11A |
12C |
13D |
14A |
15C |
16C |
17B |
18C |
19A |
20B |
21A |
22B |
23C |
24A |
25A |
26B |
27A |
28C |
II/Tự luận: 3 điểm
– Xác định đúng: Câu nói trên gợi cho liên tưởng đến phẩm chất đạo đức chí công, vô tư (0,5đ)
– Nêu được những hiểu biết cơ bản về phẩm chất chí công vô tư:
+ Khái niệm: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.(0,5đ)
+ Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. (0,5đ)
+ Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư: (1đ)
(+) Đối với sự phát triển cá nhân: Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản được mọi người yêu mến kính trọng.
(+) Đối với tập thể và xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội và đất nước. Làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh)
+ Liên hệ bản thân: (0,5đ)
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 9
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Cộng |
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
1. Chí công vô tư |
Nhận biết khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa |
Phân biệt việc làm đúng/sai |
Hiểu khái niệm, vai trò, cách rèn luyện chí công vô tư |
Vận dụng kiến thức đánh giá quan điểm đúng hoặc không đúng |
|||||
Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % |
2 0,5 5 |
4 1 10 |
1 3 30 |
2 0,5 5 |
Số câu: 9 Sốđiểm:5 Tỉ lệ 50 % |
||||
2. Tự chủ |
Nhận biết khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa |
Phân biệt việc làm tự chủ, không tự chủ |
Vận dụng kiến thức đánh giá quan điểm đúng hoặc không đúng |
Vận dụng kiến thức đưa ra cách ứng xử thể hiện tự chủ trong cuộc sống hàng ngày |
|||||
Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % |
4 1 10 |
2 0,5 5 |
1 0,25 2,5 |
3 0,75 7,5 |
Số câu :10 Sốđiểm:2.5 Tỉ lệ 25 % |
||||
3. Dân chủ và kỉ luật |
Nhận biết khái niệm, biểu hiện, cách rèn luyện dân chủ |
Phân biệt việc làm dân chủ, kỉ luật và , không dân chủ, kỉ luật |
Vận dụng KT đánh giá quan điểm đúng/ không đúng |
Vận dụng kiến thức đưa ra cách ứng xử thể hiện dân chủ |
|||||
Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % |
1 0,25 2,5 |
1 0,25 2,5 |
1 0,25 2,5 |
1 0,25 2,5 |
Số câu : 4 Số điểm:1 Tỉ lệ 10% |
||||
4. Bảo vệ hoà bình |
Nhận biết khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, biện pháp bảo vệ hoà bình |
Phân biệt được hành vi, việc làm thể hiện bảo vệ hoà bình và không bảo vệ hoà bình |
|||||||
Số câu : Số điểm : Tỉ lệ % |
4 1 10 |
1 0,25 2,5 |
Số câu : 5 Số điểm1,25 Tỉ lệ 12,5% |
||||||
Tổng số câu : Tổng số điểm: Tỉ lệ % |
11 2,75 27,5% |
9 2,25 22,5% |
1 3 30% |
4 1 10% |
4 1 10% |
Số câu:29 Số điểm:10 100% |
Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 9 – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 GDCD 9
Phần Trắc nghiệm: 4 điểm
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện Chí công vô tư?
A. giải quyết công việc theo lẽ phải.
B. giải quyết công việc theo cảm tính.
C. giải quyết công việc theo số đông.
D. giải quyết công việc theo tình cảm
Câu 2. Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. luôn tự nhắc mình phải làm theo số đông.
B. không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
C. luôn tự nhắc mình, không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước các sự việc.
Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Luôn luôn hành động theo ý của mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.
Câu 4. Trong các hành động sau đây, hành động nào thể hiện tính kỉ luật?
A. Theo bạn xấu rủ rê trốn học.
B. Ngồi học không nói chuyện riêng.
C. Đi học muộn vì mải xem phim.
D. Không tuân theo kế hoạch của lớp.
Câu 5. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật?
A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài.
C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.
D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/ sinh hoạt Đội.
Câu 6. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được thể hiện ở:
A. quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
C. quan hệ hai bên cùng có lợi giữa nước này với nước khác.
D. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác.
Câu 7. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
C. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng.
D. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
Câu 8. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.
II. Chọn các từ cho ở bên dưới và điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ khái niệm hợp tác.
“Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ,………………………………. lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở …………………. . . . . . hai bên ………và không làm phương hại đến ………………………………. ”.
