Bạn đang xem bài viết Bộ câu hỏi cuộc thi Dân vận khéo Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cuộc thi dân vận khéo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ câu hỏi cuộc thi Dân vận khéo năm 2023 gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm, cùng 18 tình huống, có đáp án kèm theo, giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để trả lời các câu hỏi cuộc thi.
Với bộ câu hỏi Dân vận khéo, các bạn sẽ bổ trợ kiến thức, nắm chắc cách xử lý các tình huống hay, thường gặp trong cuộc thi để biết cách ứng xử, đối đáp khi gặp tình huống tương tự. Bên cạnh đó, có thể tham gia cuộc thi trực tuyến Dân vận khéo Thừa Thiên Huế năm 2023.
Bộ câu hỏi cuộc thi dân vận khéo
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Báo Sự Thật ngày 15-10 -1949 có đăng Bài “Dân vận” của Bác Hồ, trong bài báo của Bác thì ai phụ trách dân vận ?
A. Tất cả cán bộ chính quyền.
B. Tất cả cán bộ Ðoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân.
C. Cả hai phương án A và B.
* Trả lời đúng: C “Cả hai phương án A và B”
Câu hỏi 2: Nghị quyết số 25 – NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X bàn về chuyên đề nào dưới đây:
A- Về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
B- Về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân”
C- Về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
* Trả lời đúng: A
(B- Nghị quyết về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân” là Nghị quyết số 26 -NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X ngày 05/8/2008; C- Nghị quyết “về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” là Nghị quyết số 27 -NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X ngày 06/8/2008)
Câu hỏi 3: Chỉ thị số 42 – CT/TW, ngày 06/11/1998 của Bộ Chính trị có nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về vấn đề gì ?
A- Về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
B- Về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”
C- Cả hai nội dung trên
* Trả lời đúng: B
(Chỉ thị về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” là nội dung Chỉ thị số 42, ngày 06/10/2011 của Bộ Chính tri – khóa XI)
Câu hỏi 4: Điều 22 Chương IV Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh ban hành theo Quyết định số 40-QĐ/TU ngày 05/11/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định trách nhiệm của người được phân công phụ trách công tác dân vận về chế độ định kỳ sinh hoạt, tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân của sở, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương được phụ trách ít nhất một tháng mấy lần ?
A- Mỗi tháng 1 lần
B- Mỗi tháng 2 lần
C- Mỗi tháng 3 lần
* Trả lời đúng: A
Câu hỏi 5: Theo Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh (Chương III, điều 19) Quy định định kỳ chế độ thông tin, báo cáo của UBND tỉnh, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, lực lượng vũ trang, Sở Nội vụ, Thanh tra nhà nước về tình hình nhân dân, tình hình dân tộc, tôn giáo bằng văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy như thế nào?
A- Định kỳ hàng tháng, 6 tháng và một năm
B- Định kỳ hàng tháng, một năm
C- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và một năm
* Trả lời đúng: C
Câu hỏi 6: Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Dân vận của chính quyền quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện thực hiên:
A- Có chương trình đi cơ sở, bám sát thực tiễn, gặp gỡ, tiếp xúc với dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân.
B- Tuyên truyền giải thích chính sách pháp luật của nhà nước.
C- Cả hai yêu cầu A và B
* Trả lời đúng: C “Cả hai yêu cầu A và B”
Câu hỏi 7: Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ xác định mục đích thực hiện Quy chế dân chủ trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
A- Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
B- Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động.
C- Thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
D- Cả ba nội dung trên (A,B,C)
* Trả lời đúng: D “Cả ba nội dung trên (A,B,C)”
Câu 8: Pháp lệnh số 34/2007/ PL- UBTVQH quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định như thế nào?
A- Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
B- Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.
C- Cả hai nội dung A và B
* Trả lời đúng: C “Cả hai nội dung A và B”
Câu 9: Điều 24 Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH quy định hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân như thế nào?
A- Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
B- Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
C- Cả hai hình thức trên ( cả A và B)
* Trả lời đúng: C “Cả hai hình thức trên ( cả A và B)”
Câu 10: Điều 25 Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH quy định Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân như thế nào?
A- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
B- Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
C- Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
D- Cả 03 (ba) nội dung trên (A,B,C)
* Trả lời đúng: D “Cả 03 (ba) nội dung trên ( A, B, C)”
Câu 11: Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 27/9/1995 của Ban Bí thư Trung ương- khóa VII nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về vấn đề gì ?
A- Chỉ thị “về chăm sóc người cao tuổi”
B- Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”
C- Cả hai vấn đề nêu trên
*Trả lời đúng: A
Câu 12: Việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, các quyết định hành chính có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân được quy định như thế nào tại Điều 15 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh?
A- Các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện, chủ động phối hợp với Ban Dân vận của cấp ủy để phổ biến, triển khai tới Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Mặt trận và các đoàn thể làm nòng cốt vận động nhân dân thực hiện.
B- Các cơ quan liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân cho Ban Dân vận của cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để có cơ sở tham mưu cho cấp ủy và phối hợp vận động quần chúng nhân dân thực hiện.
C- Cả hai nội dung trên (cả A và B)
* Trả lời đúng : C “Cả hai nội dung trên (cả A và B)”
Câu 13: Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 30 -CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm nào?
A- Năm 1996
B- Năm 1998
C- Năm 2000
* Trả lời đúng là B, “Năm 1998”
( Ngày 12/8/1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ban hành Chỉ thị số 30 – CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở)
Câu 14: Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 09 -NQ/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” năm nào ?
A- Năm 2000
B- Năm 2001
C- Năm 2002
* Trả lời đúng là C, “Năm 2002”
( Ngày 08/01/2002, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 09 -CT/TW “ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” )
Câu 15: Trong Luật Cán bộ, Công chức: cán bộ, công chức được giám sát, kiểm tra những việc gì?
A. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan.
B. Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan; Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức cơ quan.
C. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
D. Tất cả các nội dung trên (A,B,C)
* Trả lời đúng : D “Tất cả các nội dung trên (A,B,C)”
Câu 16: Theo Hướng dẫn số 03-HD/BDV ngày 15/02/2011 của Ban Dân vận Tỉnh ủy thì nội dung tiêu chí đánh giá điển hình “Dân vận khéo” bao gồm những lĩnh vực nào?
A. Về lĩnh vực kinh tế – xã hội
B. Về lĩnh vực Quốc phòng an ninh
C. Về xây dựng hệ thống chính trị
D. Cả 3 lĩnh vực trên
* Trả lời đúng: D “Cả 3 lĩnh vực trên”
Phần 2: Câu hỏi tình huống
Tình huống 1: UBND xã nhận tin báo, có sự xô xát, có thể dẫn tới án mạng do, ruộng nhà ông A ở trong, ruộng nhà ông B bên ngoài sát với kênh dẫn nước. Ông A đề nghị ông B để cho mình một lối dẫn nước vào ruộng. Ông A không đồng ý, hai bên lời qua, tiếng lại và có nguy cơ đánh nhau, gây mất an ninh trật tự và làm rạn nứt tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết thôn, buôn. Theo đồng chí, sự việc này giải quyết như thế nào?
