Bạn đang xem bài viết Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 Ôn thi học sinh giỏi môn Sử 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 tổng hợp rất nhiều bài tập có đáp án chi tiết kèm theo. Đây là tư liệu vô cùng hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 9 ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi sắp tới.
Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi Lịch sử 9 sẽ giúp các em học sinh có trong tay tài liệu gần như đầy đủ những kiến thức vừa cơ bản, vừa chuyên sâu, nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và ôn luyện thi môn Lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng môn học cũng như đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi. Vậy dưới đây là Bộ câu hỏi và đáp án ôn thi HSG môn Sử 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9
Câu 1: Nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph.Ru-dơ-ven? Tác dụng của Chính sách mới?
Trả lời
a/ Nội dung
– Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp phục hồi, sự phát triển của các ngành kinh tế – tài chính, ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, với những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
– Nhà nước tư sản đó tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ lại hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều vịệc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
b/ Tác dụng:
Các biện pháp của chính sách mới đó gúp phần giải quyết những khú khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng .
Câu 2: Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
Trả lời
– Liên Xô thực hiện các kế hoạch dài hạn (kế hoạch 5 năm, 7 năm)
– Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng; thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu to lớn:
– Về công nghiệp: chiếm 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), sản xuất bình quân hàng năm tăng 9,6%.
– Về khoa học – kĩ thuật: Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân taọ lên khoảng không vũ trụ.
– Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh trái đất; dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ
– Về đối ngoại: Chính phủ Liên Xô thời kì này luôn thực hiện chính sách hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Do đó Liên Xô trở thành chỗ dựa của của hòa bình và phong trào cách mạng thế giới. Địa vị của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế
Câu 3:Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Trả lời
Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
*) Hoàn cảnh ra đời:
– Sau khi dành độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển.
– Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
– Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN ) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Xingapo.
*) Mục tiờu hoạt động:
– Phỏt triển kinh tế – văn hoỏ thụng qua những nỗ lực hợp tỏc chung giữa cỏc nước thành viờn nhằm duy trỡ hoà bỡnh và ổn định khu vực.
*) Quá trình phát triển:
– Từ khi thành lập đến những năm 70 của thế kỷ XX, ASEAN còn là tổ chức chưa chặt chẽ, non yếu…
– Từ những năm 80 của thế kỷ XX, do “vấn đề Cam phu chia”… Quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương trở nên căng thẳng, đường lối ngoại giao có sự khác biệt.
– Sau khi “vấn đề Cam phu chia” được giải quyết nền kinh tế nhiều nước ASEAN có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt tăng trưởng cao như: Xingapo, Malaixia…
– Năm 1984, với sự tham gia của Brunây, ASEAN có 6 nước thành viên
– Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực tự do (AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm.
– Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF)
– Với sự tham gia của Việt Nam (7-1995) Lào, Mianma (9-1997), Campuchia (4-1999), ASEAN đã có 10 nước thành viên. Trong tương lai, Đôngtimo sẽ tham gia tổ chức này….
ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động là hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh.
Câu số 4: Thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN
Trả lời
– Thời cơ:
- Có điều kiện để hội nhập vào nền KT của TG và khu vực
- Có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
- Có điều kiện để học hỏi và tiếp thu trình độ quản lí KTcủa các nước trong khu vực
- Tiếp thu những thành tựu KH-KT tiên tiến nhất của thế giới để phát triển KT .
- Có điều kiện để giao lưu văn hóa, giáo dục, thể thao..với các bạn bè trong khu vực .
– Thách thức:
- Nếu không tận dụng được thời cơ để phát triển thì KT nước ta sẽ có nguy cơ bị tụt hậu
- Sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài .
- Hội nhập dễ bị “hòa tan “, nếu đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc .
– Liên hệ bản thân:
- HS là chủ nhân tương lai của đất nước phải tích cực học tập văn hóa, rèn luyện phảm chất đạo đức để trở thành công dân có ích .
- Tiếp cận, ứng dụng KH-KT để phát triển KT đất nước .
- Quảng bá với bạn bè thế giới về một đất nước VN xinh đẹp, có nhiều truyền thống quý báu..
* Trách nhiệm của tuổi trẻ
– Nhận thức tác dụng của KH- KT là thời cơ thuận lợi để vươn lên phát triên nhưng cũng là một thử thách gay gắt nếu như bị tụt hậu, không bắt kịp đà tiến của thời đại .
– Tuổi trẻ VN: nâng cao ý thức chủ động, tự giác không ngừng học tập để trở thành những người lao độngcó chất lượng, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu .
NHIỆM VỤ TO LỚN NHẤT CỦA NHÂN DÂN TA HIỆN NAY:
Tập trung sức lực triển khai lực lượng sản xuất,làm ra nhiều của cải vật chất để chiến thắng đói nghèo và lạc hậu, đem lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân .
Câu số 5. Tại sao nhiều người dự đoán rằng:”thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á” ?
Trả lời
– Nhiều thập niên vừa qua, đặc biệt là những năm gần đây, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về KT,KHKT, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế .
Dẫn chứng một số nước tiêu biểu với những điểm nổi bật:
*Nhật bản:
- Từ những năm 70 trở đi NB trở thành một trong ba trung tâm KT – tài chính của thế giới
- Thu nhập bình quân đầu người vượt Mỹ,đứng thứ hai thế giới .
- Hàng hóa của NB len lỏi khắp thị trường thế giới .
*Ân độ:
- Tự túc lương thực cho số dân hơn 1 tỷ người .
- Công nghiệp: Xếp hàng thứ 10 trong SX công nghiệp thế giới .
- Đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm hạt nhân và vũ trụ .
*Trung quốc:
- Thành tựu sau hơn 20 năm cải cách mở cửa: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới .
- Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm 9,6% đứng hàng thứ 7 thế giới .
- Tính đến năm 1997 có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung quốc.
- Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Xingapo, thái lan, Malaixia, Inđônê xia được xếp vào danh sách các nền kinh tế Đông nam Á hoạt động cao, Xingapo được mệnh danh là con rồng châu Á, Thai lan, Malaixia được đánh giá đang đứng trước ngưỡng của của CLB các nước công nghiệp mới (NIC)
- Việt nam: Sau hơn 20 năm đổi mới – tổng sản phẩm năm sau cao hơn năm trước,bình quân trong 5 năm ( 2000 – 2005) là 7,5% . Tháng 12-2006 là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Câu số 6: Nêu khái quát phong trào GPDT của nhân dân Á, Phi, Mĩ từ 1945 đến nay.
Trả lời
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh GPDT của nhân dân Á, Phi, Mĩ La tinh đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Phong trào có thể được chia làm ba giai đoạn chính như sau:
*Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX.
+ Phong trào nổ ra đầu tiên là ở 3 nước Đông Nam Á, nhân dân đã chớp thời cơ nổi dậy lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến giành chính quyền: Inđônêxia (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945) và Lào (12-10-1945). Sau đó phong trào lan sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ La tinh: Năm 1950 thực dân Anh phải công nhận nền độc lập cho Ấn Độ. Năm 1952 nước Cộng hoà Ai Cập ra đời. Ngày 1-1-1959 cách mạng Cu Ba thắng lợi.
+ Đặc biệt năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập làm nên “Năm châu Phi”. Thắng lợi của giai đoạn này đã làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản sụp đổ.
– Giai đoạn thứ hai từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Nét nổi bật của giai đoạn này là sự vươn lên giành độc lập của 3 nước thuộc địa Bồ đào nha: Ghinê xích đạo (9-1974), Môdămbich (6-1975), Ănggôla (11-1975). Thắng lợi của 3 nước này có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc nói chung và nhất là nhân dân châu Phi nói riêng.
– Giai đoạn thứ ba là giai đoạn từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay. Ở giai đoạn này phong trào tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (chủ nghĩa Apacthai). Đây là hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân.
+ Chủ nghĩa Apacthai là chủ nghĩa phân biệt, miệt thị dân tộc vô cùng tàn bạo, hà khắc của những kẻ cực đoan phát xít da trắng đối với người da đen và da màu ở Nam Phi.
+ Nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc phi” đã kiên cường, bền bỉ đấu tranh, Liên hiệp quốc và nhân dân tiến bộ thế giới ủng hộ. Kết quả là năm 1980 nhân dân Rôđêdia (Sau này đổi là Dimbabuê) đã giành thắng lợi. Năm 1990 chính quyền da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Tây Nam Phi (Nay là Namibia) và năm 1993 thành trì cuối cùng của chúng ở cộng hoà Nam Phi cũng sụp đổ.
– Từ đây nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ La tinh chuyển sang nhiệm vụ mới là: Củng cố nền độc lập, xây dựng và phát triển đất nước, xoá bỏ tình trạng nghèo nàn lạc hậu, tiếp tục đấu tranh cho mục tiêu vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Câu số 7: Nêu ý nghĩa của phong trào GĐT Á, Phi, Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ II.)
