Bạn đang xem bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 (Sách mới) 9 Đề kiểm tra 15 phút môn Văn 6 năm 2023 – 2024 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 9 Đề kiểm tra 15 phút môn Văn 6, có hướng dẫn chấm kèm theo, có thể dùng chung cho cả 3 bộ sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 theo chương trình mới.
Qua đó, còn giúp các em ôn tập, luyện giải đề thật thành thạo để nắm vững cấu trúc đề kiểm tra 15 phút môn Văn 6 sách mới, dễ dàng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra sắp tới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 – Đề 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1)Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi. (2)Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. (3)Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. (4)Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát. (5)Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
(Theo Đêm sáng trăng – Thạch Lam https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-thach-lam/dem-sang-trang/27)
Câu 1 (4.0 điểm):
a. Cho biết trong hai câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
(1) Ngày chưa tắt hẳn, mặt trăng đã lên rồi.
(2) Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.
b. Chỉ ra các láy có trong đoạn văn trên.
Câu 2 (4.0 điểm):
a. Từ “chảy” trong câu “ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
b. Đặt câu với từ “chảy” được hiểu theo nghĩa gốc.
Câu 3 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm xúc em về bức tranh thiên nhiên được gợi lên từ đoạn trích trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
a, Câu (1) là câu ghép, câu (2) là câu đơn b, Hs xác định được ít nhất 4 từ láy có trong đoạn văn: hiu hiu, thoang thoảng, thăm thẳm, vằng vặc. |
2.0 2.0 |
2 |
a. Từ “chảy” trong câutrênđược dùng theo nghĩa chuyển. b. Đặt câu với từ “chảy” được hiểu theo nghĩa gốc. Ví dụ: Nước từ trên cao chảy xuống |
2.0 2.0 |
3 |
Hs nêu được các ý – Bức tranh đêm trăng được miêu tả sống động, lung linh, lan tỏa. – Từ vẻ đẹp của bức tranh đêm trăng, ta càng yêu thiên nhiên, yêu những đêm trăng sáng. |
1.0 1.0 |
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 – Đề 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
Câu 1(2.0 điểm) Chỉ ra một từ đơn và một từ phức có trong câu “Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần”.
Câu 2(3.0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn văn trên.
Câu 3 (5.0 điểm)Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu lên cảm nhận của em về điều tác giả muốn nhắn gửi qua đoạn văn trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
Hs chỉ ra được 1 từ đơn và 1 từ phức – Từ đơn: yêu, từ, những, giọt – Từ phức: tổ quốc, mồ hôi, tảo tần |
1.0 1.0 |
2 |
– Biện pháp tu từ : điệp ngữ ” Mồ hôi rơi trên những “ – Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động; qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động. |
1.0 2,0 |
3 |
Viết đoạn văn nêu lên cảm nhận của em về điều tác giả muốn nhắn gửi qua đoạn văn trên. |
5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần : Điều tác giả muốn nhắn gửi: Tình yêu Tổ quốc là yêu những gì gần gũi, thân thuộc. |
0.25 0.25 |
|
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: – Tình yêu Tổ quốc có thể là những điều bình dị, đời thường; biết quý trọng, biết ơn những “giọt mồ hôi” của những con người đang ngày đêm miệt mài lao độngđóng góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. |
4.0 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề |
0,25 |
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 – Đề 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
(1)…Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
…
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
(Trích Bài thơ Quê hương – Nguyễn Bính, Báo Văn nghệ Nam Hà, số Tết Bính Ngọ (1966), trang 3
Câu 1 (2.0 điểm): Xác định từ đơn, từ phức trong câu thơ “Quê hương tôi có cây bầu cây nhị”
Câu 2 (3.0 điểm): Chỉ ra ít nhất nhan đề hai truyện cổ tích được gợi ra từ trong khổ thơ (1)
Câu 3 (5.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày những cảm nhận của em về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
– Từ đơn: tôi/có – Từ phức: Quê hương/cây bầu/cây nhị |
1.0 1.0 |
2 |
Hs chỉ ra ít nhất được hai truyện cổ tích được gợi ra trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế |
3.0 |
3 |
Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) trình bày những cảm nhận của em về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2). |
5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần : ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ (1),(2). |
0.25 0.25 |
|
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: – Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian, về những người anh hùng dân tộc và những sự kiện lịch sử của cha ông trong quá khứ. – Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống bất khuất của dân tộc. |
3.0 1.0 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề |
0,25 |
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 – Đề 4
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều
(Trích Dịu và nhẹ – Nguyễn Duy, Về, NXB Hội nhà văn, 1994
Câu 1 (2.0 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 2 (3.0 điểm) Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào?