Gợi ý trả lời:
– Trực tiếp xuống hiện trường xem xét và nắm bắt tình hình sự việc qua ông A và ông B. (5đ)
– Giải thích cho 2 ông hiểu về qui định của pháp luật, theo Điều 278. (Bộ luật dân sự) Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác, quy định: (5đ)
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường. (15đ)
Yêu cầu, ông B phải để một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện từ kênh dẫn nước vào ruộng cho ông A. Trong quá trình dẫn nước nếu ông A làm thiệt hại thì phải bồi thường cho ông B. (10đ)
– Mặt khác, tuyên truyền cho 2 ông hiểu về tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lao, động sản xuất, trong tình làng, nghĩa xóm để hòa giải giữa 2 gia đình góp phần thắt chặt đoàn kết trong khu dân cư. (15đ)
Tình huống 2: Nhà ông A liền kề với nhà ông B. Ông A xây nhà phát hiện mái hiên nhà ông B (đổ bằng bê tông) lấn sang không gian nhà ông A, nên tường nhà ông A không thể xây lên được, ông A đề nghị ông B đập bỏ phần mái hiên lấn sang để ông A xây tường lên, (ông B cũng công nhận phần không gian bên trên, mái hiên có lấn sang nhà ông A) tuy nhiên, ông B không đồng ý đập phần bê tông lấn sang, ông cho rằng không gian bên trên ai làm trước thì được. Mâu thuẫn hai gia đình ngày càng lớn. ông A có đơn khiếu nại lên UBND xã đề nghị giải quyết. Ông B nói như vậy có đúng không? đồng chí giải quyết tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Qua nội dung đơn khiếu nại của ông A. Khẳng định ông B nói như vậy là hoàn toàn sai. Bởi vì, theo điều 265, khoản 2, Bộ luật dân sự quy định như sau: (10đ)
+ Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. (5đ)
+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (5đ)
2. Để giải quyết tình huống này, UBND xã mời ông A và ông B lên giải thích cho ông B hiểu về những quy định của pháp luật như trình bày ở trên và yêu cầu ông B đập bỏ phần mái hiên đã lấn sang phần không gian của nhà ông B. (15đ)
Tuyên truyền hòa giải giữa hai gia đình, hàng xóm, láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau, ông bà ta đã dạy: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, bỏ qua mọi hiềm khích, mâu thuẫn để sống hòa thuận vui vẻ, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, tăng cường đoàn kết thôn xóm. (15đ)
Tình huống 3: Nhà ông X ở cạnh nhà ông Y, ông X cho đào ao gần sát nhà ông Y. Ông Y đã sang gặp ông X đề nghị đào ao xa nhà ông Y để đảm bảo an toàn. Ông X không chấp nhận và cho rằng đất của nhà mình muốn đào ao ở đâu là tùy thích. Ao đào chưa xong, nhà ông Y đã có hiện tượng bị lún và nứt tường. Ông Y đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã đề nghị giải quyết. Đồng chí giải quyết tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Chủ tịch UBND xã cùng một số đồng chí đại diện cho các cơ quan liên quan đến hiện trường xem xét tình hình, đánh giá mức độ thiệt hại và nguy hiểm của ngôi nhà bị sụt lún. (10đ)
2. Mời ông X và ông Y lên xã để giải quyết như sau:
– Về mặt pháp lý. Theo điều 268, Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như sau: (5đ)
Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định. (5đ)
Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường. (5đ)
Căn cứ qui định trên, UBND xã yêu cầu:
+ Ông X phải dừng ngay việc đào ao và có biện pháp khắc phục kịp thời không để nhà của ông Y bị sụt lún, nứt tường mức độ nguy hiểm hơn. (5đ)
+ Ông X phải bồi thường thiệt hại cho ông Y, mức bồi thường hai bên bàn bạc thống nhất. Trường hợp hai bên không thống nhất được mức bồi thường, thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán mức độ thiệt hại đưa ra mức bồi thường phù hợp. (10đ)
– Về mặt hòa giải, tuyên truyền cặn kẽ nguyên nhân, do ông X chưa nắm rõ qui định của luật pháp, ông X cũng không cố ý gây thiệt hại cho gia đình ông Y, hàng xóm, mặt khác, ông X đã nhận ra sai lầm của mình khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại. hàng xóm, láng giềng tối lửa, tắt đèn có nhau, ông bà ta đã dạy: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, bỏ qua mọi hiềm khích, mâu thuẫn để sống hòa thuận vui vẻ, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, tăng cường đoàn kết thôn xóm. (10đ)
