Bạn đang xem bài viết Bí kíp trồng cây đu đủ trong chậu mùa nào cũng có trái ăn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đu đủ là một loại quả dường như đã quen thuộc với chúng ta, với vị ngọt tự nhiên thanh mát nên đã được rất nhiều người ưa chuộng. Sau đây hãy cùng Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tìm hiểu về cách trồng cây đu đủ trong chậu mà mùa nào cũng có trái ăn nhé.
Vật dụng cần có
- Chậu sứ, thùng xốp (kích thước tối thiểu 90 x 40 x 40cm)
- Đất trồng
- Giống
Mẹo hay
Mẹo chọn hạt giống
– Bạn nên chọn giống đu đủ lai F1, loại chuyên trồng làm cây cảnh có các đặc điểm như: Cây lùn, lóng đốt ngắn, giống sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, sai hoa, nhiều quả, chất lượng quả cao thường các giống này sẽ có nguồn từ Đài Loan hoặc Thái Lan.
– Nếu mua quả giống ở chợ, chọn quả chín, cắt bỏ phần đầu và phần cuống quả, lấy hạt ở phần giữa quả thả ngay vào nước, chọn hạt đen và chìm, rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo ngay.
Mẹo chọn đất trồng
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu,…
Bạn cần chọn chậu phải có lỗ thoát nước, để đảm bảo cây có thể thoát nước tốt.
Cách trồng cây đu đủ trong chậu
Bước 1 Ủ hạt
Bạn ngâm hạt trong nước khoảng 5 giờ ở nhiệt độ 40 độ C, sau đó trải hạt ra bao vải cotton ẩm 4-5 ngày đến khi hạt nảy mầm đều thì ta có thể tiến hành gieo hạt.
Bước 2 Gieo hạt
Bạn tiến hành gieo 2 – 3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm hoặc sâu bệnh phá hại. Sau 10 – 15 ngày đu đủ sẽ nảy mầm.
Nếu bạn chọn mua giống cây đã gieo ươm trong bầu sẵn thì ta nên chọn cây giống to mập, khỏe, sạch bệnh.
Bước 3 Cho vào chậu
Khi đu đủ trong bầu đã ra từ 4 – 5 cặp lá và có chiều cao khoảng 10 – 15cm thì ta đem trồng vào chậu. Dùng dao sắc rạch nhẹ để gỡ bỏ vỏ nilon (không làm vỡ bầu).
Đặt cho bầu và cây giống nằm ngang trên mặt đất, sau đó vun đất quanh bầu và nén chặt gốc. Cuối cùng là tưới nước để giữ ẩm cho cây.
Sau khi đã trồng xong bạn dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ lúc trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Cách chăm sóc cây
Cách chăm sóc
Bạn cần tưới nước để giữ ẩm cho cây ngày 1 – 2 lần, dùng rơm hoặc rạ để che phủ mặt chậu hạn chế bốc thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây.
Sau khi cây đã trồng được 15 ngày, ta tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế… Và cứ 15 ngày ta tiến hành bón đợt tiếp theo.
Thu hoạch
Đu đủ sau khi trồng được 9 tháng là ta có thể thu hoạch. Nếu bạn thu quả để ăn tươi thì nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt chất lượng sẽ ngon nhất.
Không nên thu quá sớm quả ăn sẽ nhạt và đu đủ có thể cho thu hoạch quanh năm.
Món ngon với đu đủ
Chân bò hầm đu đủ
Món chân bò hầm đu đủ là sự kết hợp của nước hầm vừa ăn của chân bò dai mềm với đu đủ ngon ngọt. Đây chắc chắn sẽ sẽ là một món khiến bữa cơm gia đình thêm ngon miệng, ăn kèm với nước mắm chấm để tăng thêm hương bị bạn nhé.
Gỏi đu đủ
Món gỏi đu đủ chua chua ngọt ngọt cay cay, là một món ăn khai vị cực kỳ ngon miệng và hấp dẫn cho bữa tụ họp cuối tuần của gia đình bạn đấy!
Canh đu đủ hầm xương
Món canh đu đủ hầm xương nóng hổi thơm nức mũi với vị canh thanh ngọt, đậm đà từ xương và đu đủ tiết ra một cách tự nhiên nên rất bổ dưỡng. Phần xương và đu đủ chín đều thấm gia vị càng khiến món canh thêm hấp dẫn và đưa cơm.
Trên đây là bí kíp trồng cây đu đủ trong chậu mùa nào cũng có trái ăn mà Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn trồng được cây đu đủ thành công nhé.
Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bí kíp trồng cây đu đủ trong chậu mùa nào cũng có trái ăn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.