Câu 3 (5.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có trong đoạn thơ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu/Ý |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Từ láy: dịu dàng (2 lần), nhẹ nhàng (2 lần), khe khẽ |
2.0 |
2 |
– Nhân hóa : Mùa xuân trở dạ dịu dàng; lộc cựa nách cây; mây dịu dàng. – Điệp từ: nhẹ nhàng (2 lần); dịu dàng ( 2 lần). |
2.0 1.0 |
3 |
Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa đó. |
5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần : Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ |
0.25 0.25 |
|
c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: – Tác dụng phép nhân hoá: Mùa xuân giống như một sinh thể có sự sống. “Trở dạ” diễn tả bước chuyển của thời gian, thời điểm giao mùa, chuyển mình từ đông sang xuân. Mùa xuân đến từ từ, chầm chậm làm biến đổi cả đất trời, tạo ra sự sống. Sự “trở dạ” ấy đã sinh ra những đứa con mùa xuân là những tín hiệu đầu tiên của đất trời: hoa, hương, lộc và làn mây tím mỏng mềm mại dịu dàng. Các động từ “cựa”, “hé” diễn tả sự thức dậy, sự trở mình sinh sôi, sự lan tỏa của sự sống. – Bước đi của thời gian, sự biến chuyển của đất trời mùa xuân được cảm nhận tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu sống của nhà thơ Nguyễn Duy. |
3.0 1.0 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề |
0,25 |
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 – Đề 5
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trong một gia đình nọ, người bố đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình. Ông thường xuyên phải đi tiếp khách nên ít khi ăn cơm nhà.
Một hôm đứa con bé bỏng lên bốn nhìn thật sâu vào mắt ông và nói: “Bố ơi con thấy bố ít ăn cơm ở nhà với mẹ và con. Có phải bố ăn ở ngoài vui hơn không?”
Người bố trẻ không trả lời được. Nhưng sau đó ông tự động thay đổi cách sinh hoạt của mình và về nhà ăn cơm với vợ con thường xuyên…
(Theo Chắp cánh thiên thần – Duy Tuệ, NXB Lao động)
Câu 1 (2.0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau và cho biết trạng ngữ trong câu này dùng để chỉ gì?
“Trong một gia đình nọ, người bố đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình”
Câu 2 (3.0 điểm): Vì sao ông bố tự động thay đổi cách sinh hoạt của mình và về nhà ăn cơm với vợ con thường xuyên?
Câu 3 (5.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) trả lời câu hỏi: Em đã làm gì để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
– Trạng ngữ: Trong một gia đình nọ-> Trạng ngữ chỉ nơi chốn – Chủ ngữ: người bố – Vị ngữ: đi làm ăn ở ngoài, đem tiền về nuôi gia đình. |
1.0 0.5 0.5 |
2 |
Gợi ý trả lời: – Ông bố cảm thấy mình có lỗi với vợ con. – Ông bố nhận thức được trách nhiệm của mình với gia đình (học sinh có thể trả lời theo các ý khác nhưng phải hợp lý và phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện) |
1.5 1.5 |
3 |
Viết đoạn văn (khoảng 5-10 dòng) trả lời câu hỏi: Em đã làm gì để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình? |
5.0 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần: Những việc làm cụ thể để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình |
0.25 0.25 |
|
c. Học sinh tự trình bày những việc làm cụ thể (tối thiểu 2 việc làm) để góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình ví dụ như: – Tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ. – Giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức phù hợp – Vâng lời ông bà, cha mẹ, kính trên nhường dưới. – Yêu thương chia sẻ với các thành viên trong gia đình… |
4.0 |
|
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề |
0,25 |
|
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề kiểm tra 15 phút môn Văn 6
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 6 (Sách mới) 9 Đề kiểm tra 15 phút môn Văn 6 năm 2023 – 2024 (Có đáp án) tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.