Trả lời
– Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã dẫn tới việc thành lập hàng hoạt nhà nước độc lập làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước Á, Phi, Mĩ La tinh, làm thay đổi cục diện thế giới.
– Sau khi giành độc lập, lịch sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ La tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội nhưng nhân dân Á, Phi, Mĩ La tinh cũng đã bước đầu giành được nhiều thắng lợi.
+ Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Bên cạnh đó Ấn Độ còn nổi tiếng với những sản phẩm công nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiện nay Ấn Độ đã cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và vũ trụ.
+ Trung Quốc nhờ thực hiện cải cách mở cửa, sau hơn 20 năm, nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước hàng năm tăng trung bình 9,6%, đứng hàng thứ 3 thế giới. Đầu tư nước ngoài dẫn đầu thế giới, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Địa vị chính trị ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.
+ Cuba đã có những chuyển biến tích cực, mức tăng trưởng ngày càng gia tăng. Mêhicô, Achentina, Brazin được xếp vào hàng những nước công nghiệp mới (NIC).
+ Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước. Tháng 11-2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đứng trước những thời cơ hứa hẹn tăng trưởng cao.
– Ngày nay các nước Á, Phi, Mĩ La tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Câu số 8: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
Trả lời
* Các giai đoạn
– Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
– Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
– Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
* Vị trí Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Ý nghĩa
– Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa – một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, …
– Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc…
Câu số 9
a. Trình bày nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
b. Vì sao Cu – ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
* Trả lời:
a. Nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
– Sau CTTG thứ 2, tình hình khu vực Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển. Mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba năm 1959
– Từ những năm 60 đến những năm 80 (TKXX), một cao trào cách mạng đã bùng lên mạnh mẽ biến Mĩ La – tinh trở thành “đại lục bùng cháy” của phong trào cách mạng
– Tiêu biểu nhất là Chilê và Nicaragoa. Tại Chile từ 1970-1973. Chính phủ của liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thổng Agienđê nắm chính quyền và tiến hành những cải cách tiến bộ. Ở Nicaragoa, mặt trận Xanđino đã lật đổ chính quyền tay sai Mỹ, đưa đất nước theo con đường dân chủ. Song phong trào cách mạng ở 2 nước đều thất bại năm 1973 và 1991
– Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế, phát triển hợp tác khu vực
– Từ đầu những năm 90 (TK XX), do nhiều nguyên nhân, các nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế giảm sút, nợ nước ngoài tăng lên, tình hình chính trị một số nước không ổn định
b. Cu – ba được coi là lá cờ đầu của phong trào GPDT ở Mĩ La-tinh.
– Từ đầu những năm 50 (TKXX) ở Cu – ba đã bùng nổ phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ tay sai Mĩ.
– Ngày 1/1/1959 cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân CuBa đã giành được thắng lợi. Chính quyền phản động tay sai Mĩ bị lật đổ.
– Cu- ba là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh giành được thắng lợi cách mạng bằng cuộc đấu tranh vũ trang và cũng là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh đã tiến
hành cải cách dân chủ triệt để
– Sau khi đánh bại cuộc tấn công của 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ vào vùng biển Hirôn(4/1961), bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng,
-Cu-ba tuyên bố đi theo con đường XHCN, trở thành nước XHCN đầu tiên ở khu vực Mĩ La-tinh, là hòn đảo anh hùng, lá cờ đầu của phong trào GPDT ở khu vực này.
Câu số 10:Cu Ba sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
a) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng”.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
b) Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba.
* Trả lời:
Cu Ba sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:
a.Cu Ba hòn đảo anh hùng
* Cu Ba anh hùng trong chiến đấu
– Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước.
– Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt.
– Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn đấu tranh vũ trang.
– Bị chính quyền Ba ti xta trục xuất, năm 1955, Phi-đen Ca-xtô-rô cùng các đồng chí của mình sang Mê hi cô hoạt động. Tại đây ông tiếp tiếp tục tập hợp lực lượng, huấn luyện và mua sắm vũ khí chờ thời cơ trở về nước tiếp tục cuộc chiến đấu.
– Tháng 11-1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma. . Bị địch phát hiện, nhưng Phi đen cùng các đồng chí còn lại đã kiên cường chiến đấu, xây dựng căn cứ ở vùng rừng núi Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra
– Từ năm 1958, các lực lượng cách mạng phát triển một cách nhanh chóng và liên tiếp mở các cuộc tấn công vào quân đội của Ba ti xta
– Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi.