(tương trợ nhau trong mọi công việc, bình đẳng, lợi ích chung của mọi người, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lợi ích của những người khác, cùng có lợi)
III. Hãy chọn một ý ở cột A nối với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp.
A |
Nối |
B |
1. Tự chủ |
1 – |
a. là lớp trưởng nhưng Quân không bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình. |
2. Yêu hòa bình |
2 – |
b. có người rủ Tân hút thuốc là nhưng Tân từ chối không hút. |
3. Chí công vô tư |
3 – |
c. trong giờ sinh hoạt lớp, Nam xung phong phát biểu, góp ý kiến vào kế hoạch hoạt động của lớp. |
4. Dân chủ và kỉ luật |
4 – |
d. Hằng luôn tôn trọng bạn bè, lắng nghe và đối xử thân thiện với mọi người. |
e. Vân hay tìm hiểu các phong tục tập quán và kiểu trang phục dân tộc độc đáo của Việt Nam. |
TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Dân chủ là gì? Kể 2 việc làm của em thể hiện dân chủ.
Câu 2 (1 điểm): Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình?
Câu 3 (2 điểm): Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 9
Phần Trắc nghiệm (4 điểm)
I) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
C |
B |
A |
B |
D |
C |
II) Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Thứ tự điền là: hỗ trợ lẫn nhau trong công việc; bình đẳng; cùng có lợi; lợi ích của những người khác
III) Nối đúng mỗi ý 0,25 điểm: Nối 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c
Phần Tự luận (6 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
– Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có lien quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. |
2 |
– Bạn lớp trưởng kêu gọi các bạn quyên góp sách, vở, tiền,… ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, em cùng với các bạn bàn bạc và cùng thống nhất thực hiện. |
0,5 |
|
– Trong tiết sinh hoạt lớp, em tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tuần học tốt. |
0,5 |
|
2 |
– Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán. |
0,5 |
– Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. |
0,5 |
|
3 |
– Không đồng ý với ý kiến đó. |
0,5 |
– Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. |
0,75 |
|
Hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn. |
0,75 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 9
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
I. Quan hệ với công việc |
Nhận biết được CCVT là giải quyết công việc theo lẽ phải |
Hiểu hành vi dân chủ và kỉ luật. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,5 5 |
3 0,75 7,5 |
5 1,25 12,5 |
||||
II. Quan hệ với bản thân |
Biết được biểu hiện của tự chủ,yêu hòa bình, chí công vô tư,… |
Những biểu hiện lối của tự chủ |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
6 1,5 15 |
1 0,25 2,5 |
7 1,75 17,5 |
||||
III. Quan hệ với cộng đồng, đất nước |
Biết những hành vi thể hiện yêu hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, hợp tác cùng phát triển. |
Nêu khái niệm dân chủ |
Cho ví dụ về dân chủ – Giải thích vì sao cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình |
Biết cách giải quyết tình huống về biểu hiện hợp tác cùng phát triển. |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1 10 |
0,5 2 20 |
1,5 2 20 |
1 2 20 |
4 7 70 |
||
Tổng cộng Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
9 3 30 |
0,5 2 20 |
4 1 10 |
1,5 2 20 |
1 2 20 |
16 10 100 |
Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 9 – Đề 3
Đề thi giữa kì 1 GDCD 9
Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)
Câu 1 Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào thể hiện chí công vô tư?
A. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
B. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
C. Chỉ những người có chức quyền mới cần phải chí công vô tư.
D. Còn nhỏ không cần chí công vô tư.
Câu 2: Theo em chí công vô tư mang lại lợi ích
A. cho tập thể và cộng đồng xã hội.
B. cho cá nhân.
C. cho gia đình.
D. cho một nhóm người.
Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống
B. Hoang mang, dao động trước khó khăn
C. Nóng nảy, vội vàng
D. Bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc xấu.
Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân chủ?
A. Không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của lớp
B. Nói tự do trong giờ sinh hoạt lớp
C. Tích cực phát biểu ý kiến trong buổi Đại hội chi đội
D. Không quan tâm đến công việc chung
Câu 5: Kỉ luật là
A. quy định chung của cộng đồng.
B. quy định của tổ chức xã hội.
C. quy định của Nhà nước.
D. những quy định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội.
Câu 6: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là
A. mối quan hệ hai chiều
B. mối quan hệ một chiều
C. mối quan hệ tốt đẹp
D. mối quan hệ đối nghịch
Câu 7 : Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
A. Nói chuyện riêng trong giờ học
B. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng bài
C. Không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường
D. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?
A. Biết lắng nghe người khác.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. Học hỏi những điều hay của người khác.
