Bạn đang xem bài viết Bé uống sữa hay bị nôn, nguyên nhân và cách khắc phục? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nôn trớ sinh lý (trào ngược dạ dày)
Là tình trạng thường thấy ở 60% trẻ sơ sinh và nhũ nhi khỏe mạnh. Nó có đặc điểm như trẻ không nôn nhiều, không nôn vọt, bé chỉ nôn ra thức ăn lỏng…
Nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện. Khi mới chào đời dạ dày bé vẫn còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, thể tích dạ dày nhỏ; thức ăn trong giai đoạn này của bé chủ yếu ở thể lỏng, bé lại hay nằm, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé dễ nôn trớ.
Tình trạng nôn trớ trào ngược thường giảm dần khi bé được 12 – 18 tháng tuổi.
Ngoài ra, nôn trớ sinh lý còn do những tác động bên ngoài như:
Bé bú quá nhiều
Dạ dày của bé còn khá nhỏ, hệ tiêu hóa cũng phát triển chưa hoàn thiện nên nếu bú quá nhiều trong 1 lần dễ khiến bé nôn trớ.
Nguyên do này dễ gặp hơn ở các bé bú bình, lượng sữa xuống nhanh và nhiều, bé không chủ động trong việc ngưng bú, có thể bú trên mức nhu cầu.
Nếu bé bú bình, mẹ xem chia nhỏ lượng sữa thành nhiều cữ bú cho bé, để bé không bú quá no trong 1 lần.
Nếu bé bú mẹ, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu. Cách bú: nên cho bé bú bên trái trước (bé nằm nghiêng bên phải), sau đó cho bú bên phải (bé nằm nghiêng bên trái). Như thế sữa sẽ dễ xuống dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.
Để bé nằm ngay sau khi bú
Nếu ngay khi vừa bú no mẹ cho bé nằm ngang thì tình trạng trào ngược rất dễ xảy ra.
Tốt nhất, hãy giữ trẻ ở tư thế cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê hơi cao đầu, tránh đùa giỡn quá nhiều với bé sau khi bú.
Tư thế ngủ sai cách
Tư thế ngủ sai cách cũng có nguy cơ làm tăng trào ngược dạ dày.
Mẹ nên nâng đầu bé lên cao góc 30 độ. Ở độ nghiêng này, thức ăn trong dạ dày sẽ không bị trào ngược lên lúc bé ngủ.
Để bé nuốt nhiều không khí khi bú bình hay do ngậm ti giả
Khi bú bình, nên để sữa ngập hết bầu vú của bình sữa, tránh tình trạng bé bú sâu và bú lượng không khí lớn vào dạ dày, nó làm tăng khả năng trào ngược.
Việc ngậm ti giả cũng dễ đưa lượng không khí vào dạ dày của bé, bé sẽ dễ nôn trớ khi ngậm ti giả sau cữ bú.
Pha sữa không đúng cách
Nhiệt độ nước không đủ để làm chín sữa khiến sữa khó tiêu, dạ dày bé làm việc vất vả hơn và dễ gây khó chịu, nôn trớ.
Sữa mới không “hợp” với bé
Bé có thể bị dị ứng với thành phần nào đó của sữa, khiến hệ tiêu hóa của bé gặp rắc rối. Có thể ngoài nôn trớ, bé còn kèm thêm các tình trạng khác như đi ngoài nhiều hay khó đi ngoài, xuất hiện các biểu hiện dị ứng…
Nôn trớ bệnh lý
Thường là tình trạng nôn trớ kéo dài, nôn trớ kèm theo các biểu hiện bất thường khác như chướng bụng, đau bụng quằn quại, co giật, tiêu chảy, xuất hiện máu khi nôn trớ…
Bé có thể đang mắc phải các bệnh như: viêm dạ dày, ngộ độc, tắc ruột, nhiễm trùng tiết niệu, lồng ruột (một khúc ruột di chuyển và chui vào lòng của khúc ruột khác), hẹp phì đại môn vị (bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bẩm sinh ở trẻ),…
Khi trẻ nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, ba mẹ không nên tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, thay vào đó nên nhanh chóng đưa bé thăm khám ở các cơ sơ y tế để xác định cụ thể nguyên nhân và cách điều trị.
Tham khảo thêm: 5 mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn
Nôn trớ không hiếm gặp ở trẻ, nhưng nếu ba mẹ biết chăm trẻ đúng cách có thể giảm tình trạng nôn trớ do trào ngược. Với những trường hợp nôn trớ kèm dấu hiệu bất thường, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám.
Kinh nghiệm hay Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bé uống sữa hay bị nôn, nguyên nhân và cách khắc phục? tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.