Tình huống 4: Nhà ông A bị bao bọc bởi 4 nhà nên không có lối đi ra. Ông A đề nghị ông B là nhà có thổ đất thuận tiện và gần đường công cộng nhất, dành một lối đi ra đường, ông A sẽ trả tiền cho phần đất đó. Ông B không đồng ý với lý do việc đi qua thổ đất nhà ông ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của nhà ông và ông cũng không có ý định nhượng lại đất. Ông B đã làm đơn lên UBND xã kêu cứu vì nhà ông không có lối để đi học tập, sinh hoạt, lao động sản xuất. Đồng chí giả quyết sự việc này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Chủ tịch UBND xã cùng một số đồng chí đại diện cho các cơ quan liên quan đến hiện trường xem xét kiểm tra thực tế, theo nội dung đơn của ông B. (5đ)
2. Mời ông A và ông B lên xã để giải quyết như sau:
– Về mặt pháp lý
Theo Điều 275. Bộ luật dân sự, tại khoản 1; 2 qui định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau: (5đ)
(1). Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. (5đ)
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. (5đ)
(2). Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. (5đ)
Qua xem xét thực tế, đối chiếu với qui định trên, UBND xã yêu cầu:
Ông B phải để một lối đi cho gia đình nhà ông A. (5đ)
Ông A phải trả tiền đền bù cho ông B. (5đ)
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên và số tiền phải đền bù do các bên thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. (5đ)
– Về mặt hòa giải, tuyên truyền cho gia đình ông B hiểu, ngoài việc chấp hành theo quy định của luật pháp, vấn đề quan trọng và thường xuyên là tình làng, nghĩa xóm, tối lửa, tắt đèn có nhau, ông bà ta đã dạy: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, bỏ qua mọi hiềm khích, mâu thuẫn để sống hòa thuận vui vẻ, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, tăng cường đoàn kết thôn xóm. (10đ)
Tình huống 5: Cơn bão số 4 năm 2013 đã làm cây cổ thụ nhà ông A bật gốc nghiêng, có nguy cơ đổ xuống gây nguy hiểm cho nhà ông B ở liền kề. Ông B đề nghị ông A chặt bỏ cây cổ thụ, nhưng ông A không đồng ý. Ông B làm đơn khiếu nại lên UBND xã đề nghị giải quyết. Đồng chí giải quyết đơn khiếu nại của ông B như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Chủ tịch UBND xã cùng một số đồng chí đại diện cho các cơ quan liên quan đến hiện trường xem xét, kiểm tra thực tế, theo nội dung đơn của ông B. (5đ)
2. Mời ông A và ông B lên xã để giải quyết như sau:
– Về mặt pháp lý
Theo Điều 272. Bộ luật dân sự, quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề như sau: (5đ)
Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó. (5đ)
Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu. (5đ)
Qua xem xét thực tế, đúng như nội dung đơn khiếu nại của ông B. Đối chiếu với qui định nêu trên trên, UBND xã yêu cầu: (5đ)
Ông A phải chặt cây cổ thụ hoặc có biện pháp để cây không gây nguy hiểm cho nhà ông B. Nếu ông A không chấp hành chính quyền xã sẽ cho chặt cây, toàn bộ chi phí chặt cây ông A phải chi trả. (10đ)
– Về mặt hòa giải, tuyên truyền cho gia đình ông A hiểu, cây cổ thụ có thể đổ bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người khác, khi sự cố xảy ra không những ông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn làm mất đi tình làng nghĩa xóm bao lâu nay chỉ vì tiếc 1 cái cây, ông cũng nên tự nguyện chặt cây không nên để chính quyền phải chặt bỏ thì bà con lối xóm sẽ chê cười…(15đ)
Tình huống 6: Ông N nhận khoán 2 ha đất của Lâm trường Tiền phong để trồng cây cao su. Khi ông N đến Ủy ban nhân dân xã S nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 2 ha đất nói trên thì cán bộ địa chính của xã S trả lời rằng trong trường hợp này ông N không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đồng chí, cán bộ địa chính xã S nói như vậy có đúng không? Đồng chí cho biết quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Gợi ý trả lời:
Cán bộ địa chính xã S trả lời ông N như vậy là đúng vì:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:
– Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; – Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng;
– Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
– Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai;
– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường thuộc các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, trường hợp ông N sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2003 thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
– Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
* Phân tích chặt chẽ, trả lời rành mạch
Tình huống 7: Hộ gia đình ông Trần M cư trú tại xã H, huyện Q, được giao 2 ha đất để trồng lúa nước được 10 năm, nhưng do điều kiện khí hậu, đất đai thổ nhưỡng không phù hợp nên năng suất trồng lúa rất thấp. Qua một số lần trồng thử nghiệm, ông M thấy rằng đất ở đây phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, đậu phụng… Ông M đã làm đơn gửi Ủy ban nhân dân xã H đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang trồng cây công nghiệp. Trong trường hợp này, nếu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, đồng chí sẽ giải quyết yêu cầu của ông M như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 36 Luật Đất đai năm 2003 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất được thực hiện như sau:
1. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản;
b) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
2. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất.
Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu hộ gia đình ông Trần M muốn chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng như: cao su, hồ tiêu… thì ông M phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân xã H hướng dẫn ông M làm đơn gửi Ủy ban nhân dân huyện Q đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình ông Trần M.
Nếu hộ gia đình ông Trần M muốn chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu phụng, vừng… thì ông M không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Q hoặc Uỷ ban nhân dân xã H.
* Phân tích chặt chẽ, trả lời rành mạch.
Tình huống 8: Anh Nguyễn Văn B có một lô đất 500 m2 do bố mẹ để lại tại xã H, ông có ý định chuyển nhượng lại cho anh Hùng. Anh Hùng cũng rất muốn mua vì lô đất này nằm ở vị trí rất thuận lợi cho kinh doanh, nhưng anh sợ nằm trong quy hoạch của xã, nên ngày 31/01/2012, anh Hùng đến UBND xã H và gặp cán bộ địa chính để hỏi thông tin về thửa đất mà anh dự kiến mua. Cán bộ địa chính chưa thông tin chính thức mà phải xin thêm ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã H về vấn đề trên. Là Chủ tịch UBND xã H, đồng chí giải quyết trường hợp này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã là một trong những nội dung được công khai để nhân dân biết.
Một phần thông tin anh Hùng yêu cầu cung cấp có liên quan đến vấn đề quy hoạch đất đai – đây là một nội dung mà chính quyền xã bắt buộc phải thông báo cho người dân. Liên quan đến nội dung này, là Chủ tịch UBND xã H, tôi chỉ đạo cán bộ địa chính hướng dẫn để anh Hùng xem các thông tin liên quan thông qua quy hoạch đất đai của xã được niêm yết công khai tại trụ sở.
Ngoài những nội dung yêu cầu phải công khai để nhân dân biết theo quy định của Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng còn quy định cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin. Khoản 2 Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do.
Như vậy, Chủ tịch UBND xã H chỉ đạo cán bộ địa chính xã thông qua hồ sơ địa chính do mình quản lý có thể hỗ trợ người dân bằng việc cung cấp những thông tin mình nắm được.
Ngoài ra, nếu anh Hùng muốn biết các thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và tình trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất liên quan thì hướng dẫn anh Hùng liên hệ với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng để xin cung cấp thông tin, vì: theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất.
* Phân tích chặt chẽ, trả lời rành mạch.
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ câu hỏi cuộc thi Dân vận khéo Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cuộc thi dân vận khéo tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.