Bạn đang xem bài viết Bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chàm là một bệnh ngoài da, chiếm 1/4 số lượng về bệnh ngoài da thường gặp. Có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của như thẩm mỹ của người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này cùng An Khang nhé.
Thuật ngữ y khoa: Chàm – Eczema
Tên thường gọi: Chàm
Chuyên khoa: Da liễu
Đối tượng bệnh nhân: Mọi đối tượng
Bệnh chàm là gì?
Chàm là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh, tiến triển từng đợt hay tái phát, biểu hiện bằng đám mảng đỏ da, mụn nước và ngứa. Nếu bị bệnh chàm, bạn có thể phải đối mặt với các triệu chứng như ngứa nghiêm trọng (đặc biệt vào ban đêm), da khô và có vẩy màu đỏ đến nâu nhạt, các vết bớt nhỏ gây chảy nước nếu bị trầy xước. Những triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông.
Chàm chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và thẩm mỹ người mắc bệnh.
Bệnh này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, thường gặp nhất ở đầu gối, khuỷu tay hoặc cẳng tay, cũng như mặt, cổ, cổ tay, da đầu, cánh tay, chân, ngực và lưng.
Triệu chứng của bệnh chàm
Giai đoạn tấy đỏ: Bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.
Giai đoạn nổi mụn nước: Ban đầu, da đỏ lên và các mụn nước li ti được hình thành và lan rộng ra các vùng da lành khác. Mụn nước có chứa dịch trong, xuất hiện dày đặc gây cảm giác ngứa, rát.
Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
Giai đoạn da nhẵn: Đó là khi sau một thời gian lớp vảy của huyết thanh đọng trên da bị bong ra và để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.
Giai đoạn bong vảy da: Lớp da mỏng trên rạn nứt và bong vảy sau đó tăng sắc tố da và dày hơn. Sau thương tổn da sẽ trở lại bình thường và không dể lại sẹo trên da.
Nguyên nhân gây bệnh chàm
1. Cơ địa
Mang tính chất di truyền là nhiều. Trong gia đình có người mắc bệnh, tiền sử có người mắc bệnh sẽ di truyền. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh (về cận lâm sàng sẽ thấy CTM: tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân).Nhiều tác nhân từ các bệnh bên trong như: Viêm đại tràng, các bệnh liên quan tới thân, viêm xoang, xơ gan,…
2. Dị ứng nguyên
Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.
Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,…Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.
Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc.
Nhiều loại cây có những thành phần gây ra bệnh chàm cho người bệnh như: rau tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần, sơn.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.Một nguyên nhân gây bệnh chàm phổ biến nữa đó là do đề kháng cơ thể của bệnh nhân yếu, việc ăn uống không lành mạnh cũng là tác nhân quan trọng gây ra bệnh.
Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
Biến chứng khi mắc bệnh chàm
1. Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh chàm. Tình trạng này chủ yếu do nhiễm liên cầu khuẩn hay nhiễm tụ cầu khuẩn gây ra. Người mắc bệnh chàm thường sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch giảm lại vệ sinh da không sạch, nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Hành động gãi khi ngứa khiến da bị tổn thương nặng gây ra tình trạng viêm nhiễm, gây nhiễm trùng da. Nếu người bệnh không có cách xử lý kịp thời có thể khiến bệnh nặng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có trường hợp gây tử vong.
2. Nhiễm virus
Nhiễm virus là biến chứng dễ gặp nhất ở bệnh chàm do virus gây mụn rộp và virus sinh dục Herpes gây nên, còn gọi là Herpes Simplex virus. Loại virus này nếu không được chữa trị sớm có thể lây lan và phát triển trên diện rộng, khiến bện ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng kèm theo khi Herpes Simplex virus hoạt động đó là trên da xuất hiện các nốt phồng rộp, lớp vảy và người bệnh có hiện tượng sốt. Do đó, khi bị nhiễm virus, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh.
3. Bệnh chàm gây biến chứng ở mắt
Bệnh eczema khi biến trở nặng sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm cho mắt như đục thủy tinh thể, xuất hiện một nếp gấp da do mí mắt dưới bị phù nề. Bên cạnh đó, bệnh còn gây kích thích giác mạc, rối loạn giác mạc do sự thoái hóa và suy yếu giác mạc.
Điều trị bệnh chàm
Do chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên việc điều trị cũng khó có thể trị dứt điểm, các phương pháp điều trị hiện nay kiểm soát các triệu chứng và phòng tránh bệnh tái phát. Cách điều trị chủ yếu là dùng cách thuốc bôi bên ngoài như thuốc chống viêm, dưỡng ẩm.
