Bạn đang xem bài viết Bệnh Zona thần kinh và những điều cần biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo thống kê, hằng năm tỉ lệ người mắc bệnh Zona thần kinh tăng lên từ 1,5 – 3%. Việc tìm hiểu Zona thần kinh sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm triệu chứng và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh zona thần kinh là gì?
Zona thần kinh là một bệnh do virus Vacirella Zosterirus gây nên, đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu, sau khi điều trị khỏi, virus có thể vẫn còn ẩn trong hệ thần kinh nhiều năm, khi có điều kiện thuận lợi, bệnh zona sẽ bùng phát. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính.
Nguyên nhân gây bệnh
Như đã nói ở trên, đây là bệnh do virus gây ra, và có thể gặp ở mọi đối tượng, những người đã từng bị thủy đậu có nguy cơ cao tái phát thành zona sau khi điều trị, thời gian không cố định, có thể từ vài năm đến hàng chục năm. Điều kiện thuận lợi khiến cho bệnh tái phát đến nay vẫn chưa được làm rõ, có thể do các nguyên nhân như sau:
– Trên 50 tuổi: bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng một nửa những người 80 tuổi trở lên sẽ bị bệnh zona.
– Một số bệnh nhất định. Bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin…), tiểu đường, ung thư, viêm não – màng não, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh.
– Thuốc được dùng để ngăn thải ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nếu sử dụng lâu dài, chẳng hạn như thuốc steroid prednisone.
– Khi đó virus sẽ từ các hạch thần kinh lan theo dọc các dây thần kinh và bộc phát thành bệnh ở vùng da tương ứng với dây thần kinh.
Triệu chứng của bệnh
Trước khi tổn thương nhìn thấy được từ một đến năm ngày, thường có cảm giác báo hiệu như: rát dấm dứt, đau vùng sắp phát ban kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như sốt, mệt mỏi, đau đầu…
Giai đoạn sau đó, khi bệnh đã khởi phát: thường bắt đầu là các mảng đỏ, phù nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm, về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn).
Trước hoặc trong lúc phát ban ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tương ứng và đó là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.
Những biến chứng bệnh có thể gây ra
Biến chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau bệnh zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.
Nhiều trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, sưng bóng lên và rất đau; viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu… do điều trị sai bệnh zona thần kinh.
Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì zona có thể làm giảm thị lực. Nếu tổn thương vào dây thần kinh thị giác sẽ gây mù mắt. Zona tấn công vào tai, có thể giảm thính lực.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona nếu không được điều trị đúng đắn dẫn đến bội nhiễm vết thương trên có thể gây hại cho thai nhi.
Điều trị bệnh
Điều trị zona tốt nhất là trong vòng 48 giờ tính từ khi có tổn thương da. Nếu điều trị trong vòng 1 tuần đầu thì kết quả cũng khá tốt. Điều trị càng muộn, nguy cơ biến chứng càng nhiều. Trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng thuốc mà không đủ liều thì coi như chưa được điều trị.
Liệu pháp đầy đủ trị bệnh zona thần kinh gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc kháng virut.
Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc trị cho bệnh zona nhưng sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự lan rộng của virus, cần dùng càng sớm càng tốt từ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona để đạt hiệu quả điều trị cao.
Các thuốc uống thuốc kháng virut thường được chỉ định như: acyclovir, valacyclovir và famciclovir, có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau sau tổn thương, thuốc có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy,.. nên bệnh nhân cần lưu ý.
Bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau nặng hay đau dai dẳng, lúc đó các thuốc giảm đau sẽ được chỉ định như: acetaminophen và ibuprofen, naproxen… Nếu bệnh nhân đau cấp trong lúc bệnh đang tiến triển thì có thể uống thêm các thuốc giảm đau thần kinh phối hợp như: gabapentin hoặc pregabalin trong thời gian từ 1-3 tuần.
Thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat…), có thể dùng kèm kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại tổn thương da.
Các corticoid đường uống và bôi có thể được dùng để giảm viêm. Nếu các vết mụn nước xuất hiện vùng đầu mặt, thuốc có tác dụng ngăn sự phù nề có thể gây ra bởi virut tác động vào dây thần kinh sọ não vùng đầu mặt nông.
Khi tổn thương da ướt, tiết dịch nhiều thì bôi các chế phẩm dạng dung dịch như jarish, dalibour, các dung dịch kháng sinh. Khi tổn thương da khô hơn thì có thể bôi kem acyclovir. Nếu có nhiễm trùng thì bôi thêm các mỡ kháng sinh như foban, bactroban.
Vacxin ngừa varicella-zoster có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona ở người trên 60 tuổi, đã bị bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nó không nhằm để chữa trị cho những người đang có bệnh.
Những điều cần lưu ý trong điều trị:
Trong khi đang bị bệnh, bệnh nhân vẫn tắm rửa bình thường, giữ vùng da bị tổn thương sạch sẽ khô ráo. Mặc quần áo rộng để tránh cọ phải vết thương khiến vết thương bị vỡ và lây lan. Tránh tiếp xúc da – da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn thứ phát và có thể để lại sẹo.
Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vùng da tổn thương rỉ mủ khoảng 7, 8 lần/ngày, mỗi lần trong khoảng 20 phút để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bội nhiễm. Ngưng sử dụng băng ép khi tổn thương da đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
Tuân thủ và uống đúng và đủ thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Khi thấy những triệu chứng mới hoặc không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bệnh zona thần kinh có thể dự phòng được không?
Không có cách nào để dự phòng bệnh này, thực tế vẫn có vacxin phòng virus Vacirella Zosterirus ngăn ngừa bệnh thủy đậu và nó có thể giảm nguy cơ mắc zona ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, nhưng vẫn có một vài nguy cơ từ việc tiêm vacxin, do vacxin là virus đã bị bất hoạt, nó có thể giữ cho virus ở trạng thái đó để không gây bệnh nhưng nó cũng tương tự với thể bất hoạt của virus còn ẩn trong cơ thể người sau khi bị thủy đậu có thể được tái hoạt nếu gặp điều kiện thuận lợi, nên việc tiêm phòng vacxin cũng được giới hạn chỉ định trên một số đối tượng như: phụ nữ đang mai thai, người có vấn đề về hệ miễn dịch như mắc bệnh HIV/AIDS, các bệnh về máu, xạ trị,… Loại vacxi này vẫn đang được nghiên cứu để có thể phòng bệnh zona trong tương lai.
Như đã đề cập ở trên, zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, vì vậy nó có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm,…
Tuy nhiên, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu sẽ không bị nhiễm zona thần kinh từ người khác, nhưng nếu đã bị zona thì có thể mắc bệnh ở những lần sau.
Bệnh zona thần kinh là một dạng bệnh do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm, nguy cơ tiềm ẩn của nó là đã từng mắc bệnh thủy đậu, và dù không có cách phòng tránh đặc biệt hữu hiệu nhưng bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như không dùng chung vật dụng cá nhân, giữ vệ sinh sạch sẽ,… khi tiếp xúc với người bệnh hay đang trong đợt dịch xảy ra, với người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nên tiêm phòng vacxin để giảm nguy cơ. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sớm để được tư vấn và hướng dẫn điều trị đúng đắn, tuân theo lời khuyên bác sĩ và không nên tự ý điều trị để tránh làm bệnh nặng hơn.
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh Zona thần kinh và những điều cần biết tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.