Bạn đang xem bài viết Bật mí phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên chế độ ăn đa dạng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật là giúp trẻ hình thành kỹ năng nhai nuốt tốt, sớm biết dùng nĩa, thìa, tự chọn thức ăn và giúp trẻ làm quen với các mùi vị thức ăn.
Khi cho ăn theo phương pháp này, phải tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, cho trẻ chọn lựa món trẻ thích, tránh ép ăn khiến trẻ trở nên sợ ăn.
Xác định mục tiêu rõ ràng của việc ăn dặm theo kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc được nuôi trồng như rau củ, hoa quả, cá, thịt… Không dùng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Mục tiêu của phương pháp này là giúp trẻ phát triển bình thường, không bị béo phì và cân bằng giữa các chất. Đặc biệt, xây dựng cho trẻ một chế độ ăn ít đạm. Trẻ trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng, chỉ nên tiêu thụ nhiều nhất là 20g đạm/ngày.
Cách ăn dặm kiểu Nhật đúng cách cho bé
Khi cho trẻ ăn dặm, không dùng xương, thịt để nấu nước súp chế biến thức ăn mà nên dùng cá khô bào, rong biển để nấu, những thành phần này có hàm lượng canxi cao. Hoặc các loại rau củ rất tốt cho trẻ như cà rốt, bắp cải, củ cải, bí đỏ…
Tùy theo sự phát triển của trẻ mà chọn thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm. Khi được 5 – 6 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi được nếu có hỗ trợ. Đây là lúc mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm.
Những điều cần lưu ý khi cho con ăn dặm theo phương pháp Nhật
Giai đoạn 5 – 6 tháng
Khi mới bắt đầu ăn dặm, cho trẻ ăn cháo loãng, nghiền nhuyễn để trẻ dễ nuốt và không bị nghẹn.
Sau khi trẻ quen với thức ăn dạng lỏng, thêm một số loại rau củ quả loại dễ tiêu hóa đã được hấp chín và ghiền nhuyễn.
Sữa vần là nguồn dinh dưỡng chính nên mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 lần. Nếu trẻ tỏ ra không thích, không nên ép. Hãy ngưng khoảng 2 – 3 ngày rồi lại tiếp tục.
Giai đoạn 7 – 8 tháng
Trẻ 7 – 8 tháng tuổi đã có thể nuốt thức ăn đặc. Mẹ nên thay đổi các loại rau củ quả thường xuyên nhằm kích thích vị giác của bé. Ngoài cháo, mẹ có thể cho bé ăn bún, miến, mì, nui… nấu mềm để thay đổi khẩu vị. Nên cho bé tập xúc, bốc thức ăn để giúp bé biết tự giác trong ăn uống
Ở giai đoạn này, hãy cho trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn hơn như thịt gà, đậu, các loại cá, nấm… là nguồn cung cấp đạm dồi dào.
Ngoài sữa, trẻ cần ăn thêm 2 cữ ăn dặm mỗi ngày. Nên cho bé ăn tráng miệng với chuối, đu đủ, xoài nạo nhuyễn, sữa chua, phô mai hay nước cam pha loãng…
Giai đoạn 9 – 11 tháng
Trẻ ở độ tuổi này đã ăn dặm được vài tháng nên khả năng nuốt thức ăn khá thành thạo. Nhiều trẻ đã ăn được cháo hạt vỡ hoặc cơm nát.
Trẻ 9 – 11 tháng tuổi, có thể ăn thêm các loại thịt và một số hải sản như sò huyết, tôm… Ngoài hai cữ ăn chính, hãy cho bé ăn tráng miệng bằng các loại trái cây chín mềm, cắt thành từng miếng cho trẻ tự ăn. Cho trẻ ăn thêm sữa chua, phô mai và các loại bánh mềm ít ngọt.
Giai đoạn 12 – 18 tháng
Giai đoạn này nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, nên bổ sung cho trẻ 2 bữa phụ.
Thực phẩm cho trẻ ở giai đoạn này đa dạng. Hãy quan sát để biết trẻ thích món gì. Mục đích của việc này là điều chỉnh khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ cho phù hợp, đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Cần tuân thủ những gì khi cho con ăn dặm kiểu Nhật?
Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn riêng từng món để kích thích vị giác.
Khi trẻ đã quen với các loại thức ăn, các mẹ có thể trộn các loại thức ăn lại để có nhiều thay đổi đa dạng hơn.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp trẻ có chế độ ăn uống thanh đạm. Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn nhạt để sau này dễ điều chỉnh. Nếu cho trẻ ăn món nêm nếm đậm đà trước, thì trẻ sẽ không chịu ăn những món có vị nhạt, đặc biệt là thức ăn chế biến từ rau củ như rau củ luộc/hấp.
Nắm bắt tâm lý của bé
Khi tập cho trẻ ăn dặm, phải chú ý đến tâm lý của trẻ. Mỗi trẻ có tính cách khác nhau, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Do đó, cần nắm bắt rõ điều này để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tính cách của trẻ.
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, hãy tập cho trẻ ăn đúng giờ. Ngoài ra, cha mẹ phải có sự kiên nhẫn và quyết tâm. Không nên so sánh khẩu phần ăn hay khẩu vị của con mình với những đứa bé khác.
Chuẩn bị tâm lý đối với việc trẻ sẽ không chịu hợp tác. Đây chỉ là một giai đoạn khó khăn và đừng thấy áp lực.
Qua bài viết trên, các mẹ hãy chọn 1 phương pháp ăn phù hợp với con trẻ của mình, để bé thật thông minh và khỏe mạnh nhé!
Xem thêm So sánh 3 phương pháp ăn dặm cho bé hot nhất hiện nay
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bật mí phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ tại Thptlequydontranyenyenbai.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.