D. Giao lưu với thanh niên quốc tế.
Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam
A. là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
B. là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C. là cuộc chiến tranh chống khủng bố.
D. là cuộc chiến tranh lạnh.
Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc?
A. Kì thị với người nước ngoài
B. Chế nhạo ngôn ngữ của người nước ngoài
C. Chế nhạo trang phục của người nước ngoài
D. Tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của người nước ngoài.
Câu 11: Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với nước nào dưới đây?
A. Việt Nam – Mĩ
B. Việt Nam – Nhật Bản
C. Việt Nam – Ô-xtray-li-a
D. Việt Nam – Pháp.
Câu 12: Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
B. Là vì mục đích riêng
C. Là sự đoàn kết, thống nhất
D. Là dựa trên sự bình đẳng.
Phần II: Tự luận (7,0đ)
Câu 1 (4,0đ): Thế nào là dân chủ và kỉ luật? lấy ví dụ dân chủ và kỉ luật? Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?
Câu 2 (3,0đ): Tình huống :
Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
a. Em hãy nhận xét việc làm của H?
b. Nếu em là H, em sẽ sử sự như thế nào trong tình huống đó ?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9
Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)
Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ
câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
A |
C |
D |
A |
B |
B |
A |
D |
C |
A |
* Phần II: Tự luận (7,0đ)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (4,0đ) |
– Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. VD: – Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. VD: Nhận định: “Dân chủ và kỷ là sức mạnh của tập thể” là hoàn toàn đúng vì: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể, dân chủ tạo ra những hoạt động công khai để mọi người được biết, được bàn, được góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể. Kỷ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hành động, là điều kiện cho dân chủ hoạt động có hiệu quả. – Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. |
1,0đ 1,0đ 0.25đ 0,5đ 0,25đ 0.5đ |
Câu 2 (3,0đ) |
HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau : a. Việc làm của H biểu hiện là người không có tính tự chủ, đúng ra H nên chọn một bộ, đằng này bộ nào H cũng thích, vì vậy hành vi của H làm mẹ bực mình b. Nếu em là H, em sẽ không làm như vậy, em chỉ chọn một bộ quần áo, vì như vậy mới thể hiện là người có tính tự chủ |
1,5 1,5 đ |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
VD thấp ( TL) |
VD cao (TL) |
||
1. Chí công vô tư |
Nhận biết những hành vi chí công vô tư |
– Hiểu lợi ích của chí công vô tư |
|||||
Số câu: S.điểm: Tỉ lệ: |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 5% |
2 0, 5 5% |
||||
2. Bảo vệ hoà bình |
Nhận biết được biểu hiện không phải là yêu hòa binh |
Hiểu tác hại của chiến tranh |
|||||
Số câu: S.điểm: Tỉ lệ: |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 2,5% |
2 0, 5 5% |
||||
3. Tình hữu nghị… thế giới |
Nhận biết hành vi thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên TG |
1 0,25 2,5% |
|||||
Số câu: S.điểm: Tỉ lệ: |
1 0,25 5% |
||||||
4. Dân chủ và kỉ luật |
-Nhận biết biểu hiện dân chủ -Nhận biết khái niệm kỉ luật |
nêuđược thế nao là dân chủ kỉ luật, lấy được ví dụ |
Hiểu mối quan hệ dân chủ và kỉ luật Hiểu được những hành vi thể hiện tính kỉ luật |
Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật |
|||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2 0,5 5% |
½ 2 20% |
2 0,5 5% |
1/2 2 20% |
|||
5. Tự chủ |
Nhận biết những biểu hiện của người có tính tự chủ |
Học sinh rút ra được nhận xét thông qua tình huống |
Học sinh đưa ra cách xử lí thông qua tnhf huống |
||||
Số câu: S điểm: Tỉ lệ: |
1 0,25 2,5 |
½ 1,5 15% |
1/2 1,5 15% |
2 3,25% 32,5% |
|||
6. Hợp tác cùng phát triển |
Nhận biết khái niệm về hợp tác cùng phát triển |
Hiểu về sự mở rộng hợp tác quốc tế |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
1 0,25 2,5% |
1 0,25 2,5% |
2 0, 5 5% |
||||
T. câu: T.điểm: Tỉ lệ: |
7 1,75 17,5% |
½ 2 20% |
5 1,25 12,5% |
½ 2 20% |
1/2 1,50 15% |
1/2 15 15% |
14 10 100% |
………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 GDCD 9 năm 2023- 2024
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2023 – 2024 7 Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 (Có ma trận, đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.