Bạn đang xem bài viết Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý khi bị chó cắn nhanh, an toàn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý vết thương khi bị chó cắn đúng cách và được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các cách xử lý viết thương khi bị chó cắn từ A-Z.
Bị chó cắn nên làm gì?
Phân loại mức độ vết chó cắn
Mức độ vết chó cắn được phân thành 5 mức độ, cụ thể:
Mức độ 1: Răng của chó không chạm vào da.
Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng phần da chưa bị rách.
Mức độ 3: Vết thương hở có số lượng từ 1 – 4, nông trên da.
Mức độ 4: 1 vết chó cắn nhưng gây từ 1 – 4 vết thương hở, có 1 vết thương thủng sâu.
Mức độ 5: Có nhiều vết chó cắn, bao gồm một số vết thương thủng sâu, do bị chó cắn mạnh bạo.
Sơ cứu nhanh tại chỗ khi bị chó cắn
Điều đầu tiên cần làm sơ cứu tại chỗ ngay lập tức theo các cách sau
Bước 1: Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Virus dại có tốc độ di chuyển rất nhanh 0,3 mm/h, với cách này nó ngăn chặn virus dại xâm nhập vết thương.
Bước 2: Rửa sạch lại vết thương với cồn 70%, dung dịch cồn iot hoặc những thuốc tương tự (nếu có). Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
Bước 3: Nâng cao vùng bị thương và cầm máu. Đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Lưu ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Sau đó cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Những điều cần biết về tiêm ngừa chó cắn mà bạn không nên bỏ qua
Tiêm vaccine phòng dại khi bị chó cắn
Có những trường hợp sau cần tiêm phòng dại ngay sau khi bị chó cắn:
- Chó cắn chảy máu, vết cắn sau và có nhiều vết thương, vết cắn gần thần kinh trung ương như đầu, mắt, cổ, hoặc ở vùng có nhiều dây thần kinh tập trung như đầu chi, bộ phận sinh dục.
- Chó gây ra vết xước, liếm trên vùng da bị tổn thương, niêm mạc
- Chó tại thời điểm cắn có triệu chứng dại hoặc không theo dõi được sau khi cắn người.
Thời gian tiêm vaccine phòng dại sau khi bị chó cắn nên trong 24 giờ sau khi bị chó cắn. Để phòng bệnh dại, người bệnh cần thực hiện những điều sau:
- Cần rửa kĩ vết thương trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc dưới nước sạch sau khi bị chó cắn.
- Sau đó bạn dùng cồn 45 – 70 độ hoặc cồn i ốt để sát khuẩn, giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, sữa tắm để rửa vết thương.
- Cuối cùng đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng dại, tiêm sớm để hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể, tiêm trong vòng 24 giờ.
Triệu chứng của bệnh dại khi bị chó cắn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.
Bệnh dại tiến triển theo hai giai đoạn kèm theo các triệu chứng như:
Giai đoạn tiền triệu chứng: Kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Người bệnh có biểu hiện sợ hãi, cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, thấy tê và đau tại vị trí vết thương nơi virus xâm nhập.
Giai đoạn viêm não: bệnh nhận bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, các cảm giác kích thích gia tăng như sợ ánh sáng, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.
Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.
Tham khảo thêm: Cách nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh dại ở người
Cách phòng ngừa chó cắn và bệnh dại
Cách phòng ngừa bệnh dại
Thứ nhất, bạn cần phải xử lý vết thương bị chó cắn, do đó nếu vết cắn càng gần não thì thời gian phát bệnh càng nhanh. Vì vậy cần rửa ngay vết thương vói cồn, xà phồng,…trong 15 phút để rửa sạch vết thương
Thứ hai, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nơi có vaccine để phòng ngừa bệnh dại để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Thứ ba, cần kiểm tra tình trạng con vật. Nếu vật nuôi không biểu hiện dại thì chích ngừa giúp tăng đề kháng, nếu con chó bị dại thì cần tiêm huyết thanh và vaccine để phòng dại.
Cách phòng ngừa chó cắn
Nếu nhà có nuôi chó, mèo…cần phải cho vật nuôi đi chích ngừa định kỳ và phải kiểm soát vật nuôi như xích nhốt, không thả rông ngoài đường. Nếu cho ra đường phải rọ mõm.
Vật nuôi nếu có dấu hiệu như sau thì có thể đã bị bệnh dại:
Nếu người thân hoặc bản thân bị chó dại cắn cần xử lý vết thương ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Ở nước ta phần lớn chó nuôi không được tiêm phòng dại, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Vì vậy mà số lượng người bị bệnh dại mỗi năm càng tăng lên. Hy vọng thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã trang bị cho mình những kiến thức về bệnh dại cũng như cách xử lý vết thương khi bị chó cắn. Hãy tuy truyền cho những người xung quanh biết và ý thức hơn về căn bệnh này!
Nguồn: Vinmec
>> Mua dụng cụ huấn luyện chó ở đâu?
>> Cách để huấn luyện chó ngồi im theo lệnh của chủ
>> Cách huấn luyện chó bảo vệ chủ hiệu quả
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị chó cắn nên làm gì? Cách xử lý khi bị chó cắn nhanh, an toàn tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.