Bạn đang xem bài viết Bị thủy đậu khi mang thai, mẹ bỉm sẽ đối mặt với những rủi ro gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thai phụ nhiễm thủy đậu có thể gây ra nhiều hậu quả cho mẹ và bé. Vậy những hậu quả đó là gì? Cách phòng tránh và cách xử lý bệnh thủy đậu ra sao? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn nhé!
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu (trái rạ) là loại bệnh do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus gây ra. Thủy đậu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh. Bệnh thường xảy nhiều ra ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.
Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần. Triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết của bệnh là: Nóng sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước trên cơ thể, đường kính bóng nước khoảng 2 – 5mm.
Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không có biến chứng, sau đó các nốt rạ khô dần, bong vảy và không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng thì có thể để lại sẹo.
Bệnh thủy đậu thường không nguy hiểm ở trẻ em. Nhưng có 1 – 2 trong 10 phụ nữ mang thai (khoảng 10 – 20%) nhiễm thủy đậu dạng viêm phổi rất nguy hiểm.
Thủy đậu có thể gây ra những tác hại gì cho mẹ và thai nhi?
Phụ nữ bị thủy đậu trong thời gian mang thai thường có diễn biến bệnh phức tạp hơn so với người không mang thai. Bị thủy đậu trong thời gian này, bà bầu có thể mắc những biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim,… hay thậm chí bị tử vong.
Trong số những biến chứng kể trên thì viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do thủy đậu sẽ phát triển trong vòng khoảng một tuần sau khi phát ban.
Bị thủy đậu trong thời gian mang bầu không những ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn có tác hại đến thai nhi. Bà Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu không may nhiễm vi rút thủy đậu sẽ gây hội chứng thủy đậu bẩm sinh cho thai nhi. Đây là hội chứng rất nguy hiểm, gây dị tật cho thai nhi, ví dụ dị tật ở sọ, dị tật gây bại não và đục thủy tinh thể…”.
Những bóng nước vỡ và để sẹo ở da là biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Những bất thường khác có thể xảy ra do thủy đậu bẩm sinh là:
- Bất thường về thần kinh: Trí tuệ kém, đầu nhỏ, não úng thủy, co giật,…
- Bất thường về mắt: Đục thủy tinh thể, teo dây thần kinh thị giác, viêm màng võng mạc, nhãn cầu nhỏ,…
- Bất thường các chi: Teo hoặc liệt tứ chi
- Bất thường về tiêu hóa: Tắc ruột, trào ngược dạ dày và thực quản,…
Hơn thế nữa, nếu mẹ bầu mắc thủy đậu trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau khi sinh thì bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu do lây lan từ mẹ. Lúc này, tỉ lệ tử vong bé sơ sinh sẽ lên đến 25 – 30% trong số các bé sơ sinh bị nhiễm.
Các cách xử trí khi mắc thủy đậu cho mẹ bầu
Khi mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và lấy thuốc. Bên cạnh đó, thai phụ nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi dưỡng sức và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa. Trong trường hợp có biểu hiện sốt thì nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ.
Không những vậy, giữ thân thể sạch sẽ và tránh làm vỡ bóng nước trên da là điều rất cần thiết lúc này vì nếu vỡ bóng nước sẽ gây ra nguy cơ bội nhiễm cao.
Đối với mẹ bầu nhiễm bệnh thủy đậu có diễn biến nặng thì cần phải nhập viện chăm sóc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Để chủ động phòng ngừa thủy đậu, ngoài tiêm chủng ngừa thủy đậu, bộ Y tế khuyến cáo thực hiện các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh thủy đậu
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý
- Giữ vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ và thông thoáng
- Nếu tiếp xúc với người mắc bệnh, nên báo ngay cho bác sĩ để được điều trị bằng thuốc có kháng thể thủy đậu
Đặc biệt, tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Để tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín đã được cấp phép về tiêm chủng để được bảo đảm an toàn. Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng VNVC và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là 2 địa chỉ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thủy đậu uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các trạm y tế quận, huyện hoặc trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh thành để tiêm nhé!
Trên đây là chia sẻ của Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn về các vấn đề liên quan đến bệnh thủy đậu đối với mẹ bỉm sữa. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi được những kiến thức bổ ích. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Nguồn: vinmec.com
Chọn mua các loại sữa tắm tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn để vệ sinh cơ thể nhé:
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị thủy đậu khi mang thai, mẹ bỉm sẽ đối mặt với những rủi ro gì? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.