Điều trị bệnh chàm chủ yếu nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa hoặc trị liệu tình trạng bội nhiễm (nếu có) và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Bệnh được điều trị tùy theo độ tuổi và tình trạng của bệnh.
Các loại thuốc bôi tại chỗ gồm: Dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh metylen, milian… Hoặc bạn cũng có thể dùng kháng sinh dạng mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Lưu ý, bạn không nên dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid trong các trường hợp bị chàm nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp chàm có viêm da mủ cần phải được điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh, chống dị ứng (amoxicilin, cephalosporin…).
Do bệnh chàm là một bệnh mãn tính vì thế thời gian điều trị rất dai dẳng, vì thế ngoài các loại thuốc của y học hiện đại, các loại thuốc đông y cũng được áp dụng bởi độ lành tính, ít tác dụng phụ.
Phòng tránh bệnh chàm hiệu quả
1. Chú ý dưỡng ẩm da
Khô da là một trong những yếu tố rất có hại cho da và là điều kiện thuận lợi giúp cho nhiều bệnh ngoài da bùng phát, trong đó có các bệnh ngoài da như chàm. Chính vì vậy việc giữ độ ẩm trên da là rất cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm da bùng phát.
Thời điểm tốt nhất để dùng các sản phẩm dưỡng ẩm là sau khi tắm. Đây là thời điểm mà da của bạn dễ giữ được độ ẩm tự nhiên. Ngoài thời điểm sau khi tắm, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da có dấu hiệu khô. Đặc biệt nên chú ý bổ sung độ ẩm cho da vào những thời điểm giao mùa, không khí khô và lạnh.
2. Tránh các yếu tố dễ gây kích ứng da
Nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm cơ địa có thể đến từ nhiều yếu tố trong cuộc sống. Điển hình là một số yếu tố thường gặp như:
– Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng da.
– Các yếu tố kích ứng dễ lan tỏa trong không khí như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc, bụi,…
– Các động vật, côn trùng nhỏ, các kí sinh trùng có khả năng xâm nhập vào da.
– Một số loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp.
– Kiểm tra các yếu tố kích ứng có thể xảy ra quanh nơi bạn sinh sống và cố gắng tránh tối đa là một trong những cách để giúp bạn hạn chế được nguy cơ bùng phát bệnh chàm da cũng như nhiều bệnh ngoài da khác.
3. Chú ý tắm đúng cách
– Tắm đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh chàm da. Khi tắm, bạn cần chú ý thực hiện đúng 3 lưu ý sau:
– Không tắm với nước quá nóng, chỉ nên tắm với nước ấm vừa phải.
– Khi tắm cần tránh chà xát nhiều lên da vì sẽ dễ để lại tổn thương ngoài da.
– Sử dụng các loại xà phòng, sản phẩm vệ sinh da phù hợp để giúp tránh kích ứng da không mong muốn.
– Bổ sung độ ẩm cho da sau khi tắm để da giữ được sự mềm mại, giảm nguy cơ da khô và bong tróc.
4. Tránh gãi lên da
Gãi chỉ có thể giúp bạn giảm ngứa tạm thời khi bị ngứa da. Tuy nhiên khi bạn gãi có thể làm cho những tổn thương da nặng hơn. Gãi lên da cũng sẽ kích hoạt một vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – phát ban ngoài da. Đây cũng là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chàm có thể bùng phát. Thay vì gãi lên da, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm ngứa khác như chườm mát để làm dịu da sẽ tốt hơn cho tình trạng da của bạn.
5. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể
– Các sản phẩm chăm sóc da và cơ thể mà bạn sử dụng hằng ngày như mỹ phẩm, xà phòng, sản phẩm tóc, nước hoa, kem cạo râu,… có thể chứa một số thành phần gây kích ứng da. Do đó khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể khiến cho tình trạng chàm da bùng phát.
– Cách tốt nhất để biết sản phẩm nào là tốt nhất cho làn da của bạn là dùng thử một ít các sản phẩm này trên một vùng da nhỏ để kiểm tra mức độ kích ứng trước khi sử dụng trên những vùng da khác. Với người có cơ địa nhạy cảm, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da nhạy cảm để tránh kích ứng
Bệnh chàm là một bệnh da liễu thường gặp, những biến chứng của căn bệnh này khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh chàm, bạn nên gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị sớm nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra nhé.
An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.