– Tháng 4-1961, được sự giúp đỡ của Mỹ, quân phản động lưu vong đã đổ bộ lên bãi biển Hi ron, hòng tiêu diệt cách mạng Cu Ba. Quân dân Cu Ba đã anh dũng đánh trả tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mỹ, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng
Chính trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, Phi đen Ca-xtơ-rô đã tuyên bố trước thế giới: Cu Ba tiến lên CNXH. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã vươn dài sang Mỹ La tinh.
* Cu Ba anh hùng trong xây dựng đất nước
– Sau khi giành được độc lập, nhân dân Cu Ba bắt tay vào công cuộc xây dựng chế độ mới XHCN. Cu Ba đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp hầm mỏ, tiến hành xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.
– Công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Cu Ba được tiến hành trong điều kiện cực khó khăn bởi cuộc bao vây cấm vận của Mỹ, sự phá hoại của các thế lực phản động, khó khăn càng tăng thêm khi Liên Xô và Đông Âu tan rã. Mặc dù vậy, Đảng, chính phủ và nhân dân Cu Ba vẫn anh dũng kiên định lập trường xây dựng CNXH.
b. Mối quan hệ Việt Nam – Cu Ba:
– Nêu được: Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt…
– Nêu được những biểu hiện về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa nai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động….
Nêu được những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước…
Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng
Câu số 11: Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ la-tinh? Em hãy trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mi la-tinh từ sau sự kiện đó đến nay.
* Trả lời:
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ la-tinh? Em hãy trình bày sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mi la-tinh từ sau sự kiện đó đến nay.
Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành được thắng lợi ngày 1/1/1959 là sự kiện lịch sử đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh.
Sự phát triển của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh từ sau sự kiện đó đến nay.
Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX,một cao trào đấu tranh đã bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh và được ví như “Lục địa bùng cháy” trong phong trào cách mạng.
Đấu tranh diễn ra ở nhiều nước như: Bôlivia, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a,Ni-ca-ra-goa …. Chính quyền phản động đã bị lật đổ, chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập và tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, tiêu biểu như ở Chi Lê và Nicaragoa….
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ Latinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế….
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay: do nhiều nguyên nhân (như những biến động ở Liên Xô và Đông Âu, sự tăng cường chống phá cách mạng ở Mĩ latinh của Mĩ…), tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ Latinh lại gặp nhiều khó khăn, …..
Câu số 12: Tại sao nói: “ Cu-ba là lá cờ đầu của MỸ-la-tinh”. Hãy nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước VN – Cu ba ?
Trả lời
a . Cu ba là lá cờ đầu ;
– Đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài tay sai của Mỹ:
- 3.1952: Mỹ thết lập chế độ độc tài Batixta
- 26.7.1953: Tấn công pháo đài Môn ca đa
- 11.1956:Cuộc đổ bộ của tàu Granma
- 1958: Đấu tranh vũ trang lan rộng khắp đất nước
- 1.1.1959:Cách mạng Cuba thành công
Sự kiện này mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh ở Mỹ-la-tinh và khu vực này được mệnh danh là “lục địa bùng cháy”
– Đi đầu trong việc chống sự can thiệp vũ trang của Mỹ và kien cường đứng vững trước sự cấm vận, bao vây nhiều mặt của Mỹ
+ Tháng 4.1961: Chiến thắng Hi-Rôn, Cu ba tuyên bố tiến lên CNXH, trở thành nước XHCN đầu tiên ở Mỹ la tinh
– Kiên định trên con đường xây dựng CNXH và đạt nhiều thành tựu:
- Từ một nền nông nghiệp độc canh (mía) và một nền công nghiệp đơn nhất( khai mỏ) đã xây dựng được một nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các nghành hợp lí, một nền nông nghiệp đa dạng .
- Giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao phát triển mạnh mẽ .
- Mở cửa cho Tư bản nước ngoài vào đầu tư
- Nổi bật về khai thác, xây dựng, du lịch ..
– Làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với các dân tộc ở châu Phi và Mỹ la tinh .
b. Mối quan hệ hữu nghị giữa Cu ba và Việt nam:
– Nhân dân Cu ba hết lòng ủng hộ nhân dân VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH “ vì VN nhân dân Cu ba sẵn sàng hiến dâng cả máu “
– Nhân dân VN cũng quan tâm và hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Cu ba trên con đường xây dựng CNXH
…………….
Mời các bạn tải File về để xem trọn bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi Sử 9
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 Ôn thi học sinh giỏi môn Sử 9 tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.